Lễ ký Hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan khai thông các tuyến bay thương mại trực tiếp. |
Cuối tháng 7, người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu, vốn ủng hộ tư tưởng dỡ bỏ các rào cản thương mại và giảm căng thẳng quân sự với ại lục, tuyên bố một Hiệp định thương mại Đài Loan – Trung Quốc nên được ký kết càng sớm càng tốt. Hiện hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức trong nhiều tháng qua. Trong khi đó, ông Mã cho rằng FTA giữa Trung Quốc và Đài Loan sẽ giúp Đài Loan ký các FTA với bên thứ 3 dễ dàng hơn.Lý giải cho thái độ sốt sắng của Đài Loan là những gì sẽ xảy ra vào năm tới, khi Hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có hiệu lực. Xuất khẩu của Đài Loan vào Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tăng từ 5% đến 15%. Những bất lợi càng gia tăng khi các hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) cũng được dự đoán sẽ ký kết trong tương lai gần.Một ủy ban nghiên cứu của Đài Loan nhận định, hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Đài Loan được ký kết sẽ tăng GDP của Đài Loan lên 1,65-1,72%, thậm chí còn cao hơn nữa nếu ký thêm các hiệp định về dịch vụ và đầu tư. Thêm vào đó, hiệp định cũng có thể tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức 8,9 tỷ USD trong 7 năm và tăng thêm khoảng 260 nghìn cơ hội việc làm. Thực tế, ông Mã muốn một hiệp định sơ bộ trước khi FTA của ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng một FTA chóng vánh như thế có thể phá hủy nền kinh tế Đài Loan. Dù sao đi nữa, các hiệp định thương mại tự do đang kéo Đài Loan tới gần hơn với Trung Quốc. Ông Mã đã cam kết rằng khi hiệp định được đàm phán, các nhà đàm phán sẽ không bàn đến địa vị chính trị của hòn đảo. Theo các nhà quan sát Trung Quốc, về dài hạn, Bắc Kinh hy vọng rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự thiện chí sẽ khuyến khích hòn đảo này trở về “đoàn tụ” với Đại lục. Hiệp định thương mại sẽ là phép thử cho hy vọng đó. Châu Long (Theo Economist)