Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ kinh tế EU-Belarus xấu đi, Nga vừa là bạn tốt vừa đắc lợi bất ngờ?

Mỗi năm, Nga cung cấp cho Belarus khoảng 2-3 tỷ USD, nhưng đổi lại, liệu mục đích của họ có chỉ đơn giản là tiếp quản một phần các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Belarus hay không?
EU- Belarus: Nga để mắt đến các công ty Belarus bị trừng phạt. (Nguồn: Vestnikkavkaza)
Khi quan hệ kinh tế EU-Belarus gặp vấn đề với các lệnh trừng phạt, Nga chứng tỏ là bạn tốt. Trong ảnh, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Belarus Lukashenko, năm 2015. (Nguồn: Vestnikkavkaza)

Khoản “đầu tư” lâu dài của Điện Kremlin

Vị Tổng thống đã có “thâm niên” 27 năm của Belarus, ông Aleksander Lukashenko, đang được Nga “tài trợ” khoảng 2-3 tỷ USD/năm, theo thông tin từ Tadeusz Giczan - Tổng Biên tập Nexta, một kênh Telegram đối lập của Belarus.

Ông này lưu ý rằng, Điện Kremlin cho đến nay vẫn sẵn sàng chi cho “khoản đầu tư chính trị này”. Nhưng nếu chi phí đó tăng lên 10 tỷ USD - một tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi phương Tây gia tăng các lệnh trừng phạt lên Belarus - tình hình có thể được xem xét lại?

Đưa ra luận điểm trong cuốn sách gần đây, với tiêu đề “Chủ nghĩa tư bản thân hữu của Nga: Con đường từ nền kinh tế thị trường đến chế độ tập quyền”, Anders Åslund, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington bình luận, việc tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ đối với một quốc gia khác không phải là điều quá mới lạ đối với Điện Kremlin, nhưng thời điểm này có thể tạo thành một cái bẫy phát triển cho Belarus.

Năm 2011, các công ty lớn của Nga đã triển khai những nỗ lực đầu tiên để mua lại các công ty chủ chốt của Belarus, giống như họ đã dần lấn lướt trong nền kinh tế Armenia, nhưng không hoàn toàn thành công.

Gazprom đã mua lại công ty khí đốt Belarus và một nửa đường ống dẫn khí đốt chính mà công ty này chưa sở hữu, dù nó chưa hoàn thành. Slavneft, do công ty nhà nước Rosneft của Nga kiểm soát đã nắm giữ 42,5% cổ phần của nhà máy lọc dầu Mozyr.

Hiện nay ông Lukashenko có ít lựa chọn hơn, không có sự hỗ trợ của EU và các “xúc tu” của bạch tuộc Nga sẽ siết chặt hơn xung quanh Minsk.

Chẳng hạn, nhà tài phiệt Nga Mikhail Gutseriev có thể gọi là một “người chơi lớn” trong ngành lọc dầu Belarus, trong khi ba ngân hàng quốc doanh của Nga là Sberbank, VTB và Gazprombank đều đóng vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống ngân hàng Belarus.

Nhà sản xuất hóa chất Nga Uralkhem, thuộc sở hữu của công dân Nga gốc Belarus Dmitri Mazepin, được cho là đang cố gắng mua lại công ty phân bón và hóa chất Belarus Hrodna Azot - công ty được xếp hạng là nhà xuất khẩu lớn thứ tư của Belarus.

Trong khi đó, “người khổng lồ kali” của Nga Uralkali đang để mắt tới Belaruskali thuộc sở hữu của Belarus - nhà sản xuất kali lớn nhất trên thế giới. Uralkali là đối thủ lớn của Belaruskali, luôn sẵn sàng lấn sân của nhà sản xuất Belarus, nếu sản phẩm xuất khẩu chính của họ bị trúng lệnh trừng phạt.

Uralkali được cho là đã muốn có được Belaruskali từ lâu. Vào năm 2012, Tổng thống Belarus Lukashenko được cho là đã từng nói rằng, ông ấy có thể nhận được khoản hoa hồng 5 tỷ USD từ các nhà tài phiệt Moscow (chưa rõ danh tính), nếu đồng ý bán công ty nhà nước này với giá 10 tỷ USD.

Cùng với các nhà máy lọc dầu Mozyr và Naftan, Belaruskali và Hrodno Azot hiện chiếm 2/3 xuất khẩu của Belarus sang phương Tây.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với EU

Sau vụ Belarus ép máy bay thương mại của Hàng không Ryanair (Ireland) hạ cánh khẩn cấp và bắt một nhà báo đối lập trên máy bay. Trong một tuyên bố chung, EU đã thông báo áp lệnh cấm đi lại, đóng băng tài sản với nhiều quan chức và tổ chức Belarus, trong đó bao gồm bộ trưởng quốc phòng, bộ trưởng giao thông vận tải và chỉ huy không quân của Belarus, cũng như nhiều thẩm phán và nghị sĩ.

Tháng trước, các nước EU đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt trên phạm vi rộng nhằm vào các nguồn thu chính của Belarus là xuất khẩu phân bón, thuốc lá, dầu mỏ, hóa dầu và lĩnh vực tài chính, cũng như đánh vào các ngành công nghiệp tài trợ cho chế độ Belarus như nhập khẩu vũ khí và công nghệ giám sát. Theo quan điểm của các quan chức EU, các biện pháp trừng phạt là một trong những lệnh trừng phạt khó khăn nhất mà họ từng áp đặt.

Giới quan sát cho rằng, không ai có thể cảm nhận rõ sức ép của các lệnh trừng phạt từ Brussels bằng ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Belarus - phân kali.

Bình luận về lệnh trừng phạt này, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg - Jean Asselborn, cho biết, “từ khóa quan trọng” ở đây là kali. “Chúng tôi biết, Belarus là nước có thế mạnh và tiềm năng lớn trong sản xuất kali - đây cũng là một trong những nhà cung cấp lớn nhất trên toàn cầu - và tôi nghĩ rằng, điều đó sẽ khiến ông Lukashenko chịu nhiều tổn thất, nếu bị chúng tôi nắm được một điểm quan trọng nào đó.”

Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty EU vẫn cần kali của Belarus và một khi việc xuất khẩu kali của Belarus gánh chịu trừng phạt thì lợi ích sẽ được chuyển tới các công ty của Nga. Thậm chí, cảng Klaipeda của quốc gia thành viên EU Lithuania cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ông Anders Åslund tin rằng, các biện pháp trừng phạt đối với riêng Belarus sẽ không hiệu quả. Bởi việc trừng phạt các công ty lớn do nhà nước Belarus kiểm soát, mà không đồng thời nhắm vào những đối tác Nga của họ, tức là có nguy cơ đẩy họ vào vòng tay của các công ty vốn có mối quan hệ chặt chẽ với Điện Kremlin.

Một sơ hở trọng yếu?

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan thể hiện ở kẽ hở của các biện pháp trừng phạt. Nhiều công ty châu Âu đã ký hợp đồng nhập khẩu kali của Belarus trước ngày 25/6 - ngày mà lệnh trừng phạt được thống nhất.

Lãnh đạo phe đối lập Belarus Svetlana Tikhanovskaya sớm nhận ra sơ hở này và lên tiếng kêu gọi EU sớm "đóng các lỗ hổng" đó. Tuy nhiên, dù muốn hay không, EU vẫn chiếm khoảng 8% doanh số bán hàng của Belaruskali vào năm 2020.

Công ty Belarus Potash, chi nhánh tiếp thị của Belaruskali mới đây cho biết, các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu có thể "gây ra sự sụp đổ toàn cầu" đối với thị trường phân bón, nông nghiệp và thậm chí có thể có tác động rộng rãi đến cả an ninh lương thực toàn cầu. Bởi Belarus là một trong những quốc gia sản xuất kali lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Canada, sản xuất khoảng 12 triệu tấn phân bón giàu kali mỗi năm – chiếm khoảng 20% nguồn cung toàn cầu.

Theo Interfax, xuất khẩu kali của Belarus giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 2,2 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2020. Tuy nhiên, kali chủ yếu được xuất khẩu từ cảng Klaipeda cảng biển duy nhất của Litva nằm cạnh biển Baltic - nơi xử lý 97% lượng kali xuất khẩu của Belarus. Cảng Litva kiếm được 14 triệu Euro mỗi năm từ hợp đồng vận tải với Belarus, có thời hạn đến năm 2023.

Belarus dự kiến sẽ định tuyến lại đường vận chuyển kali cho các khách hàng bên ngoài EU, thông qua các cảng của Nga và Ukraine, dù điều này sẽ làm tăng thêm chi phí vận tải.

Người di cư đổ vào Lithuania, EU nghi ngờ Belarus 'nhúng tay', tuyên bố: Chúng tôi không ngây thơ

Người di cư đổ vào Lithuania, EU nghi ngờ Belarus 'nhúng tay', tuyên bố: Chúng tôi không ngây thơ

Ngày 6/7, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel cho biết, các nước thành viên nghi ngờ chính quyền Belarus "nhúng tay" vào ...

'Vận đen' đeo đuổi Belarus, sau EU, Mỹ chuẩn bị 'ra tay' với Minsk

'Vận đen' đeo đuổi Belarus, sau EU, Mỹ chuẩn bị 'ra tay' với Minsk

Hãng tin Bloomberg dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, Bộ Giao thông vận tải Mỹ dự kiến đưa ra các biện pháp hạn chế ...

Mỹ, Anh, EU tổng lực giáng đòn trừng phạt Belarus

Mỹ, Anh, EU tổng lực giáng đòn trừng phạt Belarus

Ngày 21/6, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 16 cá nhân và 5 thực thể liên quan tới Belarus, qua ...

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi