Quan hệ NATO-Nga, phần chìm của tảng băng

Vũ Đăng Minh
Hành động trục xuất, dẫn tới đóng cửa Phái bộ Nga tại NATO gây lo lắng cho dư luận quốc tế, bởi đằng sau đó là những toan tính chiến lược...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới 21/10: Vấn đề lớn nhất ngăn cản Nga-NATO bình thường hóa; Ukraine bị cáo buộc vi phạm lệnh ngừng bắn; Trung Quốc ‘chê’ AUKUS
Quyết định của Nga chấm dứt quan hệ ngoại giao với NATO khiến quan hệ giữa hai bên trở nên tồi tệ hơn. (Nguồn: Getty)

“Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”

Khởi đầu từ quyết định ngày 6/10 của NATO trục xuất 8 nhà ngoại giao Nga, với cáo buộc hoạt động tình báo tại trụ sở Brussels. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nêu lý do: “Chúng tôi đã thấy sự gia tăng các hoạt động nguy hiểm của Nga. Do đó chúng tôi cần cảnh giác”; mà không đưa ra một sự kiện cụ thể nào liên quan đến quyết định trục xuất.

Người phát ngôn NATO Oana Lungescu biện minh, “chúng tôi tăng cường khả năng ngăn chặn và phòng thủ”.

Sau hai tuần cân nhắc, ngày 18/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố “đình chỉ hoàn toàn” hoạt động của Phái bộ Nga tại NATO và Phái bộ NATO tại Moscow cũng sẽ phải đóng cửa.

Nga coi đó là việc đáp trả quyết định của NATO. Bởi “NATO không quan tâm đến bất cứ hình thức đối thoại bình đẳng nào và công việc chung để làm giảm căng thẳng quân sự, chính trị”. Nga cho rằng NATO muốn gây sức ép, áp đặt theo thế “cửa trên”.

Thực tế, quan hệ song phương NATO-Nga đã xấu đi từ năm 2014, sau sự kiện sáp nhập Crimea. Quyết định trục xuất ngày 6/10 là giọt nước tràn ly.

Ngoại trưởng Nga kết luận “…điều kiện cơ bản cho các hoạt động ngoại giao cơ bản của chúng tôi đã không còn tồn tại nữa” và buộc Nga phải hành động!

Sử dụng thành ngữ nêu trên không ám chỉ bên nào là “bấc”, bên nào là “chì”. Nếu cắt lát sự kiện, xét đơn thuần về số lượng, hình thức, có vẻ Nga nặng tay hơn.

Nhiều quan chức phương Tây đổ lỗi cho Nga. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói “không hợp lý”. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng quyết định của Nga “còn hơn cả sự đáng tiếc, bởi sự hủy hoại nghiêm trọng mối quan hệ này”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích: sẵn sàng đáp trả trước những động thái gây hấn, đồng thời để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đối thoại có ý nghĩa…

Thực tế, NATO là bên chủ động, ra tay có chủ đích, theo một hệ thống. Năm 2018, NATO trục xuất 7 nhà ngoại giao Nga. Khi đó, Nga phản đối nhưng không đáp trả. Lần trục xuất này, số nhân viên Phái bộ Nga chỉ còn phân nửa.

Nếu một bên cứ lấn tới, coi nhẹ đối thoại, hợp tác thực chất, bình đẳng, thì bên kia chấm dứt quan hệ cũng là thường tình. Nói công bằng, Nga đáp trả là hành động tương xứng, việc chẳng đặng đừng.

Hành động trục xuất, dẫn tới đóng cửa Phái bộ gây lo lắng cho dư luận quốc tế. Bởi nó là phần nổi của “tảng băng” quan hệ NATO-Nga. Mà phần chìm lớn gấp nhiều lần, ẩn chứa những toan tính chiến lược.

Phần chìm của tảng băng

Tin liên quan
Quan hệ Nga-NATO: Khi niềm tin xuống dốc Quan hệ Nga-NATO: Khi niềm tin xuống dốc

Lẽ thường, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, khối quân sự Warsaw giải thể, NATO không còn lý do tồn tại. Có tư liệu nói năm 1990, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là James Baker hứa “NATO không tiến về hướng Đông, dù chỉ một inch”. Năm 1997, hai bên đồng ý trong lãnh thổ thành viên mới, NATO không bố trí lực lượng quân sự lâu dài.

Theo Nga, Mỹ, NATO đã “bội ước và nuốt lời”. NATO tiếp tục mở rộng, kết nạp một loạt quốc gia Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Czech…), nâng tổng số thành viên hiện thời lên 30. Họ dự định sẽ tiếp tục kết nạp Ukraine, Gruzia…, áp sát biên giới Nga (mà Moscow coi là lằn ranh đỏ).

Mỹ, NATO thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) nhắm vào Nga. Tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đen, Biển Baltic… Tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập quân sự trên bộ, trên biển ở các khu vực trọng yếu quanh Nga.

Cùng với đó là chuỗi đòn trừng phạt kinh tế, công nghiệp quốc phòng, ngoại giao, hình thành thế bao vây, tấn công Nga tứ bề, nhằm chứng tỏ Nga là quốc gia không tin cậy, hạ thấp vị thế, ảnh hưởng của Nga ở các khu vực địa chính trị.

Mỹ, NATO luôn khẳng định Nga là đối thủ chính, đe dọa ngôi vị bá chủ thế giới, gây chia rẽ quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, chia rẽ các thành viên NATO, EU. Quả thật, có sự khác biệt trong hình thành mặt trận đối phó Trung Quốc; chủ trương của Mỹ tìm kiếm quan hệ “ổn định, có thể đoán định” với Nga, hay “thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS”…

Nhưng đâu hẳn do Nga. Mỹ, NATO thổi phồng mối đe dọa từ Nga nhằm củng cố quan hệ đồng minh. Đồng thời biện minh cho sự cần thiết mở rộng, phát triển thành viên, tăng cường hoạt động quân sự của NATO.

Đương nhiên, Nga sẽ không ngồi yên chịu trận. Chiến lược An ninh quốc gia mới (công bố tháng 7/2021) lần đầu tiên trong lịch sử không có mục tương tác với các quốc gia châu Âu, Mỹ; xác định Mỹ và một số quốc gia “không thân thiện”.

Chủ trương của Nga là không cạnh tranh, loại bỏ vị thế của các cường quốc, mà tìm biện pháp ngăn chặn các mối đe dọa đang nổi lên. Bằng cách tăng cường độc lập, tự chủ trong không gian bị bao vây, phong tỏa, ổn định không gian phát triển của quốc gia.

Vượt qua bao vây, cấm vận, Nga duy trì được nền kinh tế, ổn định xã hội, phát triển sức mạnh quân sự, an ninh, tạo thế quan hệ ngang bằng, sòng phẳng với NATO. Do đó, không cần thiết chạy theo, cố duy trì quan hệ bất bình đẳng bằng mọi giá. Việc Nga dừng quan hệ song phương cũng là cách để NATO tự nhìn lại mình.

Như vậy, các đòn qua lại không quá bất ngờ, là phần nổi của “tảng băng chìm”, những lát cắt phản ánh bản chất quan hệ song phương NATO-Nga.

Điều mà quốc tế lo ngại là quan hệ NATO-Nga sẽ đi về đâu? Thế giới sẽ ra sao?

Một nhân viên an ninh tuần tra bên ngoài tòa văn phòng NATO ở Moscow. (Nguồn: NY Times)
Một nhân viên an ninh tuần tra bên ngoài tòa văn phòng NATO ở Moscow. (Nguồn: NY Times)

Đổ vỡ, đối đầu hay hạ nhiệt

Đóng cửa Phái bộ có thể ví như “triệu hồi sứ giả”, chặn đường dây liên lạc chính thức giữa hai đối thủ. Trong lịch sử, chuyện tương tự thường khi hai bên có nguy cơ xảy ra xung đột, chiến tranh.

Hiện nay chưa đến mức như vậy. Chuyên gia, học giả quốc tế cho rằng quan hệ NATO-Nga sẽ căng thẳng, khó đoán định hơn. Dư luận đưa ra các dự báo khác nhau: quan hệ NATO-Nga sẽ đổ vỡ, gia tăng đối đầu căng thẳng,“dấu chấm hết cho quan hệ”, hay chỉ là hành vi “mang tính biểu tượng hơn là thực tế”...

Ba ngày sau tuyên bố đình chỉ của Nga, các Bộ trưởng Quốc phòng NATO nhất trí kế hoạch tổng thể nhằm chuẩn bị đối phó với mọi cuộc tấn công tiềm tàng ở khu vực Biển Đen, Biển Baltic, có thể bao gồm cả vũ khí hạt nhân, tấn công mạng và từ không gian vũ trụ. NATO tuyên bố “đây là một cách răn đe và cũng là cách ứng phó với những hành xử hiện nay của Nga”.

Hãng Reuters và tờ South China Morning Post đánh giá đó là kế hoạch “Răn đe và phòng vệ khu vực châu Âu-Đại Tây Dương”, tập trung đối phó với Nga. Nga cho rằng NATO đang bí mật chuẩn bị kế hoạch chiến tranh mới vượt ra ngoài khuôn khổ phòng thủ hiện nay, tạo cơ sở để bổ sung phương tiện, điều chỉnh bố trí lực lượng quân sự, làm gia tăng căng thẳng.

Mỹ, NATO đặt điều kiện để bình thường hóa quan hệ. Họ yêu cầu Nga từ bỏ Crimea, giải quyết xung đột quân sự ở Đông Ukraine… là những lằn ranh đỏ mà Nga không thể chấp nhận. Các bên không ai chịu nhượng bộ. Ngoại trưởng Nga nói rõ, NATO (khởi xướng) phải là bên đầu tiên có bước đi cải thiện.

Rõ ràng, sự nghi kị, mâu thuẫn giữa hai bên có tính hệ thống, ngày càng gia tăng, khó vượt qua, khó dung hòa. Bất cứ một tính toán sai lầm nào, hành động khiêu khích nào, cũng có thể gây hậu họa khôn lường. Quan hệ NATO-Nga căng thẳng tiềm ẩn rủi ro, tác động lớn đến quan hệ giữa Nga và EU; thúc đẩy chạy đua vũ trang, ảnh hưởng đến an ninh, ổn định môi trường chiến lược của thế giới.

Tuy nhiên, NATO cũng hiểu được sức mạnh quân sự, quyết tâm của Nga. Mỹ và phương Tây không thể thiếu Nga trong giải quyết khủng hoảng Ukraine, Afghanistan, thỏa thuận hạt nhân với Iran, kiểm soát vũ khí tấn công chiến lược và nhiều “điểm nóng” khác.

Do đó, dù vẫn đối đầu, tiếp tục tung ra đòn hướng vào nhau, nhưng cũng sẽ kiềm chế, tránh đẩy mâu thuẫn vượt quá tầm kiểm soát, dẫn đến xung đột vũ trang. Ý kiến lạc quan cho rằng hai bên chỉ tạm dừng chứ không “đóng băng” hoàn toàn quan hệ. NATO, nếu cần có thể liên lạc qua Đại sứ Nga tại Bỉ. Có thông tin nói “đường dây nóng” giữa chỉ huy NATO và tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga vẫn chưa bị chặn.

Lại nhớ sự kiện nóng xảy ra vào trung tuần tháng 10, cách đây 59 năm. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba đẩy Liên Xô, Mỹ và cả thế giới đến bờ vực thẳm của chiến tranh hạt nhân. Trước đó, tháng 9/1961, khủng hoảng Berlin được xem là “đêm trước” của cuộc chiến tranh hạt nhân.

Rất may, lãnh đạo Mỹ và Liên Xô đều không tin tưởng vào khả năng tiêu diệt hoàn toàn đối thủ, lo ngại hậu quả của một cuộc chiến tranh hủy diệt. Sau khi gây sức ép, đẩy mâu thuẫn đến căng thẳng, hai bên tiếp xúc cả ngầm và công khai, đi đến thỏa hiệp. Thế giới thoát “những ngày đen tối”.

Bài học từ các sự kiện nóng đó là bất kỳ trong hoàn cảnh nào, việc duy trì “đường dây nóng”, đối thoại, là tối cần thiết, tạo cơ hội tháo ngòi nổ xung đột, tránh các quyết định sai lầm. Theo cách nói của Việt Nam, đối ngoại có vai trò tiên phong ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ, xử lí các tình huống phức tạp trong quan hệ quốc tế.

Bối cảnh, nội dung, thời gian các sự kiện không hoàn toàn giống nhau. Nhưng các bài học lịch sử vẫn có giá trị. Biết dừng đúng lúc, làm nguội “cái đầu nóng”, đối thoại, tìm kiếm cái có thể trong vô số cái không thể. Đó là việc tốt cho cả hai bên và cho thế giới.

Nga-NATO lại 'cơm chẳng lành'

Nga-NATO lại 'cơm chẳng lành'

Nga-NATO đang 'cơm chẳng lành' khi NATO thông báo cắt giảm 10 người trong phái bộ Ngoại giao Nga tại tổ chức này ngày 6/10. ...

Quan hệ Nga-NATO đứt gánh: Hai thông điệp của Moscow

Quan hệ Nga-NATO đứt gánh: Hai thông điệp của Moscow

Hành động vừa là cách Nga thể hiện thái độ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vừa nhắn gửi lời cảnh ...

Đọc thêm

Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Bốn trường hợp học sinh dưới đây được tuyển thẳng vào lớp 10 Trung học Phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc ...
Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động