Quan hệ Nga-Mỹ: Vừa đấm vừa xoa

Lãnh đạo Nga trong tuần này đã đưa ra nhiều lời khen ngợi chính quyền Obama, từ những tuyên bố về Afghanistan, đề xuất kiểm soát vũ khí cho tới các kế hoạch đàm phán với Iran. Tuy nhiên, song song với những đề xuất đó lại là những hành động gây bất lợi cho Mỹ về địa chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. (Ảnh: AFP)

Hôm 3/2, tại Moscow, để nhận 2,15 tỷ USD viện trợ của Nga, Tổng thống Kyrgyzstan đã tuyên bố quyết định đóng cửa căn cứ không quân Manas, tạo ra một trở ngại lớn đối với mục tiêu đối ngoại lớn nhất của Obama là tiếp tục cuộc chiến ở Afghanistan.

Bắt đầu bằng bài diễn văn gai góc mà Tổng thống Medvedev đọc vài giờ sau khi ông Obama đắc cử, những tín hiệu mà Moscow gửi tới chính quyền mới của Mỹ đã đổi hướng từ thù địch sang hòa giải và ngược lại. Rõ ràng là Moscow đang thăm dò khả năng hợp tác với Washington. Tuy nhiên, Moscow cũng đang đòi hỏi rằng Obama ưu tiên những mối quan tâm của Nga.

Afghanistan đã được coi là một lĩnh vực hợp tác then chốt giữa hai nước và Nga có những lo ngại sâu sắc về sự lây lan của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong khu vực. Quan điểm này đã bị nghi ngờ hôm 3/2 khi Tổng thống Kurmanbek Bakiyev của Kyrgyzstan tuyên bố các kế hoạch đóng cửa căn cứ không quân Manas.

Các quan chức Kyrgystan và Nga đã nói rằng động thái trên không liên quan tới cam kết trợ giúp Mỹ tại Afghanistan. Tuy nhiên, Moscow bấy lâu nay đã tìm cách hất cẳng Mỹ khỏi các căn cứ mà Mỹ đã thuê ở Trung Á.

Những tuyên bố của Nga kể từ đó tới nay đã gợi ý rằng nếu ông Obama muốn xúc tiến các kế hoạch triển khai thêm 30.000 lính Mỹ tại Afghanistan, ông sẽ phải giành lấy sự ủng hộ của Moscow. Điều đó có nghĩa là Mỹ phải quan tâm tới những lời phàn nàn của Nga về kế hoạch lá chắn tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Séc, cũng như việc mở rộng NATO tới sát biên giới Nga.

"Người Nga nghĩ rằng họ có cơ hội để mặc cả. Nếu họ ngồi vào bàn mặc cả, họ nghĩ họ có những quân bài tốt. Thứ mà họ thấy, trong viễn cảnh tốt đẹp nhất, là một thỏa thuận, một cuộc mặc cả chứ không phải là quan hệ đối tác", Oksana Antonenko thuộc Viện các nghiên cứu chiến lược quốc tế, nói tại London.

Động thái đó gây ngạc nhiên bởi diễn ra trong bối cảnh Moscow gửi đi một loạt tín hiệu sẵn sàng hợp tác với Obama.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ phấn khởi vì bài diễn văn của ông Putin tại Diễn đàn Kinh tế thế giới thiếu vắng những ngôn từ chua cay chống Mỹ. Ông Medvedev đã tổ chức một cuộc họp thẳng thắn, kéo dài nhiều giờ với biên tập của Novaya Gazeta - một tờ báo chống Kremlin và hứa hẹn sửa đổi một đạo luật chống phản quốc mà các nhóm nhân quyền chỉ trích.

Trong hai tuần qua, Moscow đã tuyên bố sẵn sàng mở một tuyến đường để hàng hóa cung cấp cho NATO đi qua Nga, tới Afghanistan. Mặc dù vẫn chưa được khẳng định song một quan chức giấu tên tại Bộ Quốc phòng tiết lộ với hãng thông tấn Interfax rằng Moscow đã bỏ kế hoạch triển khai các tên lửa Iskander ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ giáp Ba Lan.

Tiếp đó là tuyên bố hôm 3/2 về căn cứ không quân Manas.

Tuyên bố này được đưa ra như một lời nhắc nhở rằng Nga không chia sẻ niềm vui của châu Âu về việc Obama đắc cử tổng thống. Quan hệ giữa Nga và Mỹ năm ngoái đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ và đối thoại giữa hai chính phủ về cơ bản đã tạm ngừng. Theo nghĩa đó, Obama sẽ phải đối phó với di sản của Bush, trong đó có những ký ức cay đắng về cuộc chiến mùa hè năm 2008 tại Grudia.

"Sau cuộc chiến ở Grudia, làm sao Nga có thể vận động Kyrgyzstan ủng hộ Mỹ. Quyết định đó không phải do Nga đưa ra song đó cũng là quyết định mà Nga không phản đối", Sergei Rogov, Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada tại Moscow nói.

Hơn thế, các lãnh đạo Nga đang ngày càng sốt ruột muốn biết các kế hoạch cụ thể của Washington. Dường như Obama sẵn sàng trì hoãn kế hoạch tên lửa phòng thủ và mở rộng NATO song sẽ không công khai hủy bỏ những dự án này. Các lãnh đạo Nga, muốn thương lượng lại mối quan hệ song phương, muốn chắc rằng họ được Obama chú ý.

"Trận cầu thực sự vẫn chưa bắt đầu. Sẽ có những mặc cả khó khăn về nhiều vấn đề", Rogov nói. Một trong những vấn đề mà hai nước vẫn còn bất đồng đó là ảnh hưởng của Mỹ ở các nước thuộc Liên Xô cũ. Giải quyết việc này có lẽ là việc không thể, song cả hai bên cần thử. Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là liệu Nga và Mỹ có thực sự muốn thay đổi quan hệ hay không.

Theo VietNamNet

Đọc thêm

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ba cựu binh Pháp xúc động quay lại chiến trường xưa

Ba cựu binh đều đã ngoài 90 tuổi. Họ đã thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để tìm hiểu và nhìn lại cuộc chiến.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Với dân tộc Việt Nam, Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự tiếp nối truyền thống vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ ...
Diễn viên Midu tổ chức hôn lễ riêng tư tại Đà Lạt

Diễn viên Midu tổ chức hôn lễ riêng tư tại Đà Lạt

Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết, cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng vào chiều mai ...
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu

Thủ tướng cho rằng chuyến thăm của Bộ trưởng Sébastien Lecornu có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt-Pháp.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

'Bí mật' đặt ra ít nhất 2 lằn ranh đỏ, điều gì sẽ khiến NATO can thiệp trực tiếp xung đột Ukraine?

NATO đã xác lập ít nhất 2 lằn ranh đỏ mà vượt ra khỏi đó có thể dẫn đến sự can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Khủng hoảng Haiti: Mỹ xác nhận điều động lực lượng, gửi viện trợ vũ khí tới thủ đô Port-au-Prince

Mỹ đã gửi lực lượng tới thủ đô của Haiti từ ngày 3/5 để tham gia phái bộ an ninh đa quốc gia do Liên hợp quốc ủy quyền và Kenya dẫn đầu.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Phiên bản di động