Quan hệ Taliban với các nước vùng Vịnh: Thực tế hay thực dụng?

Hà Nam
Với việc thành lập chính phủ mới ở Afghanistan, Taliban sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đồng minh. Những bước đi đầu tiên hẳn sẽ là tìm kiếm quan hệ với các quốc gia vùng Vịnh như Saudi Arabia, UAE và Qatar.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Việc Taliban giành lại quyền kiểm soát toàn bộ Afghanistan, cũng như công bố thành lập chính phủ mới gồm những gương mặt kỳ cựu, từng chiến đấu nhiều năm trong lực lượng này đã tạo ra những hành động và phản ứng khác nhau từ phía các nước trên thế giới.

Chính phủ mới vừa được Taliban công bố với nhiều nhân vật chủ chốt trong chính quyền Taliban từ năm 1996. (Nguồn: AFP)
Chính phủ mới vừa được Taliban công bố với nhiều nhân vật chủ chốt trong chính quyền Taliban từ năm 1996. (Nguồn: AFP)

Chính quyền mới ở Afghanistan hiện đang muốn thúc đẩy nhanh chóng việc thiết lập quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là với các nước Hồi giáo khác, trong đó là các quốc gia vùng Vịnh. Thế nhưng, đây không phải là điều dễ dàng.

Những bước tiến chậm rãi

Kể từ khi chính quyền tại Kabul sụp đổ vào hôm 15/8, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực, vẫn tỏ thái độ dè chừng trước Taliban và chưa đưa ra nhiều phát biểu công khai về các kế hoạch liệu có thiết lập quan hệ với chính quyền mới ở Afghanistan trong tương lai hay không.

Riyadh và Abu Dhabi đã hạn chế phản ứng trước sự tiếp quản của Taliban và đưa ra quan điểm rằng, họ sẽ tôn trọng sự lựa chọn của người dân Afghanistan và thúc giục Taliban đẩy mạnh an ninh và ổn định cho đất nước.

Bộ Ngoại giao Saudi Arabia chỉ đưa ra một thông cáo khẳng định: “Vương quốc Saudi Arabia luôn ủng hộ các lựa chọn do nhân dân Afghanistan đưa ra trên tinh thần tự nguyện”. Trong khi đó, UAE lại sẵn sàng cho cựu Tổng thống Ashraf Ghani và gia đình trú ẩn, sau khi ông Ghani buộc phải chạy trốn khỏi Afghanistan.

Việc Riyadh và Abu Dhabi ngần ngại với Taliban cũng khá dễ hiểu bởi quan hệ giữa hai quốc gia với lực lượng này đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nghiêng về phần trầm hơn.

Trong quá khứ, Saudi Arabia và UAE là hai trong số bốn quốc gia duy nhất trên thế giới, bên cạnh Pakistan và Turkmenistan, công nhận tính hợp pháp của chế độ Taliban. Saudi Arabia vốn là một trong hai đồng minh quan trọng nhất của Taliban ngay từ khi mới thành lập. Những khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ từ Riyadh đã giúp phong trào này lật đổ thành công chính quyền tại Kabul để thiết lập nên Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (IEA) vào ngày 27/9/1996.

Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên xuống dốc nhanh chóng trong năm 1998, sau khi Taliban từ chối yêu cầu của Saudi Arabia về việc dẫn độ Osama Bin Laden, công dân nước này và là thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Bin Laden thường xuyên kích động các phần tử đối lập chống lại Hoàng gia Saudi Arabia và đã bị tước quốc tịch từ năm 1994.

Các quốc gia vùng Vịnh sẽ không dễ gì mà sớm công nhận chính quyền mới của Taliban. (Nguồn: sachkhabrain.com)
Các quốc gia vùng Vịnh sẽ không dễ gì mà sớm công nhận chính quyền mới của Taliban.

Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Saudi Arabia và UAE đồng loạt cắt đứt quan hệ với chế độ Taliban và chuyển sang hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ cùng đồng minh tại Afghanistan.

Kể từ đó tới nay, hai quốc gia có ảnh hưởng nhất vùng Vịnh này đều không duy trì bất kỳ kênh liên lạc nào với Taliban và cũng không tham gia vào các cuộc đàm phán có sự tham dự của lực lượng này tại Qatar.

Phản ứng trái ngược của Qatar

Khác với UAE và Saudi Arabia, Qatar - quốc gia từng đăng cai tổ chức nhiều vòng đàm phán giữa Taliban với Mỹ và chính quyền Kabul cũ - vẫn tiếp tục bày tỏ thái độ ôn hòa với phong trào này và hỗ trợ đắc lực cho quá trình tái thiết Afghanistan.

“Thế giới cần tôn trọng tình hình hiện tại ở Afghanistan và không nên áp dụng các biện pháp cô lập họ (tức Taliban)”, Cựu Ngoại trưởng Qatar Hamad Bin Jassim Al Thani viết trên trang Twitter cá nhân vào hôm 25/8.

Từ năm 2013, Taliban đã được cấp phép để thiết lập văn phòng đại diện duy nhất của mình tại thủ đô Doha nhằm mở đường cho các cuộc thương lượng với phía Mỹ.

Tin liên quan
Taliban công bố chính phủ mới: Bản chất xem ra khó dời Taliban công bố chính phủ mới: Bản chất xem ra khó dời

Khi Taliban chiếm quyền kiểm soát thủ đô Kabul, Qatar đã nhận lời hỗ trợ phong trào này về mặt kỹ thuật và hậu cần trong quá trình vận hành sân bay quốc tế Hamid Karzai.

Doha cũng tích cực hỗ trợ Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoàn thành chiến dịch sơ tán người dân ra khỏi Afghanistan. Ít nhất 43.000 người - tức hơn 40% trong tổng số 113.500 người được quân đội Mỹ di tản khỏi Afghanistan từ ngày 14/8 - đã quá cảnh tại Qatar.

Chính quyền nước này còn nâng cấp căn cứ quân sự Al-Udeid và một số khu căn hộ phục vụ cho giải bóng đá World Cup 2022, nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng thành nơi tiếp nhận tạm thời người di tản. Hãng hàng không quốc gia Qatar Airways cũng điều động 10 phi cơ để đưa người di tản từ sân bay quốc tế Hamad sang các nước khác.

Việc duy trì quan hệ hữu nghị với cả Taliban và Mỹ vốn là một phần của chiến lược ngoại giao trung gian hòa giải do Doha triển khai trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

Nhằm duy trì vị thế trung lập, ngoài Taliban, Qatar còn mở rộng quan hệ với nhiều chủ thể “gây tranh cãi” khác trong khu vực. Sự gắn kết với Iran, phong trào Huynh đệ Hồi giáo hay lực lượng Hamas là lý do chính đưa tới một loạt những căng thẳng ngoại giao giữa Doha và các nước Arab vùng Vịnh từ năm 2017 tới nay.

Triển vọng tương lai

Nhiều chuyên gia khẳng định, các nước Arab vùng Vịnh sẽ tiếp tục chờ đợi các động thái từ phía phương Tây, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc công nhận chính quyền mới do Taliban lập nên.

Trên thực tế, chính quyền Qatar chưa bao giờ cho phép Taliban giương cờ tại cơ quan đại diện ở Doha và biểu ngữ “Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan” cũng bị cấm treo.

Qatar hiện là nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông, cho thấy mức độ phụ thuộc không nhỏ của Doha vào Washington. Để duy trì vị thế trung lập, Doha vẫn sẽ giữ liên lạc với Taliban, nhưng khả năng tiến xa hơn trong quan hệ giữa hai bên sẽ khó khả thi, nhất là khi Qatar vẫn còn phải chờ các động thái của Mỹ.

UAE và Saudi Arabia cũng sẽ không vội vàng trong quan hệ với chính quyền mới do Taliban lãnh đạo. Trong những năm gần đây, cả hai đều đang cố gắng thu hút thêm các nguồn đầu tư nước ngoài nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn cung dầu mỏ.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thái tử của Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã thực hiện nhiều chiến dịch cải cách văn hóa nhằm biến quốc gia này thành một xã hội tự do và cởi mở. Đơn cử, nước này đã dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe cũng như thu hẹp các quy định về “hệ thống giám hộ”.

Afghanistan: Taliban công bố chính phủ mới, Thổ Nhĩ Kỳ thận trọng, Mỹ và Nga lên tiếng

Afghanistan: Taliban công bố chính phủ mới, Thổ Nhĩ Kỳ thận trọng, Mỹ và Nga lên tiếng

Ngày 7/9, người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid bắt đầu công bố Thủ tướng và các thành viên đầu tiên của chính phủ mới ...

Báo cáo do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) công bố ngày 26/2/2021 cũng khẳng định, UAE đã đạt được rất nhiều thành tựu mới trong công cuộc cải cách nhằm trao thêm quyền cho phụ nữ.

Nối lại quan hệ với Taliban một cách công khai sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các nỗ lực cải cách của Riyadh và Abu Dhabi.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, Saudi Arabia và UAE có thể sẽ sử dụng các phương thức gián tiếp để hối thúc Taliban theo đuổi chính sách tôn giáo ôn hòa.

Nền kinh tế Afghanistan hiện đang trên bờ vực sụp đổ nên quyền lực về tài chính của hai quốc gia vùng Vịnh là một công cụ hữu hiệu để ép buộc Taliban cải cách đường lối.

Giới phân tích sẽ cần thêm rất nhiều thời gian để đưa ra đánh giá về các thay đổi tiềm năng trong quan hệ giữa chính quyền tương lai tại Kabul và các quốc gia vùng Vịnh.

Afghanistan: Qatar sẽ không dễ dàng công nhận chính phủ Taliban

Afghanistan: Qatar sẽ không dễ dàng công nhận chính phủ Taliban

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Trợ lý Ngoại trưởng Qatar Lolwah al-Khater khẳng định, nước này sẽ không nhanh chóng đưa ra công ...

LHQ quan ngại về quyền của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

LHQ quan ngại về quyền của phụ nữ Afghanistan dưới thời Taliban

Theo nguồn tin của Liên hợp quốc (LHQ) từ Kabul, Taliban đã phớt lờ cam kết sẽ tôn trọng quyền của phụ nữ Afghanistan.

(theo DW/Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Bầu cử Mỹ 2024: Tuyên bố trước 'giờ G' của một cử tri Mỹ giàu kinh nghiệm

Tôi hỏi là ông sẽ bỏ phiếu cho ai? Kamala Harris, ông trả lời tôi với giọng nhỏ nhẹ nhưng dứt khoát.
'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở Đức.
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động