Quốc hội biểu quyết cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ

Anh Sơn
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đại biểu Quốc hội đoàn Vĩnh Phúc biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Các đại biểu Quốc hội đoàn Vĩnh Phúc biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ nhất, sáng 23/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành. Cụ thể có tổng số 470/470 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 94,19% (tính trên tổng số đại biểu Quốc hội). Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Trước đó, theo tờ trình của Chính phủ, căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị tại Văn bản số 1108-CV/VPTW ngày 23/6/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV, đã chỉ đạo "trước mắt giữ ổn định về tên gọi, cơ cấu tổ chức, số lượng các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026 như khóa XIV", Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khóa XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

Cụ thể, 18 bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

4 cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Thẩm tra Tờ trình này, Ủy ban Pháp luật nhất trí phương án giữ cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ. Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và kết quả hoạt động của Chính phủ đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIV, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong điều kiện Chính phủ tập trung thực hiện "mục tiêu kép".

Ủy ban Pháp luật cũng lưu ý Chính phủ cần xây dựng lộ trình tiếp tục thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội, trong đó có yêu cầu "một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính", "tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới… ".

Việc "đẩy mạnh phân cấp, phân quyền" cần gắn với các điều kiện bảo đảm thực hiện, xóa bỏ cơ chế "xin - cho", đề cao trách nhiệm của các bộ, tăng tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền...

Trong ảnh: 470/470 Đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
470/470 Đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

* Trước khi tiến hành biểu quyết, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Cũng trong sáng 23/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu sau đó thảo luận ở tổ về những nội dung trên.

Trong phiên họp chiều, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2016-2021 Lê Minh Hoan, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Cử tri và nhân dân nêu 4 vấn đề còn băn khoăn, lo lắng và 5 kiến nghị cần giải quyết

Cử tri và nhân dân nêu 4 vấn đề còn băn khoăn, lo lắng và 5 kiến nghị cần giải quyết

Trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa ...

Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, tỷ lệ dân số tiêm vaccine ngừa Covid-19 còn thấp

Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, tỷ lệ dân số tiêm vaccine ngừa Covid-19 còn thấp

Báo cáo thẩm tra về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động