Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sáng 6/11. |
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV Quốc hội tiến hành chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.
Tin liên quan |
Hôm nay 6/11, Quốc hội bắt đầu phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn |
Qua giám sát, khẳng định rõ nét hơn Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Theo chương trình làm việc, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 được tiến hành trong thời gian 2,5 ngày, từ sáng 6-8/11. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi, giám sát.
Phiên họp cũng có sự tham gia dự thính của các đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa XV và là lần thứ tư kể từ khi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 có hiệu lực, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, về chất vấn đối với các lĩnh vực.
Thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.
Đồng thời, việc tái giám sát, chú trọng giám sát những vấn đề sau giám sát, theo dõi đến cùng các vấn đề đã giám sát, đã chất vấn nhằm giúp Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội báo cáo với Quốc hội, cử tri và Nhân dân về những việc đã làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đã đặt ra.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, mặc dù không phải lời hứa, cam kết, nhiệm vụ nào cũng có thể giải quyết nhanh chóng, có thể làm được ngay nhưng Quốc hội, cử tri và Nhân dân có quyền được biết về tình hình, tiến độ thực hiện và quan trọng nhất, những gì đã hứa trước Quốc hội, cử tri và Nhân dân; những nhiệm vụ Quốc hội đã giao cần phải được hoàn thành.
Đồng thời, thông qua hoạt động tái giám sát, sẽ khẳng định rõ nét hơn một Quốc hội luôn đồng hành cùng cả hệ thống chính trị, nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp, sát tình hình thực tiễn, hiệu quả, khả thi thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Phạm vi chất vấn lên đến 21 lĩnh vực
Chủ tịch Quốc hội cho biết, các vị đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn việc thực hiện của các cơ quan liên quan đến 10 nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và khóa XV. Phạm vi nội dung rất rộng, liên quan đến 21 lĩnh vực, gồm những vấn đề lớn, quan trọng, phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, được Nhân dân và cử tri hết sức quan tâm, nhất là trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình khắc phục hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19.
WIDGET_VIDEO:::3553]
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chất vấn, vừa đảm bảo tính toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm, thuận lợi cho cả đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sắp xếp nội dung chất vấn thành 4 nhóm lĩnh vực, cụ thể.
+ Nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp (chất vấn trong khoảng 150 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.
+ Nhóm lĩnh vực kinh tế ngành (chất vấn trong khoảng 190 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường.
+ Nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp (chất vấn trong khoảng 180 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.
+ Nhóm lĩnh vực văn hóa, xã hội (chất vấn trong khoảng 190 phút): gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.
Tùy thuộc diễn biến phiên chất vấn, có thể điều chỉnh linh hoạt thời lượng dành cho từng nhóm lĩnh vực được chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Về cách thức chất vấn, Quốc hội sẽ dành thời gian hợp lý để nghe Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và Tổng Thư ký Quốc hội trình bày tóm tắt báo cáo thực hiện và báo cáo thẩm tra về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.
Sau khi thực hiện chất vấn theo nhóm các lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ sẽ báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu kết luận phiên chất vấn. Quốc hội sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về chất vấn vào cuối kỳ họp.
Làm rõ đến cùng việc thực hiện kiến nghị về những vấn đề đã được giám sát, chất vấn
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong hai năm đầu nhiệm kỳ khóa XV, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được tiến hành sôi nổi, dân chủ, trách nhiệm, thẳng thắn với 923 lượt đại biểu tham gia chất vấn tại 04 kỳ họp Quốc hội và 04 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Qua đó, nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, bức xúc về hình tế - xã hội đã được kịp thời xem xét, giải quyết; nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được đề ra, trong đó, đã kịp thời điều chỉnh một số quy định hiện hành chưa phù hợp, tháo gỡ các tồn tại, bất cập trước mắt và cả những vấn đề có tính chiến lược, căn cơ, lâu dài, tiếp tục kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực thi; nhờ vậy, nhiều lĩnh vực có chuyển biến tích cực, góp phần vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cũng thông qua hoạt động chất vấn, nhiều Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội giải trình minh bạch các thể chế, chính sách, nhận diện rõ hơn những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật, không ngừng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc khắc phục hạn chế, tồn tại.
Những kết quả này tiếp tục khẳng định chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt hiệu quả, thể hiện đậm nét tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch và là một khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Tiếp nối thành công đó, tại phiên chất vấn này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần xây dựng, trách nhiệm, qua quá trình hoạt động thực tiễn, làm rõ đến cùng việc thực hiện kiến nghị về những vấn đề đã được giám sát, chất vấn.
Trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc tổ chức giám sát lại theo Khoản 6 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Đối với các thành viên Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành, đề nghị nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và Nhân dân cả nước để làm rõ thực trạng tình hình, những kết quả nổi bật đã làm được, những việc chưa làm được hoặc làm chưa tốt; chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện để tạo chuyển biến căn bản, thực chất trong từng lĩnh vực được chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng, trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cùng tinh thần làm việc tập trung, quyết liệt, tâm huyết, thẳng thắn, cầu thị, sử dụng hiệu quả thời gian, tuân thủ nghiêm túc quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV sẽ thành công tốt đẹp, thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
* Sau phát biểu khai mạc, Quốc hội nghe trình bày các Báo cáo của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường có Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4
Sau đó, Quốc hội tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; tài chính; ngân hàng.
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ, sẵn sàng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động ... |
| Cần giải pháp đột phá để phát huy vai trò của thành phần kinh tế nhà nước Đại biểu Phạm Văn Thịnh, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang nhận định, thành phần kinh tế nhà nước cần phải là nhà đầu tư chính ... |
| Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với ... |
| Đại biểu Quốc hội: Cần giới hạn trong quy định quyền sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 3/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội ... |
| Bàn về thể chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học Chiều 5/11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà ... |