Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. |
Dự kiến, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Phiên họp buổi chiều được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tin liên quan |
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sôi nổi đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) |
Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), chiều ngày 2/6, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày tờ trình về dự án luật này.
Theo đó, việc xây dựng dự án Luật là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.
Việc xây dựng dự án Luật Căn cước nhằm mục đích: phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Để cụ thể hóa các chính sách nêu trên trong dự thảo Luật được đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính bao quát và phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, Chính phủ đã chỉnh lý tên gọi của dự án Luật từ "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước".
Về bố cục, dự thảo Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, trong đó, sửa đổi 39/39 điều, bổ sung mới 7 điều so với Luật Căn cước công dân năm 2014.
Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...
Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân;
Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.
Về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số.
Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.
Hiện nay, Bộ Công an đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp thẻ nên việc quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân cơ bản không tác động đến người dân;
Quy định này sẽ hạn chế việc tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân cũ, có tính bảo mật không cao bằng thẻ căn cước và không có nhiều tiện ích; thúc đẩy người dân thay đổi thói quen bằng việc sử dụng thẻ căn cước gắn chíp điện tử.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công an giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), báo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định sự cần thiết xây dựng dự án luật này.
Bộ trưởng nhấn mạnh, Luật Viễn thông 2009 có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Viễn thông đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với bối cảnh mới có nhiều thay đổi, đặt ra yêu cầu phải sửa đổi toàn diện để xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu mới và khắc phục các vướng mắc trong công tác thực thi, quản lý nhà nước thời gian qua.
Mục đích xây dựng Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của Luật với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Đồng thời, bổ sung quy định đối với các nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển viễn thông, xu thế hội tụ, hình thành hạ tầng số - hạ tầng của nền kinh tế số.
Hiện dự thảo Luật được xây dựng gồm 10 chương, 74 điều, quy định về hoạt động viễn thông, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông; quản lý nhà nước về viễn thông.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam.
Về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) (sửa đổi), sáng 5/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng dự thảo Luật nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập của pháp luật về TCTD; luật hóa để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD.
Bên cạnh đó, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của TCTD; xây dựng công cụ để quản lý các TCTD; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành TCTD; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.
Luật Các TCTD (sửa đổi) cũng hướng đến bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD; tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời có sự tham gia của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, ngành để quản lý, kiểm soát hoạt động tín dụng, chống thao túng, lợi ích nhóm, sở hữu chéo; xử lý tình huống người gửi tiền rút tiền hàng loạt và có cơ chế hiệu quả để cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Về quan điểm xây dựng Luật, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho biết, việc xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) cần bám sát quan điểm của Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại TCTD bảo đảm an toàn hệ thống, tăng cường tính minh bạch, công khai và phù hợp với nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế tốt nhất, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
Việc xây dựng dự án Luật Các TCTD (sửa đổi) cần khắc phục các vướng mắc, bất cập hiện tại; tham khảo thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và phù hợp chiến lược phát triển ngành Ngân hàng.
Nội dung của dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 giữ nguyên 48 Điều, sửa đổi bổ sung 144 Điều, bổ sung mới 10 Điều và cơ bản bao quát 2 nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu.
Trong chiều ngày 5/6, các đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Các TCTD (sửa đổi).
| Chủ tịch Quốc hội tặng 2 tấn vật phẩm phục vụ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng tại 4 tỉnh Nam Lào Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi tặng 2 tấn vật phẩm phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho các thế ... |
| Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhận trách nhiệm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia chậm Sáng 7/6, giải trình vấn đề đại biểu quan tâm về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Trần ... |
| Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thay thế hoặc điều chuyển cán bộ, công chức không dám làm, né tránh Giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội chất vấn, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, các cấp, ngành, địa ... |
| Hôm nay (9/6), Quốc hội thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi), việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Ngày 9/6, Quốc hội nghe các báo cáo và tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); về dự ... |
| Chính phủ sẽ thực hiện cải cách tiền lương, xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng Chính phủ sẽ thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp. |