Quốc hội hôm nay thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). |
Quốc hội sẽ dành cả ngày họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tin liên quan |
Luật Đất đai là dự án luật có tầm quan trọng rất lớn, đối tượng tác động rất rộng |
Về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sáng 9/6, tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ; kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự án luật này.
Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đã có trên 12 triệu lượt ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Các nội dung được nhân dân quan tâm góp ý tập trung vào: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với trên 1,23 triệu lượt ý kiến; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với trên 1 triệu lượt ý kiến; tài chính đất đai, giá đất với trên 1,03 triệu lượt ý kiến; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với trên 1 triệu lượt ý kiến.
Việc tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân để hoàn thiện dự án Luật được Chính phủ thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến.
Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân.
Về thu hồi, trưng dụng đất, đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến của nhân dân. Tiếp thu các ý kiến góp ý, dự thảo Luật đã sửa đổi toàn bộ nội dung của Điều 75 theo hướng Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa. Quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất đối với các loại công trình công cộng từng lĩnh vực.
Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu quy định cụ thể, luật hóa một số quy định trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận, giảm khiếu kiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực thi.
Dự thảo Luật cũng đã làm rõ nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, các phương pháp định giá đất. Bổ sung quy định về tư vấn thẩm định giá đất.
Đồng thời Dự thảo Luật đã rà soát, bổ sung thời hạn sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, đối với đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.
Quy định thời hạn sử dụng đất đối với các trường hợp dự án thời hạn hoạt động trên 50 năm theo quy định của Luật Đầu tư; thời hạn cho thuê đất công ích là 10 năm...
Ngay sau đó, cũng trong sáng 9/6, các đại biểu Quốc hội cũng đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
* Trước đó, dự thảo Luật đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (tháng 4/2023) và ý kiến nhân dân.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 23 ngày 11/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, chuyên sâu, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú…
Theo đó, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến, các nội dung được nhân dân quan tâm tập trung góp ý nhiều nhất là về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc tiếp thu ý kiến của nhân dân được thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan của Quốc hội, Chính phủ để nghiên cứu tiếp thu, giải trình.
Đại biểu Quốc hội: đánh giá kỹ tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong sở hữu chéo nhằm hạn chế thao túng Thảo luận về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ cơ sở, đánh ... |
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để hàng hóa của Bờ Biển Ngà thâm nhập thị trường ASEAN và châu Á Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Bờ Biển Ngà Adama Bictogo sẽ góp ... |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp đoàn nghị sĩ của Nghị viện châu Âu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu (EP) đang phát triển ... |
Quốc hội hôm nay (20/6) biểu quyết thông qua 3 Luật, 1 Nghị quyết Quốc hội hôm nay (20/6) dự kiến biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ ... |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam ủng hộ quan hệ hợp tác toàn diện, sâu rộng giữa ngành Tư pháp hai ... |