Nhỏ Bình thường Lớn

Quốc hội hôm nay (27/5) nghe, thảo luận Luật Công an nhân dân, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài

Hôm nay (27/5), Quốc hội nghe tại hội trường, thảo luận tại tổ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam…
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp chiều 26/5.
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp chiều 26/5.

Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân;

Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.

Phiên họp sẽ được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Buổi chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Theo Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, mục đích xây dựng dự án Luật là nhằm thể chế hóa quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu đến năm 2030 xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bảo đảm lực lượng Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý của Chính phủ, sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Dự án Luật có bố cục gồm 2 điều về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và hiệu lực thi hành. Về nội dung cơ bản của dự án Luật, sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 22 theo hướng: Quy định sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác. Trường hợp không đủ 3 năm công tác do Chủ tịch nước quyết định.

Đồng thời, bổ sung khoản 1 Điều 23 theo hướng: Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác. Việc bổ sung nội dung này nhằm xác định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác để làm căn cứ đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định cụ thể về 6 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong Công an nhân dân; bổ sung quy định và tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân công an; giao Chính phủ quy định chế độ, chính sách của công nhân công an.

Tại phiên họp thứ 23, ngày 13/5 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng xác định công tác cải cách hành chính phải được tiến hành một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; trong đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp kiến tạo thể chế xác định cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, dự án luật được xây dựng nhằm góp phần đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; vừa bảo vệan ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu thị trường, đầu tư.

Cho ý kiến về dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh Lê Tấn Tới cơ bản nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn như trong Tờ trình, đồng thời đánh giá cao Chính phủ đã khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu có trong hồ sơ cơ bản đầy đủ, nhiều tài liệu được chuẩn bị công phu, chi tiết, có chất lượng; đủ điều kiện báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội.

Quốc hội hôm nay (26/5) thảo luận Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nghe chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Quốc hội hôm nay (26/5) thảo luận Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nghe chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Hôm nay (26/5), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nghe dự thảo ...

Chỉ quy định giá trần sách giáo khoa để đảm bảo quyền lợi học sinh

Chỉ quy định giá trần sách giáo khoa để đảm bảo quyền lợi học sinh

Theo ý kiến của Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng ...

Kỳ họp Quốc hội thứ 5: Kéo dài thời gian giảm thuế, quy định giá trần sách giáo khoa

Kỳ họp Quốc hội thứ 5: Kéo dài thời gian giảm thuế, quy định giá trần sách giáo khoa

Ngày 24/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Thượng Nghị viện Hoa Kỳ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Thượng Nghị viện Hoa Kỳ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Thượng Nghị sĩ Mike Crapo và các nghị sĩ trong đoàn trong việc thúc đẩy ...

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá XV: Nóng về Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá XV: Nóng về Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 5 của Kỳ họp thứ ...