Quốc hội Việt Nam tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị chuyên đề Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) khu vực châu Á-Thái Bình Dương về “Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Hành động của các nhà lập pháp" do IPU và Quốc hội Việt Nam phối hợp tổ chức từ ngày 11-13/5 tại TP.HCM.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quoc hoi viet nam tich cuc thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung Quốc hội Việt Nam phát huy vai trò và vị thế
quoc hoi viet nam tich cuc thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung Hợp tác Quốc hội Việt Nam-Ireland: Tạo khuôn khổ đẩy mạnh hợp tác kinh tế

Tiếp sau việc Quốc hội Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) với việc thông qua Tuyên bố Hà Nội “Các Mục tiêu Phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” vào tháng 3/2015, Hội nghị lần này là bước cụ thể hóa các kết quả đạt được tại IPU-132, biến cam kết của các nhà lập pháp thành hành động, góp phần thúc đẩy việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

quoc hoi viet nam tich cuc thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Khóa XIV. (Nguồn: Quốc hội)

Những vấn đề then chốt của Tuyên bố Hà Nội đã được phản ánh trong các văn kiện quan trọng của Hội nghị lần thứ 4 các Chủ tịch Quốc hội trên thế giới vào tháng 9/2015.

Năm 2016, Liên minh Nghị viện Thế giới đã phối hợp với các nghị viện thành viên tổ chức một số hội thảo chuyên đề triển khai việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) như Hội thảo khu vực về nghị viện và việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Bucharest, Romania (18-19/4/2016); Hội thảo liên khu vực về tăng cường năng lực nghị viện và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Bắc Kinh, Trung Quốc (18-20/9/2016); Hội thảo khu vực Mỹ Latin và Caribbean về vai trò của các nghị viện trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia và trong một quốc gia, tại Panama (1-2/12/2016)...

Liên minh Nghị viện Thế giới cũng phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị Nghị viện hàng năm trong khuôn khổ Hội nghị Biến đổi khí hậu.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương do nước biển dâng.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và khoảng 10% GDP sẽ bị tổn thất.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Xác định việc ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của quốc gia, trong những năm qua, Việt Nam đã luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tích cực, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Công ước khí hậu), Nghị định thư Kyoto. Đặc biệt, ngày 22/4/2016, Việt Nam đã cùng 175 quốc gia trên thế giới ký Thỏa thuận Paris tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) và phê chuẩn cam kết quan trọng này vào cuối tháng 10/2016.

Cùng với Thỏa thuận Paris, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, trong đó có việc xây dựng Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Hội nghị chuyên đề về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các nhà lập pháp" gồm ba phiên thảo luận chính, tập trung về năm nội dung gồm tổng quan về các mục tiêu phát triển bền vững và vai trò của nghị viện; thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu; thách thức, cơ hội và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các quốc gia trong khu vực; các cam kết quốc tế và yêu cầu đối với các nhà lập pháp; huy động các nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Hội nghị được tổ chức dưới hình thức tương tác trong đó có các phát biểu dẫn đề của Chủ tịch Quốc hội Fiji, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới, Liên hợp quốc, các phát biểu dẫn đề của các Bộ trưởng của Việt Nam như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội...

Hội nghị là diễn đàn để các nghị viện, nghị sĩ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu. Hội nghị thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong các hoạt động của Liên minh Nghị viện Thế giới, nhất là trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam vừa được bầu làm thành viên Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Thế giới (nhiệm kỳ 2016-2019).

Với sự tham gia của đại biểu nghị viện đến từ 20 quốc gia thành viên IPU và nhiều tổ chức quốc tế, việc tổ chức thành công Hội nghị lần này sẽ góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Quốc hội Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Hội nghị còn góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và của người dân về biến đổi khí hậu, nguy cơ tác động của nó đối với mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội và huy động sự chung tay góp sức nhằm chủ động, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên phạm vi toàn cầu.

quoc hoi viet nam tich cuc thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung Quốc hội Na Uy ủng hộ việc phát triển quan hệ với Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc tại Na Uy, ngày 22/9, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng ...

quoc hoi viet nam tich cuc thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung Quốc hội Việt Nam và Phần Lan tăng cường quan hệ lập pháp

Trong khuôn khổ chuyến thăm Phần Lan từ ngày 18-21/9 của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng ...

quoc hoi viet nam tich cuc thuc hien cac muc tieu phat trien ben vung Quốc hội Việt Nam - New Zealand tăng cường hợp tác chuyên môn

Từ ngày 5-7/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam đã thăm và làm việc tại New Zealand.

(theo Vietnamplus.vn)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Man City; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain.
Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Chính phủ Indonesia thúc đẩy cải thiện du lịch Halal như một phần trong nỗ lực trở thành điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu với người Hồi giáo.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Trên trang cá nhân, diễn viên Phan Minh Huyền thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, lúc gợi cảm, quyến rũ; khi thì năng động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác ...
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động