Nhỏ Bình thường Lớn

Quốc vụ khanh Anh: Những gì xảy ra ở Biển Đông có ý nghĩa toàn cầu

Hòa bình và thịnh vượng ở Biển Đông phải tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia, nhằm bảo vệ các tuyến thương mại tự do và rộng mở.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bà Anne-Marie Trevelyan nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh” tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/10.

Quốc vụ khanh Anh: Những gì xảy ra ở Biển Đông có ý nghĩa toàn cầu
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bà Anne-Marie Trevelyan phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 ngày 25/10. (Nguồn: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam)

Quốc vụ khanh Anne-Marie Trevelyan tái khẳng định cam kết của Anh trong việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng.

“Những gì xảy ra ở Biển Đông có ý nghĩa toàn cầu. Gần 60% thương mại hàng hải toàn cầu đi qua khu vực này. Vì thế, việc tất cả các bên đều được hưởng quyền tự do hàng hải và tập luyện ở Biển Đông là vô cùng quan trọng”, bà khẳng định.

London mong muốn “duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và “tăng cường mối quan hệ với các đối tác trong khu vực, hỗ trợ phát triển bền vững và giải quyết những thách thức chung mà tất cả chúng ta phải đối mặt”.

Bày tỏ sự "tôn trọng và ngưỡng mộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì sự ổn định và thịnh vượng của khu vực", Quốc vụ khanh Anne-Marie Trevelyan nhấn mạnh: "Quan hệ đối tác của chúng tôi với ASEAN hỗ trợ cam kết chung của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Khẳng định "mong muốn được làm việc với các đối tác để thúc đẩy Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó hợp tác hàng hải là trụ cột chính", nhà ngoại giao Anh "chúc mừng ASEAN đã ban hành Báo cáo Hàng hải ASEAN đầu tiên và tổ chức Diễn tập Đoàn kết ASEAN đầu tiên".

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bà Anne-Marie Trevelyan phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 ngày 25/10. (Nguồn: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam)
Quốc vụ khanh Anne-Marie Trevelyan tái khẳng định cam kết của Vương quốc Anh trong việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và thịnh vượng. (Nguồn: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam)

Đánh giá cao nỗ lực của Indonesia - nước Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay trong "việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", bà cho hay, Anh "tin tưởng mạnh mẽ vào sự cần thiết phải có một thỏa thuận phù hợp với UNCLOS và phản ánh lợi ích cũng như đảm bảo quyền và tự do của tất cả các bên - bao gồm cả các nước thứ ba".

Cho biết nhóm tàu sân bay của Anh sẽ sớm quay trở lại khu vực để chứng minh các quyền và tự do này trên thực tế, Quốc vụ khanh Anne-Marie Trevelyan cũng đề cập "những gì mà Anh có thể đem tới cho khu vực", trong đó có việc triển khai Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) với Indonesia và Việt Nam và việc tiếp tục hỗ trợ khả năng phục hồi và an ninh của các đối tác khu vực thông qua Chương trình Hợp tác hàng hải ASEAN-Anh.

Bên cạnh đó, các chương trình Hành tinh xanh và COAST của Anh cũng đang hỗ trợ các cộng đồng và ngành công nghiệp hàng hải nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu.

Để duy trì vai trò quan trọng của Biển Đông như một nguồn cung cấp cá và sinh kế, năm nay, Anh công bố tài trợ 2,5 triệu bảng Anh cho các hoạt động liên quan đến việc chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định – một ưu tiên quan trọng khác của Báo cáo Hàng hải ASEAN.

Cùng với nỗ lực tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, Anh đề xuất đưa ra các cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với an ninh và ổn định khu vực.

Chuyến thăm Việt Nam của Quốc vụ khanh Anne-Marie Trevelyan diễn ra trong bối cảnh Anh và Việt Nam đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1983-2023). Bày tỏ sự “đặc biệt vui mừng” khi có mặt tại đây trong năm đặc biệt này, bà khẳng định: “Anh là đối tác thân thiết với Việt Nam về an ninh hàng hải và chúng tôi tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này”.

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý

Tranh chấp bãi cạn Scarborough liên quan trực tiếp đến an ninh, ổn định và hợp tác của khu vực, đến nguyên tắc Hiến chương ...

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: ‘Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng biển xanh’

Trong ngày đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 “Thu hẹp vùng biển xám, Mở rộng vùng ...

Vì một Biển Đông 'xanh hơn, minh bạch hơn'

Vì một Biển Đông 'xanh hơn, minh bạch hơn'

Trả lời báo chí nhân dịp tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 tại TP. Hồ Chí Minh ...

Bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15

Bế mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15

Trong ngày thứ hai của Hội thảo quốc tế về Biển Đông (ngày 26/10) diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh có 4 phiên thảo ...

‘Ngoại giao Cảnh sát biển’ – hài hòa xung đột Biển Đông

‘Ngoại giao Cảnh sát biển’ – hài hòa xung đột Biển Đông

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 (25-26/10) vừa qua, một chủ đề được các đại biểu ...

Tin cũ hơn

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương
Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng Hiệp ước Biển cả - BBNJ (kỳ II): 20 năm 'gieo hạt, nảy mầm', mang một sứ mệnh riêng
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS Hiệp định về biển cả - BBNJ (Kỳ I): Mốc dấu mới của luật pháp quốc tế, 'cánh tay nối dài' của UNCLOS
Trung Quốc phản đối gay gắt Luật Vùng biển Philippines, nói 'xâm phạm nghiêm trọng' chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc phản đối gay gắt Luật Vùng biển Philippines, nói 'xâm phạm nghiêm trọng' chủ quyền lãnh thổ
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai