Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững

Vy Vy
Nếu Việt Nam phát triển biển hợp lý sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và đạt được các cam kết trung hòa carbon vào 2050.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững
Hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. (KT)

Từ ngày 5-6/1 tại Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình dưới sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội tổ chức hội thảo về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch vùng bờ).

Tham dự hội thảo có đại diện các bộ, ngành của Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên; các tổ chức quốc tế; các chuyên gia, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia biển với đường bờ biển dài hơn 3.260 km cung cấp vốn tự nhiên lớn cho phát triển kinh tế biển và có nhiều tiềm năng điện gió ven bờ và ngoài khơi, nếu được phát triển hợp lý sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giúp Việt Nam đạt được các cam kết trung hòa carbon vào 2050.

Nhằm phát huy tiềm năng to lớn này, Việt Nam đã ban hành Nghị Quyết số 36/NQ-TW của Trung ương năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đặt ra giải pháp quan trọng là xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: KT)

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khẳng định: “Là một quốc gia ven biển có bờ biển dài, nhiều đảo; đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, sự suy giảm nguồn lợi, tài nguyên biển và tác động của biến đổi khí hậu, trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo và tăng cường hợp tác quốc tế".

Ông Lê Minh Ngân cho rằng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 là loại quy hoạch đa ngành, khó và phức tạp, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận không gian, tổng hợp.

Do vậy, ông mong muốn “thông qua hội thảo, các trao đổi, thảo luận tích cực, trách nhiệm của các đại biểu tham dự sẽ làm sáng tỏ hơn các nội dung của quy hoạch; vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan và các giải pháp để thu hút, thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện quy hoạch trên thực tế, cũng như việc quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch sau này".

Theo quy định, phạm vi của Quy hoạch vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển như sau: (i) vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và môi trường xác định và công bố và (ii) vùng đất ven biển bao gồm các xã, phường, thị trấn có biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

Mục tiêu của quy hoạch nhằm phát triển bền vững vùng bờ dựa trên sự nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; cải thiện sinh kế và mức sống của cộng đồng dân cư ven biển gắn với bảo tồn và phát triển giá trị tự nhiên, sinh thái, văn hóa; giữ vững trật tự xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh.

Quy hoạch không gian biển Việt Nam vì đại dương bền vững
Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Moglestue phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: KT)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, thay mặt Đại sứ quán Na Uy, Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Moglestue cho biết Na Uy là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng các kế hoạch quản lý vùng bờ và đại dương. Các kế hoạch này được Na Uy dựng và hoàn thiện trong nhiều năm – vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Những vùng biển của Na Uy hiện nằm trong số những vùng biển được quản lý tốt nhất thế giới, với giá trị được tạo ra ở mức cao. Cụ thể là đại dương đóng góp 70% trong tổng doanh thu xuất khẩu của Na Uy.

“Kinh nghiệm quản lý tích hợp biển và đại dương của Na Uy cho thấy việc phát triển một nền kinh tế đại dương mạnh mẽ đồng thời với việc đảm bảo môi trường biển sạch và lành mạnh là điều hoàn toàn có thể. Một quy hoạch không gian biển có chất lượng là chìa khóa thành công. Vì thế, chúng tôi rất vui mừng được cùng với UNDP và các cơ quan đối tác Việt Nam tổ chức Hội thảo ngày hôm nay và chia sẻ kinh nghiệm của Na Uy về vấn đề này”, Phó Đại sứ Moglestue bổ sung thêm.

Về phía UNDP, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman cho rằng việc quản lý bền vững các khu vực biển và ven biển là công cụ quan trọng giúp Việt Nam trong phát triển kinh tế biển xanh, thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm.

Đặc biệt, quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam. Quy hoạch vùng bờ cũng sẽ giúp đảm bảo phát triển tối ưu và hài hòa giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên ven biển của Việt Nam, cũng như bảo đảm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, đại diện Cục biển và hải đảo Việt Nam đã trình bày về nội dung Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch được lập trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan trong phạm vi vùng bờ, nhưng có sự điều chỉnh, xử lý đối với các vùng chồng lấn về sử dụng không gian vùng bờ; bảo đảm sự hài hoà trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng bờ.

Phó Tổng thống Mỹ yêu cầu củng cố luật pháp quốc tế và các nguyên tắc tại Biển Đông

Phó Tổng thống Mỹ yêu cầu củng cố luật pháp quốc tế và các nguyên tắc tại Biển Đông

Mỹ nhấn mạnh sẽ cùng Philippines đối phó với mọi hành vi đe dọa và ép buộc tại Biển Đông.

Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN mở màn ở Indonesia

Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN mở màn ở Indonesia

Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Bali, Indonesia từ ngày 22-25/11 là một nỗ lực nhằm duy trì ...

Cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS 1982 trù định ngày càng cho thấy tính ưu việt

Cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS 1982 trù định ngày càng cho thấy tính ưu việt

UNCLOS 1982 đã đặt nền móng cho giải quyết các tranh chấp biển từ phân định biển, tranh chấp nghề cá, hàng hải, nghiên cứu ...

Hội đàm lãnh đạo Philippines-Trung Quốc: Bắc Kinh nói 'muốn thúc đẩy năng lượng tích cực cho hòa bình'

Hội đàm lãnh đạo Philippines-Trung Quốc: Bắc Kinh nói 'muốn thúc đẩy năng lượng tích cực cho hòa bình'

Ngày 4/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. tại thủ đô Bắc Kinh.

ASEAN trong năm 2023: 'Sứ mệnh' của Chủ tịch Indonesia và hành trình đầy thử thách

ASEAN trong năm 2023: 'Sứ mệnh' của Chủ tịch Indonesia và hành trình đầy thử thách

Ngày 1/1, Indonesia đã chính thức bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, bắt đầu "sứ mệnh" lèo lái con thuyền ...

Đọc thêm

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2023. kết quả xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số hôm nay 26/4. SXMN 26/4. XSMN ...
SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

Range Rover Electric là mẫu SUV hạng sang thuần điện đang được hãng cho chạy thử trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ xuống - 40 độ C ở ...
Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM Vương Thành Công quyết tâm ...
Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Ứng dụng My MobiFone sẽ giúp bạn quản lí chi tiêu, tiền cước, dữ liệu data,.... một cách đơn giản và thuận tiện nhất ngay trên điện thoại. Ngoài ra, ...
Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Thông tin mới về AI trên hệ điều hành iOS 18

Hệ điều hành iOS 18 sẽ được Apple công bố chính thức tại sự kiện WWDC 2024 diễn ra vào tháng 6, hứa hẹn sẽ sở hữu nhiều nâng cấp ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động