Quỹ vaccine Covid-19: Điều chỉnh chiến lược kịp thời, dũng cảm của Chính phủ

Nguyệt Anh
Nhận định về Quỹ vaccine Covid-19, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Chủ tịch Công ty Le Bros) cho rằng, đây là sự điều chỉnh chiến lược kịp thời, dũng cảm của Chính phủ, tiếp thêm niềm tin từ nhân dân đối với quyết sách của Nhà nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến lược vaccine Covid-19:
Ông Lê Quốc Vinh khẳng định, Quỹ vaccine Covid-19 là một sáng kiến hay nhằm huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ một phần ngân sách mua vaccine.

Diễn biến dịch Covid-19 cho thấy chỉ có vaccine mới đưa được nước ta thoát khỏi đại dịch này. Ông đánh giá thế nào về Quỹ vaccine?

Quỹ vaccine Covid-19 là một sáng kiến hay nhằm huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ một phần ngân sách mua vaccine hoặc nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19.

Hiện nay, như tôi được biết, ngân sách Nhà nước mới chỉ đủ để phục vụ các đối tượng ưu tiên. Do đó, Quỹ vaccine sẽ giúp chúng ta có đủ nguồn lực để thực hiện tiêm phòng cho tới 70% dân số, đủ để đạt miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, như tôi đã có lần phát biểu trên truyền thông, tham gia đóng góp cho Quỹ vaccine không có nghĩa là chúng ta đẩy nhanh được tiến trình nhập vaccine. Vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về năng lực sản xuất của một số ít nhà cung ứng vaccine. Nó chỉ giúp cho Chính phủ có sự tự tin về nguồn lực tài chính để chủ động đàm phán với mọi cơ hội có được.

Vậy còn về tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của nhân dân trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 qua sáng kiến Quỹ vaccine Covid-19?

Tôi tin rằng, phần lớn người dân có điều kiện nhất định đều thấy trách nhiệm của mình trong việc góp một phần nhỏ bé cho Quỹ vaccine, tuỳ theo khả năng thực tế của mỗi người. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp vô cùng to lớn của nhiều doanh nghiệp, như Công ty golf Long Thành, VinGroup, Viettel, VNPT, EVN, T&T, MobiFone…

"Trong điều kiện còn nhiều hạn chế về nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất, nhất là yêu cầu về vaccine là rất cấp bách, Chính phủ đã mạnh dạn có những sự điều chỉnh kịp thời và có thể nói là dũng cảm. Điều đó đã tiếp thêm niềm tin từ nhân dân đối với quyết sách của Nhà nước".

Nhiều sáng kiến vận động, quyên góp trong các tổ chức, địa phương, hiệp hội đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Số tiền đóng góp chắc chắn là rất đáng kể, nhưng tôi nghĩ, ý nghĩa lớn lao hơn nhiều nằm ở tinh thần đoàn kết với Chính phủ, tích cực hỗ trợ, với mong muốn chiến thắng trong cuộc chiến chống SARS-CoV-2.

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới, định hướng chiến lược của Thủ tướng Chính phủ là huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine, từ đó tạo ra miễn dịch cộng đồng. Đây được xem là sự điều chỉnh chiến lược kịp thời?

Đúng vậy, chúng ta đã thắng lợi bước đầu ở 3 giai đoạn bùng phát Covid-19, bằng chiến lược riêng của Việt Nam và đã được thế giới ghi nhận thành công. Tuy nhiên, ở đợt 4 này, đã có nhiều thay đổi, số ca nhiễm tăng lên rất nhiều và nhanh, với nhiều biến chủng mới. Chúng ta cần phải có những điều chỉnh nhất định trong chiến lược và chiến thuật chống dịch.

Trong điều kiện còn nhiều hạn chế về nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất, nhất là yêu cầu về vaccine là rất cấp bách, Chính phủ đã mạnh dạn có những sự điều chỉnh kịp thời và có thể nói là dũng cảm. Điều đó đã tiếp thêm niềm tin từ nhân dân đối với quyết sách của Nhà nước.

Nhiều người kỳ vọng ở Quỹ vaccine không phải là số tiền mà là sự đồng lòng chống dịch, tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như người dân. Đặc biệt, chúng ta đều đã hiểu về giá trị của "vũ khí" quan trọng nhất để giải quyết tai họa toàn cầu này nằm ở vaccine?

Tôi đồng ý, như trên đã nói, số tiền đóng góp là khá lớn. Ngay trong ngày mở chính thức Quỹ vaccine đã có hơn 6.600 tỷ đồng. Nhưng ý nghĩa lớn lao hơn nằm ở ý thức của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

"Nhiều sáng kiến vận động, quyên góp trong các tổ chức, địa phương, hiệp hội đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Số tiền đóng góp chắc chắn là rất đáng kể, nhưng tôi nghĩ, ý nghĩa lớn lao hơn rất nhiều nằm ở tinh thần đoàn kết với Chính phủ, tích cực hỗ trợ, với mong muốn chiến thắng trong cuộc chiến chống SARS-CoV-2".

Sự đóng góp của chúng ta là động lực để Chính phủ, Bộ Y tế và các đơn vị được phép đàm phán, nhập khẩu vaccine tự tin, không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để có được vaccine cho toàn bộ người dân.

Các cơ hội đó có thể là các nguồn nhập khẩu đáng tin cậy, cơ hội mua bản quyền sản xuất vaccine, hay là đầu tư cho các loại vaccine do Việt Nam phát triển.

Theo nhiều nhận định, việc lập Quỹ vaccine là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể ứng phó với dịch Covid-19 của Việt Nam. Ông nghĩ sao?

Có thể nói như vậy. Việc lập Quỹ vaccine có thể là ý tưởng mới, trong bối cảnh chúng ta chưa đủ nguồn lực từ ngân sách Nhà nước.

Mặc dù, con số tổng chi phí dự kiến để mua vaccine cho toàn dân vào khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng, không phải lớn so với chi ngân sách thường niên. Tuy nhiên, sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp và người dân sẽ làm giảm bớt gánh nặng ngân sách, vốn đang phải "oằn mình" chi trả cho cuộc chiến chống SARS-CoV-2, chi cho hệ thống hạ tầng và lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm chiến đấu giành giật sự sống cho các bệnh nhân.

Nhưng chiến lược vaccine chỉ có thể thành công khi chúng ta kết hợp chặt chẽ giữa tiêm chủng với các giải pháp 5K, đảm bảo an toàn phòng dịch cho bản thân và cộng đồng?

Hiệu quả của các loại vaccine khác nhau, chưa có loại vaccine nào có thể đảm bảo 100% khả năng miễn nhiễm. Hơn nữa, các chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi đã tiêm vaccine, vẫn có khả năng bị lây nhiễm lại, do nhiều yếu tố, như sự xuất hiện của các biến chủng mới.

Vì vậy, vẫn cần các giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp 5K vẫn là quan trọng, để mỗi người có thể tự bảo vệ mình và giảm thiểu rủi ro cho cộng đồng.

Rõ ràng, việc điều chỉnh chiến lược để bắt kịp và vượt lên trong chiến dịch tiêm chủng, nhanh chóng tạo ra miễn dịch cộng đồng là một phản ứng chính sách sáng suốt và kịp thời. Ông nhận định như thế nào về thành công của Việt Nam trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 đến thời điểm hiện tại?

Chúng ta đã thắng lợi ở các giai đoạn đầu chống Covid-19. Cho đến nay, dù tình hình vẫn đang diễn biến nghiêm trọng nhưng chúng ta có thể thấy là khả năng kiểm soát dịch theo từng vùng khá tốt. Chiến lược khoanh vùng, cách ly, truy vết vẫn đang phát huy hiệu quả.

Tôi tin tưởng với cách làm hiện nay, sẽ khó có thể lâm vào cảnh mất kiểm soát như một vài nước châu Á. Đó có thể nói là sự thành công. Chỉ cần Việt Nam nhập được vaccine trong năm 2021, theo tiến trình như các nhà cung cấp đang hứa, thì khả năng chúng ta có thể kiểm soát được căn bản Covid-19 trong năm nay.

Tôi rất mong Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo được sự hoạt động ổn định của nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Trung tá Đào Trung Hiếu: Cần có bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Chiến lược vaccine Covid-19: Những thách thức đang chờ
Cuộc chiến Covid-19: Cần trí tuệ và bình tĩnh, nhất là chặng đua cuối cùng
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung: Mỗi tỉnh phải rà soát năng lực chống dịch Covid-19 và xây dựng các kịch bản ứng phó
GS. Nguyễn Thanh Liêm: ‘Vaccine là vũ khí duy nhất để thanh toán dịch bệnh Covid-19 và cứu vãn nền kinh tế’
Chống Covid-19, chúng ta có thực sự hiểu rõ nguy cơ từ bài học Ấn Độ?
TIN LIÊN QUAN
Nguyệt Anh (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động