Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ khóa 77 tại New York (Mỹ). (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại New York) |
Nhiều lợi ích từ công nghệ số
Những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là việc Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm tiến bộ, tích cực về nhân quyền, tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng các quyền của mình.
Hiện nay, số người dùng Internet tại Việt Nam đã lên đến hơn 70 triệu người, cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 tại châu Á. Hạ tầng viễn thông đã phủ sóng 99,8% dân cư và Internet cáp quang đã tới 98% số phường xã. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội cũng chiếm tới 78% dân số.
Không thể phủ nhận những thay đổi mà quá trình chuyển đổi số tạo ra trong đời sống xã hội. Tại Việt Nam, người dân nhận được nhiều lợi ích từ chuyển đổi số và Internet. Nhờ chuyển đổi số, cuộc sống của con người đã quen dần với dịch vụ công trực tuyến và thụ hưởng nhiều giá trị mà Internet mang lại.
Sự phát triển của Internet và công nghệ số đã và đang mở ra tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Những tiện ích, dịch vụ số đang từng bước được phủ rộng trên cả nước. Hơn thế, sự ra đời và phát triển của các dịch vụ, ứng dụng, sản phẩm công nghệ trên nền tảng số đã đem lại sự thay đổi nhanh chóng trong phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam cũng đạt được nhiều thành quả trong quá trình chuyển đổi số, bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do Internet.
Tuy nhiên, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các dịch vụ mạng cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nhiều cảnh báo nguy cơ đến từ những giao dịch trên môi trường số. Đặc biệt, nạn tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền con người cũng như quyền riêng tư của cá nhân lẫn doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi phải có chủ trương, chiến lược và chính sách phù hợp, có tính dự báo để giải quyết thách thức và tận dụng các cơ hội mà Internet mang lại.
Trong thời đại số, với sự phát triển mạnh mẽ, không giới hạn của công nghệ thông tin, con người cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức, quyền con người bị ảnh hưởng. (Nguồn: CAND) |
Đảm bảo nhân quyền trên không gian mạng
Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có thể nói, Cách mạng công nghiệp 4.0 và trí tuệ nhân tạo làm thay đổi cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau trong xã hội số, đồng thời cũng đặt ra vấn đề an ninh và quyền riêng tư cá nhân. Vì vậy, cần nhận diện những lợi ích và thách thức trên không gian mạng về vấn đề bảo vệ quyền con người.
Các chuyên gia cho rằng, cần có những chính sách để quản lý hoạt động trên không gian mạng. Đặc biệt, có các quy định để bảo đảm quyền con người trong quá trình chuyển đổi số, để không ai bị bỏ lại phía sau. Theo thống kê của Bộ Công an, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Vì vậy, vấn đề quan trọng là làm sao để vừa quản lý, sử dụng hiệu quả, vừa bảo vệ được dữ liệu cá nhân.
Trong thời đại số, thông tin cá nhân, dữ liệu hành vi của mỗi con người bị kiểm soát, thu thập là một nguy cơ không thể phủ nhận. Để bảo vệ quyền con người trên không gian mạng, Việt Nam đã ban hành Luật an ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin... Trong đó, có các quy định cụ thể về quyền của người dân khi sử dụng và kinh doanh trên mạng Internet.
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 13 về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2023. Giải pháp này sẽ góp phần bảo vệ bí mật cá nhân, quyền con người, quyền công dân và an ninh mạng. Đáng chú ý, Nghị định 13 được tiếp thu, hài hòa với thông lệ quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền con người.
Đặc biệt, Việt Nam là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về chuyển đổi số quốc gia. Trong quá trình ấy, Việt Nam đã xây dựng được một hành lang pháp lý quan trọng để bảo đảm tốt hơn các quyền của con người từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục.
Nhiều chuyên gia nêu quan điểm, quyền con người ngoài đời thực được bảo vệ như thế nào thì trên không gian mạng cũng cần được bảo vệ như vậy. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước phục vụ nhân dân, quyền con người luôn là mục tiêu của sự phát triển.
Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực ASEAN và thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Điều đáng nói, nước ta luôn bảo đảm quyền con người, nhất là quyền con người trong quá trình chuyển đổi số; nỗ lực, sáng tạo nhằm nâng cao đời sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
| Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều từ chính sách an sinh xã hội Chính sách an sinh xã hội phải ngày càng phát triển, mở rộng để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều hơn từ sự ... |
| Trí tuệ nhân tạo và thách thức đối với bảo đảm quyền con người ở Đông Nam Á Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi thế giới của chúng ta, từ cách làm việc đến tận hưởng cuộc sống, từ ... |
| Vấn đề con người trong xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 (kỳ cuối) Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn dài hạn nhất cho tương lai phát triển của khối ... |