Ra mắt khóa học kết hợp giảng dạy ngôn ngữ Anh và phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam đối với ASEAN

Trang Trần
Baoquocte.vn. Ngày 5/11, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo phổ biến khóa học “Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kết hợp giảng dạy ngôn ngữ Anh với phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam trong ASEAN
Các đại biểu từ các đơn vị giáo dục và nghiên cứu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Hoài Tân)

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao; GS.TS Phạm Quang Minh, Trưởng bộ môn Nghiên cứu phát triển quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS Dương Văn Quảng, Khoa Truyền thông Quốc tế, Học viện Ngoại giao; bà Vũ Thị Thu Phương, Quản lý Chương trình KAS Việt Nam; TS. Nguyễn Thị Cát Ngọc, Trưởng khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại giao; TS. Trần Thị Thanh Liên, Phó Chủ nhiệm khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại giao; TS. Lương Bá Phương, Trưởng bộ môn Biên dịch Ngôn ngữ Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; cùng nhiều đại biểu từ các đơn vị giáo dục và nghiên cứu.

Phát biểu mở đầu Hội thảo, PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn khẳng định việc xây dựng giáo trình khóa học “Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn” và đưa vào giảng dạy là một hoạt động thiết thực làm phong phú chương trình học của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng và sinh viên Học viện Ngoại giao nói chung.

Đồng thời, PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cũng nhấn mạnh việc tổ chức Hội thảo là phù hợp và cần thiết nhằm phổ biến nội dung và phương pháp xây dựng tổ chức khóa học tới các đơn vị giảng dạy đại học khác.

Theo Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, khóa học với sự đồng hành của quỹ KAS chính là động lực giúp nâng cao hiểu biết giữa người dân của hai nước Việt Nam và Đức, đặc biệt là từ phía thanh niên Việt Nam, từ đó, làm khăng khít hơn nữa mối bang giao giữa hai nước.

Kết hợp giảng dạy ngôn ngữ Anh với phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam trong ASEAN
PGS.TS Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu mở đầu Hội thảo. (Ảnh: Hoài Tân)

Đại diện cho quỹ KAS, bà Vũ Thị Thu Phương bày tỏ vinh dự khi được đồng hành cùng Học viện Ngoại giao xây dựng khóa học nhằm cung cấp cho sinh viên cả về lý luận và thực tiễn, để phát triển kỹ năng, sử dụng kiến thức của mình để phân tích chính sách đối ngoại, góp phần vào việc đào tạo các nhà ngoại giao hiện đại, chuyên nghiệp.

Dưới góc độ giảng dạy, TS. Nguyễn Thị Cát Ngọc, Trưởng khoa tiếng Anh, Học viện Ngoại giao, bày tỏ mong muốn đổi mới các chương trình đào tạo, phấn đấu duy trì vị trí số một tại Việt Nam của Học viện Ngoại giao trong đào tạo, nghiên cứu, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực quan hệ quốc tế và ngoại giao, đứng vào hàng ngũ các cơ sở nghiên cứu đào tạo dẫn đầu khu vực.

“Mong muốn này đã khích lệ đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện, cụ thể hơn là các giảng viên trong Khoa tiếng Anh đổi mới, sáng tạo các phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng nội dung và chuẩn hóa các chương trình của người học, nâng cao trình độ của chính mình”, bà Nguyễn Thị Cát Ngọc chia sẻ.

Kết hợp giảng dạy ngôn ngữ Anh với phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam trong ASEAN
Bà Vũ Thị Thu Phương, Quản lý Chương trình KAS Việt Nam. (Ảnh: Hoài Tân)

Học viện Ngoại giao là cơ sở nghiên cứu, đào tạo đầu ngành về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam, nằm trong danh sách 40 cơ quan học thuật hàng đầu do chính phủ bảo trợ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong những năm vừa qua, Học viện Ngoại giao đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 80 trường Đại học, cơ quan, tổ chức và mạng lưới hợp tác nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Những nghiên cứu trong lĩnh vực chính sách đối ngoại các nước nói chung, chính sách đối ngoại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là nghiên cứu về các tổ chức quốc tế, trong đó có ASEAN luôn chiếm vai trò quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu.

Kết hợp giảng dạy ngôn ngữ Anh với phân tích chính sách đối ngoại Việt Nam trong ASEAN
Toàn cảnh Hội thảo phổ biến khóa học "Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn". (Ảnh: Hoài Tân)

Bên cạnh mảng nghiên cứu, tại Học viện Ngoại giao, các môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng được giảng dạy thông qua các môn học có chung tên gọi là Tiếng Anh chuyên ngành. Đó là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể, để người học có thể áp dụng ngôn ngữ vào những môn học khác trong chuyên ngành của mình, ví dụ chính trị học, luật học hay kinh tế học.

Khóa học này được xây dựng trên một nền tảng kiến thức liên ngành giúp người học phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chính sách đối ngoại. Đây là một mảng nghiên cứu còn mới và thú vị mà chỉ có các khoa tiếng Anh chuyên ngành mới có thể cung cấp cho người học.

Khóa học với chủ đề “Giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các bài phát biểu của lãnh đạo Việt Nam tại các hội nghị ASEAN và ASEAN mở rộng qua lăng kính phân tích diễn ngôn”, được bổ trợ bởi cuốn giáo trình cùng tên, sẽ là một đóng góp không nhỏ vào danh mục giáo trình học và tham khảo cho sinh viên học viện, mở ra hướng đi mới cho các môn học liên ngành giữa khoa học xã hội và ngôn ngữ, đặc biệt các môn học nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại.

KAS có văn phòng đại diện trên toàn thế giới, thực hiện hơn 200 dự án ở hơn 120 quốc gia. Cùng với các đối tác của mình, KAS Việt Nam mong muốn đóng góp cho việc xây dựng tự do, bình đẳng và đoàn kết thông qua một loạt các dự án.
Trao tặng thiết bị dạy học và sách cho Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du

Trao tặng thiết bị dạy học và sách cho Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du

Baoquocte.vn. Đại sứ Nguyễn Bá Hùng khẳng định Đại sứ quán Việt Nam tại Lào luôn đồng hành, ủng hộ để Trường song ngữ Lào-Việt ...

Sẽ vinh danh 50 giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy

Sẽ vinh danh 50 giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô' sẽ tuyên dương các giáo viên có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tham vấn 'Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn cầu'

Chiều 16/4, tại TP. Hạ Long, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Ninh tổ chức hội nghị tham vấn “Xây dựng mô hình thành phố học tập toàn ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động