Ra mắt nhóm Bạn bè của UNCLOS được thành lập theo sáng kiến của Việt Nam và Đức

Chu An
Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, với sự tham gia của gần 100 nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) vừa được thành lập theo sáng kiến do Việt Nam và Đức đưa ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ra mắt nhóm Bạn bè của UNCLOS được thành lập theo sáng kiến của Việt Nam và Đức. (Nguồn: HDPF)
Rất nhiều nước đã tham gia, rất nhiều đại sứ tỏ rõ cam kết đóng góp cho UNCLOS một cách hòa bình, cam kết hành động dựa trên luật lệ. (Nguồn: HDPF)

Lễ ra mắt Nhóm bạn bè của UNCLOS đã được tổ chức ngày 30/6 tại trụ sở LHQ ở New York với sự tham dự của Phó Tổng Thư ký phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn pháp lý của LHQ Miguel de Serpa Soares và đại diện 96 nước thành viên.

Đại sứ Christoph Heusgen, Trưởng phái đoàn Đức tại LHQ cho biết: “Tôi và Đại sứ Việt Nam Đặng Đình Quý đã thảo luận rất nhiều tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) về Luật Biển, về những tranh chấp trên biển và chúng tôi đã nghĩ tới việc thành lập Nhóm bạn bè của UNCLOS này".

Theo Đại sứ Heusgen, rất nhiều nước đã tham gia, rất nhiều đại sứ tỏ rõ cam kết đóng góp cho UNCLOS một cách hòa bình, cam kết hành động dựa trên luật lệ và "đây chính là điều chúng tôi trông đợi”.

Nhóm Bạn bè của UNCLOS không phải là tổ chức có quyền ra quyết định mang tính ràng buộc pháp lý như HĐBA, nhưng sẽ tạo diễn đàn để đại sứ đại diện các nước có thể thảo luận cởi mở vấn đề Luật Biển, thu hẹp bất đồng, hiểu nhau hơn, đồng thời mỗi thành viên có thể đưa những vấn đề hóc búa liên quan tới biển, đại dương ở khu vực của mình ra để thảo luận, tham vấn.

Ông Heusgen cho rằng: "Với Đức và tôi nghĩ với Việt Nam cũng vậy, khi có tranh chấp xung đột thì chúng ta tìm cách giải quyết dựa trên luật lệ và UNCLOS là một phần quan trọng trong luật pháp và trật tự quốc tế, là cơ sở luật pháp cho các nước để thực hiện các quyền lợi và trách nhiệm trên biển".

Nhà ngoại giao Đức nhận định: "Các nước rất quan tâm tới trật tự dựa trên luật pháp quốc tế. Có nhiều nước nhỏ tham gia nhóm Bạn bè của UNCLOS bởi trong trường hợp xảy ra tranh chấp xung đột thì họ phải dựa vào luật lệ quốc tế đã được thế giới công nhận chứ không phải luật của kẻ mạnh”.

Trong khi đó, Đại sứ Bob Rae, Trưởng phái đoàn Canada tại LHQ cho biết: “Canada muốn tham gia vào nhóm Bạn bè của UNCLOS 1982 bởi sức sống của đại dương phụ thuộc vào chúng ta, bởi đại dương không thể tự lên tiếng".

Cho rằng nhóm Bạn bè của UNCLOS là ví dụ điển hình cho thấy các nước đã cùng nhau hướng tới điều tốt đẹp chung, cùng nhau ứng phó với sự đe dọa của biến đổi khí hậu, Đại sứ Bob Rae nhấn mạnh, "đại dương là của chung tất cả mọi người. Chính vì vậy, chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đại dương”.

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị EAS: Các nước nhấn mạnh đảm bảo hoà bình, ổn định tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông
Mỹ phản đối các 'yêu sách hàng hải phi pháp' của Trung Quốc ở Biển Đông
Ấn Độ quan tâm việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế
Biển Đông - Phép thử đối với nhiều vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế
Việt Nam đề nghị các bên không có hành động gây phức tạp tình hình Biển Đông
(theo TTXVN)

Đọc thêm

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động