Nhỏ Bình thường Lớn

Ý nghĩa của việc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Sudan

Ngày 6/10, Mỹ đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kéo dài nhằm vào Sudan, cho rằng nước này đã đạt tiến bộ trong cuộc chiến chống khủng bố, cải thiện tình trạng nhân quyền, và do sự cam kết được đảm bảo của Khartoum về việc không theo đuổi thỏa thuận vũ khí với Triều Tiên.
TIN LIÊN QUAN
y nghia cua viec my do bo cac bien phap trung phat sudan UNESCO cảnh báo về nạn mù chữ ngày càng nghiêm trọng tại Nam Sudan
y nghia cua viec my do bo cac bien phap trung phat sudan Giám đốc mới của USAID thăm Sudan

Ngày 6/10, Chính phủ Mỹ đưa ra động thái này sau khi ghi nhận các hành động tích cực của chính quyền Khartoum chống chủ nghĩa khủng bố và cải thiện các vấn đề nhân đạo.

y nghia cua viec my do bo cac bien phap trung phat sudan
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert. (Nguồn: state.gov)

Trong thông báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nêu rõ: "Các hành động của Chính phủ Sudan trong 9 tháng qua đã cho thấy nước này thực sự nghiêm túc trong việc hợp tác với Mỹ và đã đạt được những bước tiến đáng kể nhằm chấm dứt xung đột và cải thiện các vấn đề về con người".

Bà Nauert khẳng định Mỹ rút lại các biện pháp trừng phạt tiếp sau các hành động tích cực của Chính phủ Sudan. Tuy nhiên, Sudan sẽ vẫn nằm trong danh sách "Quốc gia bảo trợ khủng bố" của Mỹ.

Như vậy, việc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mang nhiều ý nghĩa. 

Thứ nhất, tất cả các ngân hàng quốc tế sẽ được phép giao dịch với Sudan, và các cá nhân cũng như công ty của Mỹ có thể xử lý các giao dịch liên quan đến các đối tác tại Sudan;

Thứ hai, các cá nhân từ Mỹ có thể tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu mà trước đây bị cấm do lệnh trừng phạt;

Thứ ba, người Mỹ có thể tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản mà chính phủ Sudan có lợi ích;

Thứ tư, tất cả tài sản và lợi nhuận liên quan đến tài sản bị phong toả theo các quy định của lệnh trừng phạt sẽ được khai thông;

Thứ năm, hoạt động thương mại giữa Mỹ và Sudan sẽ được phép thực hiện;

Thứ sáu, tất cả các giao dịch của người Mỹ liên quan đến dầu mỏ hoặc hoá dầu ở Sudan sẽ được phép diễn ra, bao gồm cả các dịch vụ khai thác mỏ và đường ống dẫn dầu - khí;

Thứ bảy, các cá nhân Mỹ sẽ không còn bị cấm trong việc thuận lợi hoá các giao dịch giữa Sudan và nước thứ ba;

Tiếp theo, việc dỡ bỏ cấm vận không có nghĩa là Sudan sẽ được đưa ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ;

Cuối cùng, một loạt các biện pháp trừng phạt khác do Liên Hợp quốc áp đặt liên quan đến xung đột tại Sudan vẫn được tiếp tục duy trì. Lệnh cấm vận này chủ yếu nhằm vào ngăn cản việc cung cấp vũ khí và các trang thiết bị cho các bên liên quan tại Darfur.

y nghia cua viec my do bo cac bien phap trung phat sudan LHQ kêu gọi tăng cường hỗ trợ người tị nạn Nam Sudan

Ngày 17/8, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ  cho người ...

y nghia cua viec my do bo cac bien phap trung phat sudan Châu Phi: 20 triệu người đang đứng trước nguy cơ chết đói

Ngày 9/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo hơn 20 triệu người tại Yemen, Somalia, Nam Sudan và Nigeria đang có nguy ...

y nghia cua viec my do bo cac bien phap trung phat sudan Nội chiến Nam Sudan khiến 2 triệu trẻ em phải tị nạn

Ngày 8/5, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết chiến tranh và nạn đói tại Nam Sudan đã buộc hơn 2 triệu trẻ em phải rời ...

(theo TTXVN)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'