Rác thải vũ trụ - nỗi lo của thời đại mới

Có một loại rác thải luôn tồn tại song song với sự phát triển của hiện đại, nhưng lại khó được nhận ra và quan tâm đúng mức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi Hệ thống định vị Galileo nhận thêm nhiều vệ tinh mới
rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi Phát hiện "điếu xì gà" khổng lồ bay ngang qua Trái đất

Loại rác thải này bao gồm hàng nghìn những mảnh vụn từ các bộ phận tên lửa, thiết bị của các phi hành gia, các vệ tinh không còn hoạt động… Tuy lơ lửng trong không gian, cách Trái đất hàng trăm kilomet, nhưng những mảnh rác thải này lại tiềm ẩn nguy cơ phá hoại hệ thống vệ tinh dày đặc đang hoạt động quanh Trái đất.

Bức tranh về rác thải vũ trụ

Kể từ khi Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên do LB Nga (Liên Xô cũ) chế tạo được phóng lên quỹ đạo vào năm 1957, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người, cho đến nay, số lượng vật thể nhân tạo được phóng lên vũ trụ đã lên đến con số hơn 40.000. Tuy nhiên, mỗi khi phóng cái gì đó vào không gian, nghĩa là chúng ta cũng đang tạo ra rác.

Các vệ tinh hiện đang hoạt động chiếm chưa đến 10% trong số này. Số còn lại là các mảnh vỡ vương vãi, không còn giá trị sử dụng. Một phần lớn trong số này nằm ngoài khả năng quản lý của các cơ quan vũ trụ do có kích thước quá nhỏ. Chúng bay trong quỹ đạo với vận tốc 8 km/giây, nhanh gấp 10 lần tốc độ của một viên đạn. Với vận tốc trên, một mảnh vụn nhỏ chỉ 1cm khi va chạm sẽ có sức nổ ngang một quả lựu đạn.

rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi
Những vật thể xuất hiện trong quỹ đạo Trái đất, bao gồm cả vệ tinh và rác thải vũ trụ. (Nguồn: NASA)

LB.Nga là nước có nhiều vật thể bay nhất. Mặc dù vậy, lượng rác thải vũ trụ của nước này chỉ đứng thứ hai trên toàn thế giới. Mỹ là nước có số lượng rác thải vũ trụ nhiều nhất với gần 4.000 vật thể. Những đồ phế thải bị bỏ lại trong không gian này có thể rơi trở lại Trái đất, gây nguy hiểm cho con người và các loài vật khác.

Hậu quả thứ hai khiến các nhà khoa học lo ngại hơn, đó là các vật thể này có thể va chạm với nhau, làm bắn ra nhiều mảnh vỡ và tiếp tục gây ra các vụ va chạm khác. Quá nhiều vật thể bay ngoài vũ trụ sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ va chạm liên hoàn, có khả năng phá hủy nhiều vệ tinh đang hoạt động, hay thậm chí gây nguy hiểm trực tiếp cho các phi hành gia.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu đến một ngày, khoảng không trên vũ trụ trở nên quá tải bởi rác thải, các vệ tinh không còn khả năng hoạt động, thì chắc chắn, con người sẽ phải đổi mặt với những thay đổi về lối sống khó có thể tưởng tượng được. Chính vì vậy, “dọn dẹp” vũ trụ, hay giảm thiểu rác thải vũ trụ chính là nhiệm vụ được nhiều quốc gia coi trọng hiện nay.

“Làm sạch” vũ trụ - Không thể hay có thể?

Con người chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nào để kéo rác thải vũ trụ trở về Trái đất, nhưng các chuyên gia vẫn đang không ngừng nghiên cứu. Cách tốt nhất hiện nay để giảm tốc độ gia tăng lượng rác ngoài không gian là hạn chế thải rác. Tập đoàn tên lửa SpaceX đang thực hiện điều này bằng cách dùng loại tên lửa có thể tái sử dụng và tự quay trở lại Trái đất.

Nhiều nghiên cứu cũng đang được khẩn trương tiến hành, qua đó giới thiệu nhiều ý tưởng đột phá để “làm sạch” vũ trụ. Có thể kể đến sáng kiến mang tên CleanSpaceOne của các nhà khoa học Thụy Sỹ - một vệ tinh đặc biệt có khả năng chộp lấy rác thải vũ trụ và ném chúng trở lại bầu khí quyển Trái đất. Tại đây, rác thải vũ trụ sẽ bị thiêu hủy do ma sát với không khí.

rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi
Trạm Không gian Quốc tế ISS. (Nguồn: NASA)

Trong khi đó, công ty công nghệ vũ trụ Electro Optic Systems của Australia đang nghiên cứu một loại tia laser có công suất lớn, độ chính xác cao, và có khả năng tác động đến vị trí của rác thải vũ trụ để tránh các vụ va chạm liên hoàn.

Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cũng đang tiến hành nghiên cứu 1 thiết bị dạng lưới có tác dụng dọn rác vũ trụ, hoạt động trên nền tảng điện động lực. Điện được tạo khi thiết bị quay sẽ giúp làm chậm tốc độ của rác trong không gian, kéo chúng về bầu khí quyển, nơi chúng bị đốt cháy trước khi rơi xuống mặt đất một cách vô hại.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, trở ngại lớn nhất của việc dọn dẹp rác thải vũ trụ không phải ở vấn đề công nghệ hay kỹ thuật, mà chính là ở con người. Theo quy định quốc tế, các quốc gia và tổ chức không được phép tác động vào vệ tinh hoặc tàu vũ trụ của nhau. Hành động này thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh. Chính vì vậy, các quốc gia cần sớm thống nhất một hiệp ước quy định việc cứu hộ và loại bỏ các vật thể bay trong không gian. Nếu không, hậu quả từ rác thải vũ trụ sẽ trở nên vô cùng khó lường.

rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi Các cơ quan vũ trụ quốc tế đề xuất thiết lập trạm quan sát khí hậu

Ngày 11/12, lãnh đạo một số cơ quan vũ trụ quốc tế đã thông qua Tuyên bố Paris, trong đó đề xuất xây dựng một ...

rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi Vũ trụ kỳ bí qua ảnh không gian đẹp nhất năm 2017

Tàn dư siêu tân tinh của Tinh vân Con cua, vết lóa Mặt trời, vụ va chạm của 2 hố đen, sao Thổ ngập tràn ...

rac thai vu tru noi lo cua thoi dai moi Vệ tinh của Trung Quốc phát hiện ra các tín hiệu bí ẩn trong vũ trụ

Vệ tinh khám phá hạt vật chất tối (DAMPE) của Trung Quốc vừa phát hiện ra các tín hiệu huyền bí và đầy bất ngờ ...

Minh Hòa (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Giá heo hơi hôm nay 20/11: Miền Nam bất ngờ tăng, các 'ông lớn' ngành chăn nuôi heo báo lãi khủng

Giá heo hơi hôm nay 20/11: Miền Nam bất ngờ tăng, các 'ông lớn' ngành chăn nuôi heo báo lãi khủng

Giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ ở hai tỉnh miền Nam. Hiện tại, khu vực này đang giao dịch trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Đội tuyển Indonesia thắng sốc Saudi Arabia ở vòng loại World Cup 2026

Đội tuyển Indonesia thắng sốc Saudi Arabia ở vòng loại World Cup 2026

Indonesia đã đánh bại Saudi Arabia với tỉ số 2-0. Đây là chiến thắng đầu tiên của thầy trò HLV Shin Tae-yong ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 ...
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
NÓNG! Ukraine tấn công Nga bằng ATACMS, tự chế tạo được tên lửa tầm xa, Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ tận dụng mọi thứ

NÓNG! Ukraine tấn công Nga bằng ATACMS, tự chế tạo được tên lửa tầm xa, Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ tận dụng mọi thứ

Moscow cho hay, quân đội Ukraine đã tấn công tỉnh miền Tây Bryansk của Nga bằng 6 tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng ...
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động