RCEP: Cơ hội hay thách thức đối với xuất khẩu của ASEAN?

TGVN. Bài viết trên báo The Business Times số ra gần đây lập luận rằng, việc giảm thuế quan theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có khả năng làm giảm xuất khẩu của ASEAN, bởi thỏa thuận này có thể làm xói mòn những ưu đãi thương mại của ASEAN mà các đối tác FTA hiện dành cho khối.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Cơ hội nào để thuyết phục Ấn Độ trở lại RCEP?
rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Đàm phán RCEP kết thúc và bước đi của ASEAN
rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean
Tầm quan trọng của RCEP với tư cách là điểm đến xuất khẩu cho các nước ASEAN bị hạn chế. (Nguồn: ASEAN Today)

RCEP là một thỏa thuận thương mại (FTA) khu vực nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, và để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận đã trải qua một số vòng đàm phán kể từ năm 2012, giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác đối thoại là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Tháng 11/2019, sự rút lui của Ấn Độ đã làm giảm số lượng các nước tham gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 nước. Tuy nhiên, RCEP vẫn là FTA lớn nhất trên thế giới bởi nó có một thị trường khổng lồ 24.800 tỷ USD và hơn 2,3 tỷ dân. Thỏa thuận dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2020.

Trong khi RCEP đem lại cơ hội để tiếp cận quy mô thị trường lớn hơn, thỏa thuận này có khả năng tạo ra ảnh hưởng bất lợi cho xuất khẩu của ASEAN. Một trong những công cụ chính sách thương mại then chốt của một thỏa thuận thương mại là loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu giữa các nước thành viên của thỏa thuận.

Thông thường, việc loại bỏ thuế quan được cho là sẽ làm gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh ASEAN, việc loại bỏ thuế quan theo RCEP có thể sẽ làm xói mòn những ưu đãi thương mại của ASEAN bởi RCEP sẽ chồng lấn với nhiều FTA khác của ASEAN.

Tất cả các nước ASEAN đều đã có FTA với tất cả các đối tác thương mại chủ chốt của khối, một phần do tư cách thành viên trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), các FTA trong khuôn khổ ASEAN+1 với từng nước đối tác đối thoại và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng cũng bởi một số nước trong nhóm RCEP có các FTA song phương với nhau như FTA Nhật Bản-Singapore, FTA Malaysia-Australia, FTA Nhật Bản-Thái Lan, cùng với nhiều FTA khác.

Bởi vậy, tầm quan trọng của RCEP với tư cách là điểm đến xuất khẩu cho các nước ASEAN bị hạn chế.

Các nước ASEAN sẽ phải đối mặt với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh mà một số nhà xuất khẩu được hưởng ở các thị trường nước ngoài do các FTA mang lại giữa các nước thành viên ASEAN với nhau và giữa ASEAN với tư cách là một khối với các đối tác đối thoại của họ.

Các nhà xuất khẩu ASEAN sẽ nhận thấy lợi ích của các FTA này giảm sút bởi việc mở rộng những ưu đãi để bao gồm cả những nước bổ sung của RCEP. Việc loại bỏ thuế quan lớn hơn theo RCEP sẽ dẫn đến sự xói mòn ưu đãi rộng hơn và bởi vậy làm giảm xuất khẩu trong ASEAN.

Phân tích 5 điểm đến xuất khẩu hàng đầu của 10 nước ASEAN sử dụng dữ liệu xuất khẩu năm 2018 của Trung tâm thương mại quốc tế cho thấy, các nước ASEAN sẽ có những mức độ thiệt hại về xuất khẩu khác nhau.

Các nước có thiệt hại về xuất khẩu tương đối lớn bao gồm Brunei, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ngược lại, Campuchia, Philippines và Việt Nam có khả năng phải đối mặt với ít thiệt hại về xuất khẩu hơn bởi các quốc gia này chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, nước không tham gia RCEP.

rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Lỡ hẹn với RCEP và bài toán khó về cân bằng lợi ích

TGVN. Những xung đột lợi ích và cả bối cảnh mới không thuận lợi là những thách thức mà RCEP sẽ tiếp tục phải đối ...

rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean Đàm phán RCEP - Phép thử quan trọng đối với năng lực quy tụ của ASEAN

TGVN. Theo hãng tin Kyodo, các bộ trưởng từ 16 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã không đạt được thỏa thuận về ...

rcep co hoi hay thach thuc doi voi xuat khau cua asean RCEP - "Trái ngọt" của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Theo Reuters, các nhà phân tích cho rằng những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra "cú huých" cho Hiệp định RCEP.

Mai Ly (theo The Business Times)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

TS. Nguyễn Viết Chức: Đối thoại, hợp tác để phát triển nhìn từ Hiệp định Geneva

Nhìn từ Hiệp định Geneva, bài học chúng ta vận dụng đó là, chỉ có thể đối thoại, hợp tác mới có thể phát triển.
Madrid Open 2024: Rafael Nadal thắng tay vợt 16 tuổi Darwin Blanch

Madrid Open 2024: Rafael Nadal thắng tay vợt 16 tuổi Darwin Blanch

Rafael Nadal thắng tay vợt tuổi teen Darwin Blanch ở vòng đầu tiên của Madrid Open 2024, tiếp theo anh sẽ gặp hạt giống số 10 Alex de Minaur.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/4 và sáng 27/4: Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Việt Nam; La Liga - Sociedad vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/4 và sáng 27/4: Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Việt Nam; La Liga - Sociedad vs Real Madrid

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/4 và sáng 27/4: Lịch thi đấu tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Iraq vs U23 Việt Nam; Ligue 1 - ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động