Nhỏ Bình thường Lớn

Rối bời dự luật AI của EU

Hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của châu Âu đang phản đối dự luật về trí tuệ nhân tạo (AI) do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất.
Đạo luật trí tuệ nhân tạo (AI) của Liên minh châu Âu (EU) đề xuất đang gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa)
Đạo luật trí tuệ nhân tạo (AI) của Liên minh châu Âu (EU) đề xuất đang gây nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa)

Trong một bức thư ngỏ gửi tới các nhà lập pháp EU vào hôm 30/6, các Giám đốc điều hành cấp cao của các công ty như Siemens, Carrefour, Renault và Airbus đã nêu “những lo ngại nghiêm trọng” về dự thảo luật AI của EU, khi được thông qua sẽ trở thành đạo luật toàn diện đầu tiên cho công nghệ AI trên toàn cầu.

Trong số người tham gia ký bức thư còn có những tên tuổi lớn trong lĩnh vực công nghệ, như ông Yann LeCun, trưởng ban khoa học AI của Meta (Facebook) và Hermann Hauser, người sáng lập hãng sản xuất chip ARM của nước Anh.

Nhóm hơn 160 Giám đốc điều hành cảnh báo, Đạo luật AI có thể làm tổn hại đến khả năng cạnh tranh của khối EU và gây ra một cuộc “di cư đầu tư”.

Theo họ, “Đạo luật sẽ gây nguy hiểm cho khả năng cạnh tranh và chủ quyền công nghệ của châu Âu mà không giải quyết hiệu quả những thách thức mà chúng ta đang và sẽ phải đối mặt”.

Những người này lập luận rằng, các quy định trong Đạo luật đã đi quá xa, đặc biệt là trong việc điều chỉnh AI nói chung và các mô hình nền tảng của AI, công nghệ đằng sau các nền tảng phổ biến như ChatGPT.

Những mặt tối

Kể từ khi cơn sốt về AI bắt đầu vào năm nay, các nhà công nghệ đã cảnh báo về mặt tối của các hệ thống cho phép con người sử dụng máy móc để viết luận văn đại học, làm bài kiểm tra học thuật và xây dựng trang web. Tháng trước, hàng trăm chuyên gia hàng đầu đã cảnh báo về nguy cơ diệt vong của loài người do AI, việc giảm thiểu nguy cơ đó “nên là ưu tiên toàn cầu, bên cạnh các rủi ro quy mô lớn khác như đại dịch và chiến tranh hạt nhân”.

Theo các Giám đốc điều hành, đề xuất của EU áp dụng một cách rộng rãi cho AI “bất kể trường hợp sử dụng của nó là gì” và có thể đẩy các công ty sáng tạo và các nhà đầu tư ra khỏi châu Âu vì họ sẽ phải đối mặt với chi phí tuân thủ cao và “rủi ro trách nhiệm pháp lý không tương xứng”.

Họ cho rằng: “Quy định như vậy có thể dẫn đến việc các công ty có tính sáng tạo cao chuyển hoạt động ra nước ngoài và các nhà đầu tư rút vốn khỏi ngành AI của châu Âu. Kết quả sẽ gây ra khoảng cách năng suất nghiêm trọng giữa hai bờ Đại Tây Dương [giữa châu Âu và Mỹ]”.

Các Giám đốc điều hành đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách sửa đổi các điều khoản của dự luật, vốn đã được các nhà lập pháp Nghị viện châu Âu nhất trí hồi đầu tháng này và hiện đang được đàm phán với các quốc gia thành viên EU.

“Trong bối cảnh mà chúng ta biết rất ít về những rủi ro thực sự, mô hình kinh doanh hoặc các ứng dụng của AI, đạo luật của châu Âu nên tự giới hạn trong việc nêu rõ các nguyên tắc chung trong cách tiếp cận dựa trên rủi ro”, nhóm viết.

Các lãnh đạo doanh nghiệp này đã kêu gọi thành lập một hội đồng quản lý gồm các chuyên gia giám sát các nguyên tắc này và đảm bảo chúng có thể liên tục thích ứng với những thay đổi trong công nghệ đang phát triển nhanh chóng.

Nhóm cũng kêu gọi các nhà lập pháp làm việc với các đối tác Mỹ, lưu ý rằng các quy định liên quan đến AI cũng đang được đề xuất ở Mỹ. Các nhà lập pháp EU nên cố gắng “tạo ra một sân chơi bình đẳng có tính ràng buộc về mặt pháp lý”.

Các Giám đốc điều hành cảnh báo, nếu những hành động như vậy không được thực hiện và châu Âu bị hạn chế bởi các yêu cầu pháp lý, nó có thể làm tổn hại đến vị thế quốc tế của EU.

Theo họ, “giống như việc phát minh Internet hay sự đột phá của chip silicon, AI là loại công nghệ sẽ quyết định năng lực hoạt động và tầm quan trọng của các khu vực khác nhau” này.

Các chuyên gia công nghệ ngày càng kêu gọi tăng cường quản lý AI khi nó được sử dụng rộng rãi hơn. Trong những tháng gần đây, Mỹ và Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch điều chỉnh công nghệ này. Ông Sam Altman, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ChatGPT OpenAI, đã đi khắp thế giới để kêu gọi sự chung tay điều phối quốc tế về AI.

Theo Nghị viện châu Âu, các quy định của EU chính là “nỗ lực đầu tiên ban hành” các quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý, áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau của AI trên thế giới.

Nhiều tranh cãi

Theo Nghị viện châu Âu, bộ luật của EU là “nỗ lực đầu tiên trên thế giới để ban hành” các quy tắc ràng buộc pháp lý áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong thị trường AI.

Các nhà đàm phán Đạo luật AI hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước cuối năm nay và một khi bộ quy tắc cuối cùng được Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên EU thông qua, thì quy định chính thức đầu tiên về AI ở phương Tây sẽ trở thành luật.

Hiện tại, dự luật đề xuất sẽ cấm các hệ thống AI được coi là có hại, bao gồm hệ thống nhận dạng khuôn mặt trong không gian công cộng, công cụ kiểm soát việc dự đoán và hệ thống chấm điểm xã hội.

Những chi tiết của dự thảo luật đang gây ra tranh luận mạnh mẽ chủ yếu liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư cá nhân và bản quyền, như có cho phép AI theo dõi di chuyển của từng cá nhân ở nơi công cộng hay không. Trung Quốc đang thực hiện như vậy, nhưng EU lại coi như vậy là vi phạm quyền riêng tư.

Hoặc có cho phép AI nhận dạng cảm xúc hay không, sau khi Đan Mạch dùng AI phân tích giọng nói để xác định người gọi điện thoại tới cấp cứu có dấu hiệu sắp ngưng tim hay không.

Dự luật cũng đưa ra các yêu cầu về tính minh bạch đối với các hệ thống AI. Chẳng hạn, các hệ thống như ChatGPT sẽ phải nói rõ rằng nội dung của họ do AI tạo ra và cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại việc tạo ra nội dung bất hợp pháp.

Tham gia các hoạt động AI bị cấm có thể dẫn đến bị phạt các khoản tiền lên tới 40 triệu Euro (43 triệu USD) hoặc số tiền tương đương với 7% doanh thu hàng năm trên toàn thế giới của một công ty.

Nhưng các hình phạt sẽ tương xứng và tính đến vị trí thị trường của các nhà cung cấp quy mô nhỏ, cho thấy có thể có “khoan hồng” cho các công ty khởi nghiệp.

Không phải tất cả mọi người đều phản đối dự thảo luật này.

Đầu tháng Bảy, hiệp hội thương mại Digital Europe bao gồm SAP và Ericsson đã gọi dự thảo các quy tắc này là “một văn bản mà chúng tôi có thể làm việc cùng”.

“Vẫn còn một số lĩnh vực có thể được cải thiện để đảm bảo châu Âu trở thành một trung tâm cạnh tranh về đổi mới AI”, Digital Europe tuyên bố.

Ông Brando Benifei, thành viên Quốc hội Italy, người tham gia việc soạn thảo dự luật, nói với CNN “Chúng tôi sẽ lắng nghe tất cả các mối quan tâm và các bên liên quan khi xử lý quy định về AI, nhưng chúng tôi cam kết chắc chắn đưa ra các quy tắc rõ ràng và có thể thực thi được”.

Theo ông, “công việc của chúng tôi có thể ảnh hưởng tích cực đến cuộc trò chuyện và định hướng toàn cầu khi giải quyết vấn đề AI và tác động của nó đối với các quyền cơ bản mà không cản trở việc theo đuổi sự đổi mới cần thiết”.

Giải mã báo chí hiện đại qua hiện tượng Chat GPT

Giải mã báo chí hiện đại qua hiện tượng Chat GPT

Sự xuất hiện của Chat GPT đã và đang tác động sâu sắc, đa dạng đến “bữa tiệc” thông tin của công chúng truyền thông ...

AI - Tương lai của báo chí

AI - Tương lai của báo chí

Gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình bối cảnh báo chí, từ thu thập ...

Hoài nghi xen lẫn tin tưởng, người dân các quốc gia nghĩ gì về AI?

Hoài nghi xen lẫn tin tưởng, người dân các quốc gia nghĩ gì về AI?

Các nước đang phát triển và khối BRICS đang ủng hộ nhiệt thành với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng các nước phát ...

Hội trí thức người Việt Nam tại Hà Lan tọa đàm khoa học về trí tuệ nhân tạo và biến đổi khí hậu

Hội trí thức người Việt Nam tại Hà Lan tọa đàm khoa học về trí tuệ nhân tạo và biến đổi khí hậu

Đại sứ Phạm Việt Anh chúc mừng và hoan nghênh những nỗ lực và tinh thần hăng hái của các trí thức người Việt, đánh ...

Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia - Kiến tạo giá trị từ chiến lược dữ liệu

Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia - Kiến tạo giá trị từ chiến lược dữ liệu

Để tiến trình chuyển đổi số quốc gia đi nhanh, đúng hướng, cần phải cố gắng tập hợp các bên liên quan cùng đồng hành.

(theo CNN)