Nhỏ Bình thường Lớn

Ngành Nông nghiệp Đắk Lắk: Phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế

Nông nghiệp Đắk Lắk được xác định là một trong ba lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đầu tư, là nền tảng, là “bệ đỡ” của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Trong thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp đã khẳng định vai trò là nền tảng, trụ đỡ của nền kinh tế tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021-2023 đạt 5,86%/năm, góp phần quan trọng quyết định vào tăng trưởng chung của tỉnh.

Giá cà phê và sầu riêng tăng cao đã đem lại kết quả tích cực, làm tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. (Nguồn: Vneconomy)
Giá cà phê và sầu riêng tăng cao đã đem lại kết quả tích cực, làm tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. (Nguồn: Vneconomy)

Giá nông sản tăng – sức bật cho ngành nông nghiệp

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, năm 2023, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tổng sản ước đạt 22.310 tỉ đồng, tăng 4,47% so với năm 2022. Giá cà phê và sầu riêng tăng cao đã đem lại kết quả tích cực, làm tăng thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Phát huy những thành tích đạt nước trong năm trước, 6 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả tích cực, giá cả các mặt hàng nông sản (cà phê, tiêu, sầu riêng) tăng cao, góp phần không nhỏ vào ổn định đời sống cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá hiện hành đạt 33,680 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023.

So với năm 2023, thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 84,45% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới, tăng 0,57%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97%, tăng 0,5%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 56,29%, tăng 4,64%; tỷ lệ độ che phủ rừng (bao gồm cây cao su) đạt 38,03%.

Ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết và tín hiệu của thị trường; tăng cường kiểm soát dịch bệnh, do đó năng suất và sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch được giao.

Cụ thể, diện tích gieo trồng vụ Đông xuân năm 2023-2024 vượt kế hoạch đề ra, toàn tỉnh gieo trồng được 69.171 ha/57.680 ha, đạt 119,92% kế hoạch, tăng 1.405 ha so với cùng kỳ năm 2023; tổng số lượng đàn vật nuôi toàn tỉnh đạt khoảng 16,5 triệu con, tăng khoảng 2 triệu con. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản duy trì phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, một số cơ sở tiếp tục phát triển nuôi trồng các loài thủy sản đặc sản.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai rộng khắp, thực chất. Lũy kế đến nay, tỉnh có 78/151 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tăng 4 xã so với cùng kỳ năm 2023, bình quân đạt 16,13 tiêu chí/xã. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được quan tâm thực hiện, đến nay đã có 237 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Toàn tỉnh hiện có 569 hợp tác xã, 229 tổ hợp tác và 868 trang trại; tăng 70 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 25 trang trại so với cùng kỳ năm 2023. Một số công tác khác như cải cách hành chính và chuyển đổi số, khuyến nông, xúc tiến thương mại... được ngành đẩy mạnh thực hiện, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, Đắk Lắk đã xây dựng hàng loạt vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung thông qua mối liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, với khoảng 400 hợp tác xã và hàng trăm tổ hợp tác nông nghiệp.

Gắn mã số quản lý trên cây sầu riêng ở Đắk Lắk. (Nguồn: VOV)
Gắn mã số quản lý trên cây sầu riêng ở Đắk Lắk. (Nguồn: VOV)

Nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai, đảm bảo đời sống nhân dân

Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 856 công trình thủy lợi gồm: 619 hồ chứa, 161 đập dâng và 76 trạm bơm. Bên cạnh đó, tỉnh có 02 tuyến đê bao 2.427,6 km, đến nay đã kiên cố hóa được 1.593,63 km kênh mương các loại, đạt 65,64%. Năm 2023, phát triển hạ tầng thủy lợi đảm bảo tỷ lệ tưới ước đạt 83,88% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (100% kế hoạch). Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt 96,5% (100% kế hoạch) đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Trong phát triển kinh tế, tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi. Vì vậy, thời gian qua, Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đã tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đắk Lắk.

Chi cục đã tham mưu cấp có thẩm quyền ưu tiên cho phát triển kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, nước sạch nông thôn, đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng các công trình lớn, ưu tiên xây dựng công trình ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về nguồn nước theo quy hoạch.

Đặc biệt, với những công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, Chi cục tập trung nâng cấp, sửa chữa và xem xét nâng cấp quy mô, năng lực để phát huy tối đa hiệu quả của công trình, đồng thời tăng cường đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng công trình thuỷ lợi để khai thác phát huy hiệu quả theo hướng đa mục tiêu, trong đó cần ưu tiên đảm bảo chủ động nước tưới cho 84,45% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới trên phạm vi toàn tỉnh năm 2024.

Bên cạnh đó, Chi cục triển khai các giải pháp nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, kịp thời nắm bắt tình hình diễn biến của thời tiết, thủy văn để dự báo cho người dân chủ động phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống bất lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân, phối hợp triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk. (Nguồn: Tạp chí Công thương)
Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk. (Nguồn: Tạp chí Công thương)

Về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk hiện có 501.206 ha diện tích đất rừng (trong đó: rừng tự nhiên 426.046 ha, rừng trồng 75.160 ha); diện tích đất chưa có rừng có 232.423 ha (bao gồm 8.568 ha đã trồng chưa thành rừng). Độ che phủ rừng ước tính đạt 38,35%; công tác trồng rừng đạt 151,6% so với với kế hoạch.

Riêng trong năm 2022, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 1.220 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 85 vụ (tương đương 6,5%) so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, đã xử lý 1.063 vụ (bao gồm cả các vụ tồn năm 2021 chuyển sang), tổng các khoản thu hơn 2,2 tỷ đồng; nộp ngân sách hơn 1,8 tỷ đồng…

Thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm Đắk Lắk sẽ tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tiếp tục củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, luôn đoàn kết, chủ động đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trong những tháng đầu năm 2024, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk cũng thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có phương án ứng phó kịp thời; theo dõi nguồn nước để có phương án điều tiết nước đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt…

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk đang quản lý, vận hành 44/128 trạm cấp nước tập trung của tỉnh, phục vụ cấp nước cho hơn 33.100 khách hàng.

Theo đánh giá của Trung tâm, do tác động của biến đổi khí hậu và môi trường, những năm gần đây, lượng nước mặt và nước ngầm ở tỉnh đều suy giảm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước của người dân không ngừng tăng, nhất là trong mùa khô. Trong 5 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 đợt hạn hán và 3 trận lốc tố, mưa đá gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.

Để đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt ổn định, liên tục, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Đắk Lắk gửi văn bản đến các địa phương ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt, đồng thời đề nghị Điện lực Đắk Lắk chủ động nguồn điện ổn định cho các trạm cấp nước.

Mùa cao điểm, các đơn vị trực thuộc trong tỉnh đã chuyển sang chế độ báo cáo ngày, công tác kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, đường ống được chú trọng, đảm bảo khắc phục kịp thời các sự cố, không để việc cấp nước sinh hoạt bị gián đoạn.

Các đại biểu chủ trì Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
Các đại biểu chủ trì Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

Phấn đấu 6 mục tiêu

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra 6 mục tiêu phấn đấu: giá trị tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 23.500 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá hiện hành) ước đạt 104.542 tỷ đồng; thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 84,4% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới hơn 56%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97%; tỷ lệ độ che phủ rừng (bao gồm cây cao su) đạt hơn 38%.

Để hiện thực hóa 6 mục tiêu trên, ngành nông nghiệp Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu ngành theo hướng tập trung sản xuất, tạo những vùng sản xuất có giá trị chất lượng cao; liên kết hợp tác, nâng cao chất lượng hợp tác xã; thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Đắk Lắk phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hội nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; quản lý, bảo vệ phát triển, sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả, bền vững… Đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh sẽ nghiên cứu 16 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các khu vực, các quốc gia để tận dụng những lợi thế từ các hiệp định này. Đặc biệt là khai thác những thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam mà Đắk Lắk có lợi thế, để từ đó định hướng lại sản xuất đảm bảo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Thiêng liêng Lễ chào cờ đầu năm tại các đồn biên phòng ở Đắk Lắk

Thiêng liêng Lễ chào cờ đầu năm tại các đồn biên phòng ở Đắk Lắk

Dưới lá cờ Tổ quốc tung bay, từng câu Quốc ca, lời thề danh dự của quân nhân càng làm cho khí thế năm mới ...

Nữ Bí thư khơi lên khát vọng Buôn Hồ

Nữ Bí thư khơi lên khát vọng Buôn Hồ

Tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra “cuộc cách mạng” khơi dòng, hợp sức trí tuệ của đội ngũ cán bộ ...

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành chương trình từ thiện tại Đắk Lắk

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành chương trình từ thiện tại Đắk Lắk

Hoa hậu H’Hen Niê vừa có chuyến trở về quê nhà Đắk Lắk cùng chương trình “Góp một bàn tay” đưa “Hạt gạo chia đôi” ...

Hoàn thiện hình ảnh Đắk Lắk trong mắt nhà đầu tư

Hoàn thiện hình ảnh Đắk Lắk trong mắt nhà đầu tư

Đắk Lắk đã và đang tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên các lĩnh vực, cắt giảm chi phí gia nhập ...

Đắk Lắk đăng cai Giải Bóng rổ 5x5 U18 quốc gia 2024

Đắk Lắk đăng cai Giải Bóng rổ 5x5 U18 quốc gia 2024

Giải Bóng rổ 5x5 U18 quốc gia 2024 đã được tổ chức từ ngày 16/7-22/7, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Đắk ...