Sạt lở đất: Nỗi ám ảnh thời biến đổi khí hậu

Bạch Diệp
TGVN. Sạt lở đất là thảm họa thiên tai vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự an toàn và tài sản của hàng triệu người. Không những vậy, sạt lở đất còn phổ biến hơn bất kỳ sự kiện địa chất nào khác và có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Miền Trung của Việt Nam trong những tuần vừa qua đã phải gánh chịu nhiều hậu quả từ những trận bão, mưa đặc biệt lớn gây ra tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng, đặc biệt là tại Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 1998-2017, ước tính, sạt lở đất đã ảnh hưởng tới 4,8 triệu người và khiến hơn 18.000 người tử vong trên thế giới.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này được cho là do thời gian gần đây, thiên tai diễn biến không tuân theo quy luật, cực đoan, khó lường và là hậu quả trực tiếp của quá trình biến đổi khí hậu.

Theo định nghĩa của WHO, sạt lở đất là sự dịch chuyển của đất đá xuống bên dưới sườn dốc. Hiện tượng này có thể là hậu quả của sự xuất hiện các chấn động địa chất tự nhiên, do hiện tượng phong hóa; sự thay đổi độ ẩm trong đất; sự dịch chuyển của kết cấu bảo vệ của phần chân của mái dốc; do xây dựng công trình trên sườn dốc; do hiện tượng phong hóa bề mặt sườn dốc và do các tác động của con người làm thay đổi.

Sạt lở đất: Nỗi ám ảnh thời biến đổi khí hậu
Sạt lở đất là một trong những thảm họa thiên nhiên nguy hiểm. (Nguồn: Flickr)

Nghiên cứu báo động…

Biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới và nhân loại và đặc biệt là khu vực châu Á. Nhà nghiên cứu về nước tại Đại học Oxford (Anh) nhận định: “Có một sự nhất quán trong các mô hình nghiên cứu và cho thấy, biến đổi khí hậu sẽ khiến châu Á hứng chịu lũ lụt và mùa mưa với cường độ và tần suất lớn hơn”.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu định lượng đầu tiên về mối liên hệ giữa lượng mưa và lở đất do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố đầu năm 2020, các trận mưa thường xuyên và dữ dội hơn do biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều trận lở đất hơn ở khu vực núi cao châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Tây Tạng và Nepal.

Các ngọn núi cao ở châu Á thường tích trữ nhiều nước ngọt trong tuyết và sông băng hơn bất kỳ nơi nào trên Trái Đất ngoài các cực, và hơn một tỷ người dựa vào nguồn nước đó để sinh sống. Nhóm nghiên cứu của NASA, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Đại học Stanford đã sử dụng các ước tính vệ tinh và dữ liệu lượng mưa được mô hình hóa để dự báo mức độ thay đổi của lượng mưa trong khu vực có thể ảnh hưởng đến tần suất trượt lở đất.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiệt độ ấm lên sẽ gây ra mưa lớn hơn ở một số khu vực và điều này có thể dẫn đến tăng hoạt động lở đất ở khu vực biên giới Trung Quốc và Nepal. Mưa lớn có thể gây ra lở đất trên địa hình dốc, tạo ra những thảm họa từ phá hủy các thị trấn đến cắt đứt nguồn cung cấp nước uống và mạng lưới giao thông.

Khi đánh giá các mô hình dự báo trong bối cảnh theo năm kịch bản dân số khác nhau, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng hầu hết cư dân trong khu vực sẽ phải đối mặt với nhiều vụ lở đất hơn trong tương lai bất kể kịch bản nào, nhưng tỉ lệ bị ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng sạt sẽ cao hơn khoảng 20%.

… và thực tế đáng sợ

Thời gian qua, không chỉ tại Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ những trận sạt lở đất.

Ngày 2/7, Myanmar đã ghi nhận 125 người tử vong sau vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại khu vực khai thác ngọc tại làng Sate Mu, huyện Hpakant, bang Kachin. Một vách đá cao hơn 300m đã đổ sập xuống và chôn vùi những người đang ở bên trong mỏ.

Tin liên quan
Lũ lụt miền Trung: Trả giá vì tàn phá môi trường Lũ lụt miền Trung: Trả giá vì tàn phá môi trường

Tháng Tám vừa qua, tại bang Kerala, miền Tây Nam Ấn Độ, ít nhất 70 người đã thiệt mạng và hàng trăm căn nhà của những công nhân trồng chè và cafe bị cuốn trôi sau một trận lở đất kinh hoàng. Từ năm 2004 đến năm 2016, Ấn Độ trở thành một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sạt lở đất do hoạt động của con người gây ra, chiếm 18% số thương vong trên toàn thế giới.

Ngày 25/1/2019, đập hồ chứa chất thải tại mỏ quặng sắt Corrego do Feijao ở bang Minas Gerais, phía Đông Nam của Brazil, bị vỡ đã làm tràn hàng nghìn mét khối bùn và nước xuống khu vực dân cư xung quanh và khiến 270 người thiệt mạng… Rất nhiều vụ lở đất khác mang lại biết bao nỗi âu lo và nguy hiểm cho người dân trên toàn thế giới.

Theo WHO, hậu quả về vật chất và tính mạng con người do sạt lở đất gây ra có thể được giảm thiểu một cách tối đa nếu các biện pháp phòng ngừa, chuẩn bị, ứng phó và hỗ trợ khẩn cấp được thực hiện một cách bền vững và kịp thời.

Trong đó có nhiều phương pháp phòng chống sạt lở trực tiếp như thiết kế tường chắn, rọ đá, neo đất; cỏ chống xói mòn cùng hệ thống rãnh thoát nước từ trên đỉnh, lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm cho một số vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất đá; cắm biển cảnh báo… Ngoài ra, các công ty công nghệ lớn trên thế giới như Google cũng đang phát triển các trí tuệ nhân tạo (AI) dựa trên nghiên cứu, phân tích,… để dự báo tình hình, nhằm giảm thiệt hại do các thiên tại, đặc biệt là mưa lũ, sạt lở đất gây ra, giúp đảm bảo cho sự an toàn cho người dân tại những vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu.

Cố vấn Nhà nước Myanmar gửi điện thăm hỏi về tình hình lũ lụt và sạt lở đất ở miền Trung Việt Nam

Cố vấn Nhà nước Myanmar gửi điện thăm hỏi về tình hình lũ lụt và sạt lở đất ở miền Trung Việt Nam

TGVN. Được tin lũ lụt và sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các tỉnh miền Trung Việt ...

Kiều bào đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ lụt miền Trung

Kiều bào đồng lòng hướng về đồng bào vùng lũ lụt miền Trung

TGVN. Trước ảnh hưởng nghiêm trọng của lũ lụt miền Trung, bà con kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới dù đang gồng mình ...

Lãnh đạo Lào và Thái Lan gửi điện thăm hỏi về lũ lụt tại miền Trung Việt Nam

Lãnh đạo Lào và Thái Lan gửi điện thăm hỏi về lũ lụt tại miền Trung Việt Nam

TGVN. Được tin các cơn bão số 6 và số 7 gây ra nhiều thiệt hại tại các tỉnh miền Trung nước ta, ngày 19/10, ...

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi thông điệp chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt miền Trung

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi thông điệp chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt miền Trung

TGVN. Ngày 14/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi thông điệp bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất tới người ...

Bạch Diệp (tổng hợp)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu La Liga - Athletic Club vs Granada; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/4 và sáng 20/4: Lịch thi đấu Ligue 1 vòng 30 - Nice vs Lorient; VCK U23 châu Á 2024 - U23 UAE ...
Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Sáng nay, 19/4, tại Trường quay Báo Thế giới & Việt Nam diễn ra Bàn tròn trực tuyến: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

VCK U23 châu Á 2024: U23 Australia đối mặt nguy cơ dừng cuộc chơi khi bất ngờ thua U23 Indonesia

U23 Indonesia đã tạo nên địa chấn tại giải U23 châu Á 2024 khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2 bảng A.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động