Nhỏ Bình thường Lớn

Sau 8 năm đình trệ, Ấn Độ và EU hào hứng khởi động lại đàm phán FTA?

Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến khởi động lại các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên, vốn đã bị đình trệ từ năm 2013.
EU và Ấn Độ sắp tái khởi động đàm phán FTA. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và lãnh đạo EU dự kiến sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ bằng cách khởi động lại đàm phán FTA vốn bị đình trệ từ năm 2013. (Nguồn: Reuters)

Làn sóng lây nhiễm Covid-19 hoành hành dữ dội ở Ấn Độ đã ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU-Ấn Độ. Thủ tướng Narendra Modi phải hủy bỏ kế hoạch bay đến Bồ Đào Nha để đàm phán trực tiếp, thay vào đó là Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày hôm nay (8/5).

Có vẻ như cả EU và Ấn Độ thể hiện rõ quyết tâm tận dụng cơ hội để thắt chặt mối quan hệ vốn đang "nồng ấm" hiện nay.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói: “Tôi lạc quan cho rằng chúng ta sẽ có thể đạt được một bước tiến lớn do giữa EU và Ấn Độ có mối quan hệ thân thiết, song cũng còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Tiềm năng chưa được khai thác lớn nhất là trong thương mại và đầu tư".

EU là một trong những đối tác đầu tiên hỗ trợ Ấn Độ trong cuộc chiến chống lại làn sóng Covid-19 lần thứ hai. Các nước EU đã gửi thiết bị y tế và thuốc men với trị giá ước tính 100 triệu Euro (120 triệu USD) tới Ấn Độ như một phần trong nỗ lực quốc tế nhằm giúp quốc gia Nam Á giải quyết những khó khăn do đại dịch.

Trọng tâm về đại dịch Covid-19 tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới là đảm bảo EU và Ấn Độ - hai nhà sản xuất vaccine lớn trên thế giới - có thể duy trì nguồn cung trên toàn cầu, cũng như cố gắng lên kế hoạch cùng nhau ứng phó với đại dịch trong tương lai.

Thủ tướng Modi cũng có thể thúc đẩy EU từ bỏ quyền bằng sáng chế đối với vaccine ngừa Covid-19 sau khi Mỹ đã ủng hộ đề xuất này.

Một vấn đề quan trọng khác được mong đợi "giải tỏa" tại Hội nghị là việc khởi động lại các cuộc đàm phán về FTA giữa hai bên, vốn đã bị đình trệ từ năm 2013.

Các cuộc đàm phán về FTA EU- Ấn Độ đã bị tạm dừng sau khi gặp khó khăn về các vấn đề bao gồm cắt giảm thuế quan và quyền tiếp cận của lao động Ấn Độ tới thị trường châu Âu.

Trong khi đó, chính phủ Anh ngày 4/5 vừa qua cho biết họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về FTA với Ấn Độ vào cuối năm nay sau khi hai bên nhất trí một thỏa thuận ban đầu để thúc đẩy thương mại và đầu tư.

Trong bài xã luận gửi tạp chí Politico, đồng tác giả với người đồng cấp Bồ Đào Nha Antonio Costa - người hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã miêu tả hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU có ý nghĩa địa chính trị sâu sắc.
Bài viết có đoạn: “Chúng ta phải nắm bắt cơ hội này để nâng tầm mối quan hệ của mình, tận dụng tiềm năng to lớn của không gian dân chủ để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư, đồng thời ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả và một trật tự dựa trên luật lệ”.
TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ và Anh chuẩn bị chính thức khởi động đàm phán FTA, mong đợi 'những chiến thắng sớm'
Covid-19 ở Ấn Độ: EU sẵn sàng hỗ trợ, Anh 'làm mọi việc có thể', Pakistan đề nghị cấp máy thở
Chẳng chịu 'kém miếng' Nga và Mỹ, Ngoại trưởng Pháp sang Ấn Độ
Ấn Độ, vị thế mới và toan tính mới - sẵn sàng 'va chạm' khi cần thiết

(theo AFP, Hindustan Times)

Tin cũ hơn

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường