Nhiều điểm du lịch chật kín người dịp "Tuần lễ vàng" ở Trung Quốc. (Nguồn Tân Hoa xã) |
Trong kỳ nghỉ kéo dài một tuần, người tiêu dùng Trung Quốc đã chi tiêu hào phóng hơn trong bối cảnh niềm tin của thị trường tăng lên sau khi chính quyền tung gói kích thích kinh tế vào cuối tháng 9. Các số liệu chi tiêu được công bố hôm 8/10 khá triển vọng, đặc biệt là khi các nhà hoạch định kinh tế hàng đầu nước này cam kết thực hiện các hành động tiếp theo để thúc đẩy nền kinh tế.
Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, từ 1-7/10 - "Tuần lễ vàng" và là kỳ nghỉ lễ dài ngày nhất, người dân nước này đã thực hiện 765 triệu chuyến đi trong nước, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Khách du lịch nội địa cũng đã chi 700,82 tỷ NDT (99 tỷ USD), tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Văn hóa và Du lịch Bắc Kinh hôm 7/10 cũng báo cáo mức cao kỷ lục về cả lượng du khách và doanh thu du lịch trong tuần qua. Thủ đô đã chào đón 21,6 triệu du khách, đánh dấu mức tăng 18,35% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu du lịch đạt 26,88 tỷ NDT, tăng 11,67%.
Tại "thủ phủ tiêu dùng" Thượng Hải, nơi chứng kiến doanh số bán lẻ sụt giảm trong vài tháng qua, tổng chi tiêu cho du lịch, bao gồm ăn uống và giải trí đã đạt 26,92 tỷ NDT trong tuần nghỉ lễ - tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái - trong khi tổng số du khách đạt 18,62 triệu lượt, tương đương với cùng kỳ 2023.
Tin liên quan |
Tiêu dùng giảm kỷ lục, thủ đô thương mại của Trung Quốc tung gói kích cầu 'siêu khủng' |
Theo Hiệp hội Điện ảnh Trung Quốc, doanh thu phòng vé của nước này đạt 2,1 tỷ NDT (297 triệu USD), với hơn 52 triệu người đổ đến rạp chiếu phim trong kỳ nghỉ lễ.
Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, vốn đang chậm lại trong năm nay, đã phục hồi sau đợt suy thoái mùa Hè khiến doanh thu giảm hơn 40% so với năm trước.
Bất chấp sự tiến triển này, doanh thu phòng vé của đất nước tỷ dân vẫn thấp hơn so với doanh thu trong kỳ nghỉ lễ năm ngoái khi đạt tổng cộng 2,73 tỷ NDT trong 8 ngày.
Nghiên cứu của ngân hàng đầu tư CICC nhận định, doanh số các lĩnh vực khởi sắc "phản ánh sự sẵn lòng của người tiêu dùng đang tăng lên và lòng tin đang được khôi phục".
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến hiệu suất mạnh mẽ trong các chuyến đi đường dài, các chuyến đi xuyên biên giới và các hoạt động văn hóa giải trí, đồng thời ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán đồ gia dụng và đồ trang sức.
“CICC vẫn lạc quan về sự hỗ trợ liên tục và tác động của các chính sách thúc đẩy tiêu dùng tiếp theo đối với thị trường tiêu dùng”, nghiên cứu cho hay.
Dữ liệu từ nền tảng mua sắm trực tuyến hàng đầu Trung Quốc Meituan cho thấy, mức tiêu thụ thực phẩm hằng ngày tăng 33,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong 5 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ.
Tại Thượng Hải, tổng chi tiêu trực tuyến và trực tiếp cho dịch vụ ăn uống từ 30/9-6/10 đạt 67,6 tỷ NDT, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó dịch vụ ăn uống trực tiếp đạt 8 tỷ NDT và đạt mức tăng trưởng hai chữ số. Kết quả này có được phần lớn là nhờ chính sách phiếu tiêu dùng trị giá 500 triệu NDT do chính quyền thành phố công bố vào cuối tháng trước.
Các biện pháp can thiệp chính sách nhanh chóng và các hoạt động khuyến mại của Trung Quốc trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh cũng đã mang lại sự ấm áp trở lại cho thị trường bất động sản sau một thời gian dài lạnh giá.
Đáng chú ý, dữ liệu bán hàng từ các thành phố lớn cho thấy sự gia tăng đột biến trong các giao dịch mua nhà mới, với những dự án tại các tỉnh, thành phố như Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồ Nam và Tứ Xuyên chứng kiến lượng khách đến tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ 1-5/10, diện tích giao dịch nhà ở thương mại tại Thượng Hải tăng 43,87%, trong khi Bắc Kinh tăng 30,62% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Các đại lý bất động sản và giám đốc bán hàng dự đoán sự phục hồi của thị trường mạnh hơn chu kỳ nới lỏng vào tháng 5, do tâm lý được thúc đẩy sau cuộc họp của Bộ Chính trị đề cập các giải pháp ổn định thị trường bất động sản và trong bối cảnh thị trường chứng khoán tăng giá", ông John Lam, Giám đốc nghiên cứu bất động sản Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) của Ngân hàng Đầu tư UBS nhận định.
| EU sắp bỏ phiếu liên quan đến xe điện Trung Quốc, Đức lên tiếng, muốn tránh một cuộc chiến thương mại Ngày 17/9, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng, bằng mọi giá, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc phải tránh một cuộc ... |
| Nhiều quốc gia 'nối gót' Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, 'hiệu ứng domino' manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có kịp trở tay? Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu ăn miếng ... |
| Fed 'mạnh tay' cắt giảm lãi suất, Trung Quốc không hề nao núng, vẫn kiên quyết làm điều này Ngày 20/9, Trung Quốc gây bất ngờ cho thị trường khi giữ nguyên lãi suất cho vay thế chấp, bất chấp những lời kêu gọi ... |
| Thanh niên Trung Quốc chật vật giữa bối cảnh triển vọng việc làm u ám, tỷ lệ thất nghiệp cao đáng báo động Khi thị trường việc làm tại Trung Quốc thu hẹp, những sinh viên mới tốt nghiệp đang phải vật lộn để tìm việc làm, buộc ... |
| Xe điện tại châu Âu 'lao đao', lỗi có phải do Trung Quốc? Thông tin hãng sản xuất ô tô Đức Audi cân nhắc đóng cửa nhà máy tại Brussels, Bỉ đã khiến giới quan sát lo ngại. ... |