Ba Lan nhất trí với thỏa thuận của EU áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng. (Nguồn: FILE) |
Phát biểu với báo giới, Điều phối viên liên lạc chiến lược thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby bày tỏ: “Thật đáng mừng khi họ cùng nhau hướng tới một mức giá trần”.
Trước đó cùng ngày, Đại sứ Ba Lan tại EU Andrzej Sados thông báo, nước này đã nhất trí với thỏa thuận của khối áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga vận chuyển bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng, qua đó tạo điều kiện để EU thực thi lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Moscow từ ngày 5/12 tới.
Ba Lan đã trì hoãn phê duyệt thỏa thuận để nghiên cứu cơ chế điều chỉnh nhằm giữ mức trần thấp hơn giá thị trường. Warsaw thúc đẩy những cuộc đàm phán để mức giá trần càng thấp càng tốt với mục tiêu cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga, qua đó hạn chế khả năng tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Đại sứ Sados cho biết, cơ chế trong thỏa thuận cuối cùng sẽ giữ mức giá trần thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường.
Theo ông, EU hiện có thể ban hành văn bản để tất cả 27 quốc gia thành viên chính thức phê duyệt thỏa thuận và công bố vào ngày 4/12 tới, một ngày trước khi lệnh cấm vận của của EU đối với dầu mỏ của Nga có hiệu lực.
Giới hạn giá đối với dầu mỏ của Nga là ý tưởng được Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất nhằm giảm thu nhập của Moscow từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời ngăn giá dầu toàn cầu tăng đột biến sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12.
Giới hạn giá của G7 sẽ cho phép các quốc gia ngoài EU tiếp tục nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga bằng cách sử dụng các dịch vụ bảo hiểm và hàng hải của phương Tây, miễn là các nước này không thanh toán ở mức giá cao hơn so với giới hạn được đưa ra.
Mức giới hạn ban đầu do G7 đề xuất là 65-70 USD/thùng mà không có cơ chế điều chỉnh. Vì dầu thô Urals của Nga đã được giao dịch thấp hơn mức giá này nên Ba Lan, Litva và Estonia thúc đẩy hạ giá trần xuống thấp hơn.
Nội bộ EU đã tranh cãi suốt nhiều ngày về các chi tiết, trong đó bổ sung những điều kiện khác vào thỏa thuận.
Theo tài liệu mà hãng tin Reuters có được, phương Tây sẽ xem xét lại mức giá trần vào giữa tháng 1/2023 và sau đó thực hiện công tác đánh giá theo tần suất lại 2 tháng/lần.
| Không chốt được giá trần dầu Nga, EU sẽ thực hiện biện pháp mạnh; vì sao ngân sách Moscow sẽ mất hơn 1,2 nghìn tỷ Ruble? Ngày 28/11, các nguồn tin ngoại giao cho biết các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được đồng thuận về ... |
| Áp trần giá dầu Nga: EC đề xuất mức giá mới, Moscow chỉ trích biện pháp 'phản thị trường' Ngày 1/12, nhật báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn các nguồn tin cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, cần xác định giá ... |
| Giá tiêu hôm nay 3/12, lượng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ngày càng giảm, thị trường dư cung, không hấp dẫn người trồng Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 60.000 – 63.000 đ/kg. |
| Kinh tế thế giới nổi bật (25/11-1/12): Nga tuyên bố ‘miễn nhiễm’ với lệnh trừng phạt, thắt chặt hợp tác Trung Quốc; Czech có tin vui về khí đốt Hoạt động toàn cầu có thể đang bị ảnh hưởng bởi “làn sóng” suy thoái ở nhiều nước trong năm tới, EU đang hướng tới ... |
| Thành phố đắt đỏ nhất thế giới: Singapore đứng đầu, Moscow và St.Petersberg 'nhảy bậc' Ngày 1/12, Economist Intelligence Unit (EIU) - một nhánh nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist công bố danh sách khảo sát "Chi ... |