Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, ngư dân Philippines vẫn cảnh giác trong ‘sân nhà’

Sơn Trà
Đã 5 năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đưa ra ngày 12/7/2016 đem lại chiến thắng pháp lý mang tính bước ngoặt cho Philippines trước Trung Quốc, nhiều ngư dân Philippines vẫn phấp phỏng mỗi lần ra khơi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sau phán quyết của Toà Trọng tài, ngư dân Phillippines vẫn cảnh giác trong ‘sân nhà’
Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines vào ngày 12/7/2016. (Nguồn: Rappler)

Bất an trên ngư trường truyền thống

Dù lo sợ nhưng ngư dân Randy Megu dần quen với những cơn bão bất thường ở Biển Đông.

Những năm trở lại đây, có một nỗi sợ hãi lớn hơn đối với Megu: nhìn thấy tàu thực thi hàng hải của Trung Quốc ở phía xa.

Năm năm sau khi phán quyết mang tính bước ngoặt của PCA bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển nơi Megu đánh cá, người đàn ông 48 tuổi phàn nàn rằng các cuộc chạm trán với tàu thuyền của Trung Quốc thậm chí còn trở nên thường xuyên hơn.

Megu nói: “Tôi đã rất sợ hãi”.

Ngư dân này nhớ lại vụ việc hồi tháng 5, khi con thuyền gỗ của mình chạm trán với một tàu Trung Quốc, cách bờ biển khoảng 140 hải lý (260 km). Con tàu của Trung Quốc dõi theo anh khoảng 3 tiếng.

Megu kể về sự việc những ngư dân khác từng bị đâm hoặc bị vòi rồng uy hiếp khi đang đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống của họ - nơi họ từng hy vọng phát quyết của PCA năm 2016 sẽ mang đến cho họ cảm giác an toàn.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết của PCA và vẫn bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết các vùng biển nằm trong cái gọi là yêu sách "đường chín đoạn" do chính nước này tự vẽ ra.

Hồi tháng Ba, Philippines đã lên tiếng về việc hơn 200 tàu dân quân Trung Quốc neo đậu gần Đá Ba Đầu.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, đó là các tàu thuyền trú ẩn khi gặp thời tiết xấu và không có lực lượng dân quân nào trên tàu.

Greg Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington cho biết, các dữ liệu chỉ ra rằng các tàu của cảnh sát biển và lực lượng dân quân Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines nhiều hơn so với 5 năm trước.

“Phán quyết đã giải quyết dứt điểm về tình trạng, địa vị của các quyền lịch sử và các thực thể ở Biển Đông. Theo phán quyết, không có hiệu lực pháp lý đối với những yêu sách vượt quá giới hạn địa lý và thực chất của các thực thể theo UNCLOS… Phán quyết đã phá tan đường chín đoạn cùng những thứ khác… Vì vậy, phán quyết của Tòa Trọng tài đã trở thành và tiếp tục là một cột mốc trong văn kiện luật quốc tế”. (Tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr ngày 25/6)

Hy vọng chính sách cứng rắn hơn

Một cuộc thăm dò dư luận vào tháng 7/2020 cho thấy 70% người dân Philippines muốn chính phủ khẳng định mạnh mẽ yêu sách của họ ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin cho biết trong một tuyên bố hồi tháng Sáu rằng: “Chúng tôi kiên quyết phản đối các nỗ lực làm giảm giá trị của phán quyết hay thậm chí xóa nó khỏi luật pháp, lịch sử và ký ức tập thể của chúng tôi”.

Từ 2016 đến nay, Philippines đã thực hiện 128 hành động phản đối ngoại giao liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp.

Lực lượng bảo vệ bờ biển và đội tàu cá đã thực hiện các hoạt động “tuần tra chủ quyền” trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Tuy nhiên, Philippines đã không thúc đẩy được mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, người coi mối quan hệ với Trung Quốc là yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại và cho rằng cố gắng thách thức nước láng giềng lớn hơn rất nhiều là vô ích.

Sau sự việc một số nhân vật trong nội các của ông lên tiếng mạnh mẽ về chủ quyền biển vào đầu năm nay, ông Duterte đã yêu cầu cấp dưới kiềm chế.

Theo ông Poling, sự hiện diện của Trung Quốc cũng đã gia tăng ở những nơi khác trên Biển Đông. Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo, xây cảng, đường băng và bố trí tên lửa đất đối không.

Hải quân Mỹ gia tăng hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố của Trung Quốc nhưng dường như không có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh giảm các hoạt động như triển khai tàu xung quanh vùng biển Philippines hoặc các nơi khác.

Các ngư dân của tỉnh Pangasinan không hy vọng rằng các biện pháp của chính phủ có thể tác động đến hành vi của các tàu Trung Quốc.

Ngư dân Christopher de Vera, 51 tuổi, nói rằng: “Bây giờ, cứ như thể chúng tôi là kẻ ăn trộm từ chính sân sau của mình vậy”.

Phán quyết của Tòa Trọng tài: Vẫn là cơ sở mạnh mẽ mà không cần sự công nhận của Trung Quốc *

Phán quyết của Tòa Trọng tài: Vẫn là cơ sở mạnh mẽ mà không cần sự công nhận của Trung Quốc *

Các quan chức và chuyên gia cho rằng, phán quyết của tòa trọng tài quốc tế 5 năm trước là dấu mốc quan trọng và ...

Trung Quốc phản pháo sau tuyên bố của Mỹ

Trung Quốc phản pháo sau tuyên bố của Mỹ

Ngày 14/5, Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ thực hiện “chính sách ngoại giao cưỡng ép”.

(theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động