Sau vụ kẹt tàu ở Kênh đào Suez, Nga tung siêu phương tiện mở đường ở Bắc Cực

Lê Ngọc
Ekranoplan - một loại phương tiện lai giữa máy bay và tàu thủy, tận dụng được hầu hết các ưu điểm của cả hai phương tiện trên có thể mở ra cơ hội vận tải mới tuyến ở Bắc Cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vụ ùn tắc kênh đào Suez gần đây đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng đối với tuyến đường biển phía Bắc. Mặc dù có tiềm năng to lớn, việc khai thác đường thủy dài 14.000km, chạy trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực này đòi hỏi thời gian và đầu tư đáng kể về hạ tầng cơ sở.

Bên cạnh đó, tuyến đường cũng cần được canh gác, tuần tra thường xuyên và nhanh chóng triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu nạn để các con tàu di chuyển qua đây được bảo vệ một cách đáng tin cậy.

Ekranolet độc đáo của Nga - nổi kinh hoàng của Hải quân Mỹ ở Bắc Cực?
Hình ảnh đồ họa chiếc Ekranolet “Be-2500”. (Nguồn Polit Expert)

Có lẽ giải pháp tốt nhất là tạo ra một loạt ekranoplan - một loại phương tiện lai giữa máy bay và tàu thủy, tận dụng được hầu hết các ưu điểm của cả hai phương tiện vận tải. Tuy vậy, phương tiện này vẫn có một số nhược điểm.

Ekranoplan - theo phân loại chính thức của Liên Xô cũ - là một phương tiện đa chế độ, di chuyển trên một đệm không khí trên bề mặt nước, đất, tuyết hoặc băng ở độ cao tương đối nhỏ (vài mét). Theo phân loại quốc tế (IMO), ekranoplan được coi là tàu biển.

Các ekranoplan có thể hoạt động trên một số tuyến đường mà các tàu thông thường không thể tiếp cận bằng cách sử dụng hiệu ứng nền, tương tác khí động học giữa cánh chuyển động và bề mặt bên dưới - được lưu lại trong không khí chủ yếu là do lực nâng khí động học tạo ra trên cánh, thân hoặc các bộ phận của chúng do tương tác với không khí phản xạ từ bề mặt bên dưới.

Với khối lượng và tốc độ bằng nhau, độ dài cánh của ekranoplan ngắn hơn nhiều so với độ dài cánh máy bay. Cùng với tính năng thủy động học và khả năng đi biển cao hơn các tàu cao tốc khác, các ekranoplan luôn có thể dùng làm phương tiện đổ bộ.

Ngoài bề mặt nước, chúng có thể di chuyển trên bề mặt rắn (đất, tuyết, băng), kết hợp những thế mạnh của tàu và máy bay.

Dưới đây là những ekranoplan đang được Nga quan tâm phát triển.

Ekranoplan “Lun”

Ekranoplan “Lun” (“Лунь”) của Liên Xô cũ có chiều dài 74m, sải cánh 44m, tốc độ 500km/h và có thể bay quãng đường 2.000km, trọng lượng cất cánh tối đa 380 tấn.

“Lun” là chiếc đầu tiên và là chiếc duy nhất trong một loạt các máy bay chiến đấu do Bộ Quốc phòng Liên Xô đặt hàng, được trang bị 6 tên lửa chống hạm Moskit. Về lý thuyết, cao so với tàu, tốc độ di chuyển nhanh và bay ở độ cao thấp (lên đến 5m so với mực nước biển) “Lun” có thể trở thành “sát thủ hàng không mẫu hạm”.

Tuy nhiên, các ekranoplan cũng có những thiếu sót của chúng, có lẽ nghiêm trọng nhất trong số đó là khả năng cơ động rất thấp, cũng như nguy cơ bay ở độ cao cực thấp, có thể dẫn đến thảm họa. Thế nhưng tại sao hiện nay Bộ Quốc phòng Nga lại quay lại ý tưởng cũ này?

Thực tế là một số dự án thú vị đang được phát triển cùng một lúc ở Nga, có thể là do nhu cầu phục vụ tuyến đường biển phía Bắc, cũng như yêu cầu thực hiện nhiều nhiệm vụ hữu ích khác.

Ekranoplan “Orlan”

“Orlan” (“Орлан”) là một ekranoplan được phát triển bởi Cục thiết kế trung tâm Nizhny Novgorod mang tên Alekseev để tác nghiệp trong điều kiện khí hậu Bắc Cực.

Các đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật chi tiết của phương tiện này hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng chắc chắn các nhà thiết kế Nga đã tính đến kinh nghiệm của Liên Xô. Nhiều khả năng “Orlan” sẽ nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với “Lun”, nhờ khả năng sử dụng vật liệu composite hiện đại và các thiết bị khác.

Thay vì 6 tên lửa chống hạm Moskit nặng 4.500kg mỗi quả, tên lửa hành trình Calibre nhẹ hơn hoặc tên lửa chống hạm Onyx sẽ được tích hợp. Do khối lượng giảm, ekranoplan sẽ có thể cần ít động cơ hơn, dẫn đến tiết kiệm nhiên liệu và tăng tầm hoạt động.

Từ đó, ekranoplan quân sự sẽ có thể tuần tra an toàn trên tuyến đường biển phía Bắc, cũng như tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất bằng tên lửa; về mặt chức năng, trên thực tế, chúng sẽ đảm nhận vai trò thay thế không quân hải quân.

Có thể, những chiếc máy bay đặc biệt này sẽ được trưng dụng cho tác chiến chống tàu ngầm, hoặc sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, nhờ khả năng hạ cánh trên đất liền, trên lớp băng và trên mặt biển.

Ekranolet “Be-2500”

Be-2500 (“Бе-2500”) là một dự án thú vị và đầy hứa hẹn của Nga. Tổ hợp Khoa học và Kỹ thuật Hàng không Taganrog mang tên Beriev, nơi đang phát triển Be-2500, mô tả tiềm năng sử dụng loại tàu lai đặc biệt này ở chế độ bay cao.

Ekranolet là máy bay, giống như ekranoplan, sử dụng hiệu ứng nền để bay, nhưng có khả năng thoát khỏi “đệm khí” và bay ở độ cao như máy bay bình thường (bản thân các nhà phát triển đôi khi gọi ekranoplan Be-2500 là ekranolet “kinh điển”).

Không giống như Orlan, Be-2500 sẽ có thể nâng lên khỏi bề mặt và cất cánh ở độ cao vài km, vượt qua mọi chướng ngại vật, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu. Với trọng lượng cất cánh 2.500 tấn, ekranolet có thể mang lượng hàng hóa lên đến 1.000 tấn.

Phạm vi bay của thiết bị này ước tính khoảng 16.000km, tức là nó sẽ có thể vượt qua toàn bộ chiều dài của tuyến đường biển phía Bắc ở chế độ không dừng trong một chuyến tuần tra. Be-2500 sẽ trở thành một nền tảng lý tưởng để đưa tàu vũ trụ lên bầu khí quyển của vùng xích đạo Trái đất.

Trong thực tế, đây sẽ là một loại máy bay của cả không quân tầm xa và không quân hải quân, thích nghi một cách lý tưởng với điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực. Đồng thời, khả năng chuyên chở cao sẽ giúp Be-2500 có thể chứa một số lượng khổng lồ tên lửa hành trình và chống hạm, cũng như các phương tiện chống ngầm.

Khả năng sử dụng Be-2500 làm phương tiện mang tàu vũ trụ sẽ là một “điểm cộng” bổ sung.

TIN LIÊN QUAN
Vụ siêu tàu kẹt ở kênh đào Suez: Ai Cập thông tin chính thức về việc giải cứu, Nga đề xuất tuyến đường biển thay thế
Thị trấn hút khách du lịch có mùa Đông khắc nghiệt, Mặt trời không lặn suốt 4 tháng khi sang Hè
Tình báo Đan Mạch: Bắc Cực có thể bị đe dọa vì cạnh tranh quyền lực Mỹ-Nga-Trung Quốc
Hải quân Nga sẽ nhận tàu phá băng Yevpaty Kolovrat vào năm 2022, thực hiện tham vọng 'chinh phục' Bắc cực
Nga phê chuẩn sắc lệnh về chiến lược vùng Bắc Cực đến năm 2035
(theo Top Cor)

Xem nhiều

Đọc thêm

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động