Nhỏ Bình thường Lớn

Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Bất chấp "cơn mưa" trừng phạt đổ bộ tới Nga, đất nước này vẫn đang bơm khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua Ukraine. Tại sao?
'Từ mặt' Nga, EU tính kế dài hạn, 'vua khí đốt' Tây Âu nhập cuộc chơi. (Nguồn: Reuters)
Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Nga đã cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu theo nhiều tuyến đường khác nhau. (Nguồn: Reuters)

Đường ống Urengoy-Pomary-Uzhgorod từ thời Liên Xô vận chuyển khí đốt từ phía Tây Siberia qua Sudzha ở vùng Kursk của Nga, sau đó, chảy qua Ukraine theo hướng Slovakia.

Ở Slovakia, đường ống dẫn khí đốt bị chia, một nhánh đi đến Cộng hòa Czech, nhánh còn lại đến Áo. Những khách hàng mua khí đốt chính của Nga theo tuyến đường này là Hungary, Slovakia và Áo.

Châu Âu "quay lưng"

Tin liên quan
Châu Âu vẫn Châu Âu vẫn 'miệt mài' nhập khí đốt Nga; hợp đồng Moscow-Kiev sắp kết thúc, EU 'ủ mưu'

Năm 2023, 14,65 tỷ m3 khí đốt được cung cấp qua Sudzha, tương đương khoảng một nửa lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu.

Trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 2/2022, Nga đã cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu theo nhiều tuyến đường khác nhau. Tập đoàn Gazprom từng là nhà cung cấp khí đốt chính của Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022, "gã khổng lồ" năng lượng Moscow đã giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang EU do lệnh trừng phạt của phương Tây.

Phía châu Âu cũng đã "quay lưng" với khí đốt của Nga kể từ đó. Cuộc tấn công chưa rõ nguyên nhân vào đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 cũng khiến nguồn cung khí đốt Moscow giảm mạnh.

Tại khối 27 thành viên, khí đốt của Nga đã được thay thế khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Trong đó, Mỹ đã tăng thị phần LNG xuất khẩu sang EU lên 56,2 tỷ m3 vào năm 2023. Trong khi đó, cùng thời điểm, Na Uy tăng xuất khẩu tới EU lên 87,7 tỷ m3.

Các nhà cung cấp khác là các nước Bắc Phi, Anh và Qatar.

Vì sao Nga vẫn gửi khí đốt qua Ukraine?

Khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên của Nga xuất khẩu sang châu Âu đi qua Ukraine. Những lý do chính là tiền bạc và lịch sử.

Gazprom - nắm giữ khoảng 15% trữ lượng khí đốt toàn cầu và sử dụng khoảng 490.000 lao động - là một trong những công ty quyền lực nhất của Nga. Sự lớn mạnh của Gazprom lớn tới mức từng được ví như một quốc gia bên trong đất nước của Tổng thống Putin.

Nhưng "gã khổng lồ" này đã rơi vào thời kỳ khó khăn do mất thị trường khí đốt châu Âu. Công ty đã lỗ ròng 629 tỷ Ruble vào năm 2023 - khoản lỗ hàng năm đầu tiên sau hơn 20 năm - trong bối cảnh giao dịch khí đốt với châu Âu, nơi từng là thị trường bán hàng chính của công ty, suy giảm.

Trong khi đó, Ukraine, từng là một phần không thể thiếu của Liên Xô, cũng kiếm được tiền từ việc quá cảnh khí đốt Moscow sang EU.

Hồi tháng 12/2019, Moscow và Kiev đã ký một thỏa thuận dài hạn 5 năm về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine: 45 tỷ m3 vào năm 2020 và 40 tỷ m3/năm vào thời điểm từ năm 2021-2024.

Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?
Thỏa thuận 5 năm với Gazprom để Ukraine tiếp tục vai trò là tuyến đường vận chuyển khí đốt sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. (Nguồn: Gazprom).

Kiev đã nhận được khoảng 1 tỷ USD (tương đương 0,92 tỷ Euro) vào năm 2021 phí vận chuyển khí đốt của Moscow. Do lượng giao hàng đến châu Âu thấp hơn kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu nên lợi nhuận thu được đã giảm xuống còn khoảng 700 triệu USD/năm.

Thỏa thuận 5 năm với Gazprom để Ukraine tiếp tục vai trò là tuyến đường vận chuyển khí đốt sẽ hết hạn vào cuối năm 2024. Thỏa thuận này là thỏa thuận chính trị và thương mại duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev ở thời điểm hiện tại.

Phía Ukraine và EU đã hạ thấp triển vọng về một thỏa thuận mới do quan hệ ngoại giao đã bị cắt đứt vì chiến dịch quân sự đặc biệt.

Brussels cho biết, các quốc gia khối 27 thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào khí đốt của Nga thông qua Ukraine - như Áo, Slovakia, Hungary và Italy - có thể tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc khí đốt nguồn thông qua các đường ống khác vào EU.

Ngược lại, Moscow cho biết, họ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận.

Các hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak thông tin: "Việc quá cảnh qua lãnh thổ của họ phụ thuộc vào Ukraine và đất nước này có những quy định riêng. Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt qua trạm trung chuyển này".

Nga thiệt hại, EU đã có sự chuẩn bị

Ủy ban châu Âu tuyên bố vào đầu năm nay rằng, có những nguồn cung cấp thay thế nếu Nga và Ukraine không gia hạn thỏa thuận nói trên.

Cụ thể, Áo có thể nhập khẩu từ Italy và Đức. Trong khi đó, Hungary đã nhận khí đốt của Nga từ một tuyến đường thay thế: đường ống TurkStream. Còn Slovenia lấy khí đốt từ Algeria và các nguồn khác.

Một lựa chọn khác là Gazprom cung cấp một phần khí đốt qua một tuyến đường khác, chẳng hạn như qua TurkStream, Bulgaria, Serbia hoặc Hungary.

Tuy nhiên, công suất thông qua các tuyến đường này còn hạn chế.

Còn về phía Nga, theo dữ liệu của Gazprom, quốc gia này có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD hằng năm nếu ngừng xuất khẩu thông qua đường ống ở Ukraine. Ước tính này dựa trên giá khí đốt trung bình dự kiến sang châu Âu là 320 USD/1.000 m3 vào năm 2025.

Nếu không gia hạn thỏa thuận, Moscow có kế hoạch sử dụng các tuyến đường thay thế và tăng cường xuất khẩu LNG.

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh

Mặc dù Moscow là đối thủ địa chính trị của Liên minh châu Âu (EU), khối 27 quốc gia thành viên vẫn phụ thuộc rất ...

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Nga cần thị trường Trung Quốc hơn hay Bắc Kinh cần khí đốt Moscow hơn?

Bất chấp kế hoạch đầy tham vọng nhằm trung hòa lượng carbon và tự cung cấp năng lượng vào năm 2060, Trung Quốc vẫn phụ ...

'Gã khổng lồ' năng lượng của Pháp lý giải nguyên nhân chưa thể 'cai nghiện' khí đốt Nga

'Gã khổng lồ' năng lượng của Pháp lý giải nguyên nhân chưa thể 'cai nghiện' khí đốt Nga

Theo các phân tích mới về dữ liệu thương mại, lượng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) do Nga xuất khẩu sang Pháp đã tăng ...

Đầu tư vào các dự án năng lượng ở Bắc Cực, Nga thắt chặt ‘mối thâm tình’ với Trung Quốc, cùng ‘chơi nước cờ’ hạ bệ đồng USD

Đầu tư vào các dự án năng lượng ở Bắc Cực, Nga thắt chặt ‘mối thâm tình’ với Trung Quốc, cùng ‘chơi nước cờ’ hạ bệ đồng USD

Việc Moscow đầu tư vào Bắc Cực được cho là nhằm phục vụ cả mục đích kinh tế và địa chính trị, bao gồm giảm ...

Châu Âu vẫn 'miệt mài' nhập khí đốt Nga; hợp đồng Moscow-Kiev sắp kết thúc, EU 'ủ mưu'

Châu Âu vẫn 'miệt mài' nhập khí đốt Nga; hợp đồng Moscow-Kiev sắp kết thúc, EU 'ủ mưu'

Theo hãng tin Reuters (Anh), khoảng một nửa lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang châu Âu vẫn đi qua tuyến trung ...

(theo Reuters, Bloomberg)

Tin cũ hơn

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo? Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, 'cơn ác mộng' thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?
Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/11): Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT
Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở? Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?
Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?