Nhỏ Bình thường Lớn

Singapore đề nghị các bên liên quan hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông

Phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 1/11, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố các bên liên quan cần hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, sau một loạt vụ việc xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines khiến tình trạng tranh chấp lãnh thổ dai dẳng trên vùng biển chiến lược này nóng lên.
Singapore đề nghị các bên liên quan hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen kêu gọi các bên kiềm chế xung đột ở Biển Đông. (Nguồn: Reuters)

Phát biểu với báo giới khi tham dự Diễn đàn Hương Sơn (Bắc Kinh, Trung Quốc) lần thứ 10 đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố các bên liên quan cần hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, trong đó có căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Philippines.

Ông Ng Eng Hen đề nghị xúc tiến những cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, ràng buộc các bên nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông.

“Biển Đông có thể là nguyên nhân, là tác nhân gây ra xung đột, nhưng nó không phải là vấn đề khó giải quyết nếu có quyết tâm chính trị", ông Ng Eng Hen nêu quan điểm.

Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore kêu gọi Trung Quốc, cường quốc ở châu Á, đi đầu trong việc giảm căng thẳng trong khu vực, đồng thời cảnh báo rằng một cuộc xung đột quân sự như ở Ukraine hay Trung Đông sẽ tàn phá tương lai của khu vực.

Ông Ng Eng Hen cũng mong muốn Trung Quốc và Mỹ tiếp tục giữ các mối liên lạc để quản lý khủng hoảng. “Những gì đã xảy ra ở châu Âu và Trung Đông không bao giờ nên xảy ra ở đây. Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để tránh điều đó", Bộ trưởng Quốc phòng Singapore nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, các bên đều phải có trách nhiệm tham gia để giảm nguy cơ tính toán sai lầm và rủi ro trong khu vực. Ông Ng Eng Hen hoan nghênh các luật lệ quốc tế và khu vực đã được thông qua để quản lý các cuộc chạm trán trên biển và cho rằng các luật lệ này nên được mở rộng để bao gồm cả lực lượng bảo vệ bờ biển, vốn thường xuyên đối đầu ở vùng biển tranh chấp.

Đại sứ Lithuania Darius Gaidys: Việt Nam - đối tác quan trọng trong việc củng cố trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực và toàn cầu

Đại sứ Lithuania Darius Gaidys: Việt Nam - đối tác quan trọng trong việc củng cố trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực và toàn cầu

Nhân chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis tới Việt Nam, Đại sứ Lithuania tại Việt Nam Darius Gaidys đã ...

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: 'Phép màu' nào giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ 'xám' sang 'xanh'?

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 15: 'Phép màu' nào giúp Biển Đông chuyển màu sắc từ 'xám' sang 'xanh'?

Trong bối cảnh hiện nay, hòa bình, ổn định sẽ không tự nhiên mà có cũng không dễ dàng đạt được, chắc chắn, chỉ thông ...

Lập trường và chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông

Lập trường và chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông

Trong vùng Biển Đông, tồn tại hai loại tranh chấp và quan điểm khác nhau về liên kết và tách biệt giữa hai loại tranh ...

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và việc bảo vệ quyền lợi Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 1)

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và việc bảo vệ quyền lợi Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 1)

Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã cho phép Việt Nam mở rộng quyền lực và lợi ích ...

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và việc bảo vệ quyền lợi Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 2)

Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và việc bảo vệ quyền lợi Việt Nam trên Biển Đông (Kỳ 2)

Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) đã thúc đẩy việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp ...

(theo Straits Times)