Singapore và chiến lược ‘sống chung với Covid-19’

Kim Huyền
Covid-19 có thể sẽ không bao giờ biến mất, vì vậy Singapore đã xây dựng một chiến lược nhằm ‘sống chung’ với dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể Delta vẫn đang lây lan rộng rãi trên toàn cầu, Singapore cũng đang cố gắng kiểm soát tình hình. “Đảo quốc sư tử” đang áp dụng chiến lược khoanh vùng, truy vết và cách ly nghiêm ngặt để giảm thiểu nguy cơ hình thành các ổ dịch lớn.

Singapore và chiến lược ‘sống chung với Covid-19’
Singapore đang xây dựng chiến lược ‘sống chung với Covid-19’. (Nguồn: Economic Times)

Đã 18 tháng trôi qua kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát và người dân ngày càng trở nên mệt mỏi. Tất cả đang đặt câu hỏi: “Đại dịch sẽ kết thúc khi nào và như thế nào?” Còn với Singapore, trong tương lai, đảo quốc sư tử dự báo Covid-19 sẽ trở nên phổ biến như bệnh cúm.

Chính vì vậy, lực lượng liên bộ phụ trách ứng phó Covid-19 của Singapore gồm 3 vị bộ trưởng: Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung đã vạch ra một chiến lược nhằm giúp đất nước sống chung với Covid-19. Chiến lược này đã được thể hiện rõ trong bài viết đăng trên báo Strait Times ngày 24/6 vừa qua.

Covid-19, căn bệnh đặc hữu

Bài viết cho biết, Covid-19 có thể không bao giờ biến mất. Nhưng tin tốt là chúng ta vẫn có thể chung sống bình thường với nó. Điều này có nghĩa là dịch Covid-19 sẽ sớm trở thành một căn bệnh đặc hữu (hay còn gọi là bệnh địa phương).

Covid-19 có thể liên tục biến đổi và tồn tại trong cộng đồng. Ví dụ, hàng năm, có rất nhiều người bị cúm và đa số phục hồi mà không cần nhập viện hay dùng tới thuốc. Nhưng một bộ phận thiểu số, đặc biệt là người già hoặc những người mắc nhiều bệnh nền, có thể có những triệu chứng nặng hơn và không thể chống chọi được.

Ở một quốc gia phát triển và rộng lớn như Mỹ, hàng năm có hàng trăm nghìn người phải nhập viện vì bệnh cúm, và hàng chục nghìn người tử vong.

Nhưng vì khả năng bệnh trở nặng do cúm rất thấp, nên mọi người vẫn sống chung với nó. Họ tiếp tục các hoạt động hàng ngày của mình ngay cả trong mùa cúm, thực hiện các biện pháp phòng ngừa đơn giản hoặc đi tiêm ngừa cúm mỗi năm.

“Chúng ta có thể hướng tới một viễn cảnh tương tự. Dù không thể loại bỏ hoàn toàn Covid-19, nhưng ta có thể biến đại dịch thành một thứ gì đó ít đe dọa hơn, như bệnh cúm, tay chân miệng hoặc thủy đậu, và tiếp tục chung sống với nó", ba vị bộ trưởng khẳng định trong một kế hoạch chi tiết.

Trong kế hoạch này, các bộ trưởng Singapore vạch ra các bước sau để sống chung với Covid:

Vaccine là chìa khóa

Ngày 31/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết nước này đang đi đúng hướng trong chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 và sẽ đạt được mục tiêu tiêm phòng ít nhất 1 mũi cho 2/3 dân số vào đầu tháng 7 tới. Mốc tiếp theo của Singapore là sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 cho ít nhất 2/3 dân số trước ngày quốc khánh (9/8), nếu nguồn cung cho phép.

Đã có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy, vaccine giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngay cả khi mắc Covid-19, vaccine cũng giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng.

Ví dụ như Israel - quốc gia hình mẫu về tiêm vaccine Covid-19, tỷ lệ lây nhiễm ở những người được tiêm chủng thấp hơn 30 lần so với những người không được tiêm chủng. Tỷ lệ nhập viện cũng thấp hơn 10 lần.

Tại Singapore, trong số hơn 120 người được tiêm chủng đầy đủ và mắc Covid-19, bao gồm một số người trên 65 tuổi, tất cả đều không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Ngược lại, khoảng 8% những người chưa được tiêm phòng có các triệu chứng nghiêm trọng.

Để duy trì mức độ bảo vệ cao và chống lại các biến thể mới kháng các loại vaccine hiện tại, việc tiêm liều nhắc lại là cần thiết. Do vậy, Singapore định hướng duy trì một chương trình tiêm chủng toàn diện, kéo dài nhiều năm.

Xét nghiệm sẽ dễ dàng hơn

Các bộ trưởng cho rằng Singapore cần duy trì việc xét nghiệm và truy vết, nhưng trọng tâm sẽ chuyển sang một hướng mới. Theo đó, đảo quốc sư tử sẽ đẩy mạnh việc xét nghiệm ở biên giới, để ngăn các ca bệnh mang virus vào đất nước, đặc biệt là các biến thể đáng lo ngại.

Trong nước, xét nghiệm sẽ không chỉ là công cụ để khoanh vùng và cách ly những người tiếp xúc với ca bệnh. Thay vào đó, nó sẽ là phương pháp để đảm bảo các sự kiện, hoạt động xã hội và các chuyến đi nước ngoài có thể diễn ra an toàn cũng như để giảm nguy cơ lây lan dịch.

Để nâng cao chất lượng xét nghiệm, 3 vị bộ trưởng cho rằng, Singapore không thể chỉ dựa vào xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR), do phương pháp này có thể gây khó chịu và mất nhiều giờ để có kết quả. Họ nhấn mạnh rằng việc xét nghiệm Covid-19 cần được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Singapore và chiến lược ‘sống chung với Covid-19’
Xét nghiệm nhanh Covid-19 qua hơi thở tại Singapore. (Nguồn: Reuters)

Singapore đã đã triển khai các xét nghiệm nhanh kháng nguyên, bao gồm cả những bộ kit tự xét nghiệm cho các phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân, công ty tư nhân và nhà thuốc.

Cũng có những bộ kit xét nghiệm thậm chí có tốc độ nhanh hơn, chẳng hạn như xét nghiệm Covid-19 qua hơi thở, có kết quả ngay sau 1-2 phút mà không cần lấy mẫu dịch ở mũi, họng như PCR. Khi đó, các sân bay, cảng biển, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện và các cơ sở giáo dục có thể sử dụng các bộ kit này để sàng lọc nhân viên và khách.

Ngoài ra Singapore còn lấy dữ liệu qua việc phân tích mẫu nước thải. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các ca nhiễm Covid-19 tiềm ẩn trong các khu ký túc xá, nhà trọ tập thể hoặc khu nhà ở.

Cải thiện phương pháp điều trị

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nghiên cứu các phương pháp điều trị Covid-19. Hiện nay, Singapore đã áp dụng một loạt các phương pháp điều trị hiệu quả, đó là một trong những lý do tại sao tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại nước này thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.

Mười tám tháng kể từ đại dịch bùng phát, Singapore hiện có nhiều loại thuốc đặc trị, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và giảm nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong. Bộ Y tế Singapore cũng đang theo dõi sát sao diễn biến này, đảm bảo rằng đất nước có đủ nguồn cung cấp các loại thuốc đặc trị.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế Singapore cũng đang tích cực phát triển các phương pháp điều trị mới.

Trách nhiệm xã hội vẫn quan trọng

Rốt cuộc, Singapore có thể sống chung với Covid-19 hay không còn phụ thuộc vào việc người dân có chấp nhận coi Covid-19 là bệnh thông thường và có các hành vi phòng bệnh thích hợp hay không.

“Nếu tất cả người dân đều có thói quen vệ sinh cá nhân hợp lý, chúng ta sẽ ít bị nhiễm bệnh hơn. Nếu tất cả chúng ta quan tâm đến nhau, tránh xa đám đông khi cảm thấy bản thân không được khỏe, nguy cơ lây truyền bệnh sẽ giảm” – 3 vị bộ trưởng khẳng định.

Singapore và chiến lược ‘sống chung với Covid-19’
Từ trái qua: Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung của Singapore. (Nguồn: Strait Times)

Hướng tới trạng thái ‘bình thường mới’

Viễn cảnh "bình thường mới" của Singapore được mô tả như sau:

Đầu tiên, một người mắc Covid-19 có thể tự khỏi tại nhà, bởi vì nếu đã được tiêm vaccine, các triệu chứng sẽ tương đối nhẹ. Kết hợp với những người xung quanh cũng đã được tiêm phòng, giúp nguy cơ lây nhiễm cũng thấp hơn. Điều này sẽ giảm gánh nặng lên hệ thống y tế vốn đã quá tải tại Singapore.

Thứ hai, có thể không cần phải truy vết các trường hợp nghi nhiễm và cách ly những người tiếp xúc với ca bệnh. Người dân có thể tự xét nghiệm thường xuyên bằng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh. Nếu có kết quả dương tính, họ có thể xác nhận lại bằng xét nghiệm PCR ở các bệnh viện và sau đó tự cách ly.

Thứ ba, thay vì theo dõi số lượng ca mắc Covid-19 mỗi ngày, Singapore sẽ tập trung vào kết quả: Bao nhiêu người bị ốm nặng, bao nhiêu người trong phòng chăm sóc đặc biệt, bao nhiêu người cần được đặt nội khí quản để thở oxy. Điều này giống như cách giám sát bệnh cúm hiện nay.

Thứ tư, có thể dần nới lỏng các quy định quản lý an toàn và cho phép tổ chức các cuộc tụ tập và những sự kiện lớn, như lễ diễu hành ngày quốc khánh hoặc chào năm mới. Các doanh nghiệp cũng không còn phải lo về nguy cơ gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, việc đi lại giữa các quốc gia sẽ được khôi phục, miễn là các quốc gia đó đã kiểm soát được dịch và biến Covid-19 thành một căn bệnh thông thường.

Singapore và các nước sẽ công nhận giấy chứng nhận tiêm vaccine của nhau. Khách du lịch, đặc biệt là những người đã tiêm vaccine, có thể tự xét nghiệm nhanh trước khi khởi hành và được miễn cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính khi đến nơi.

Các bộ trưởng cho biết, Singapore đang vạch ra một lộ trình để chuyển sang trạng thái bình thường mới này, song song với việc đạt được các dấu mốc tiêm chủng, dù họ biết rằng trận chiến chống lại dịch bệnh sẽ còn nhiều khó khăn. Trong lúc đó, Singapore vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cần thiết.

Cuối bài viết, các bộ trưởng chỉ ra rằng, lịch sử cho thấy mọi đại dịch rồi cũng sẽ qua đi. Chính vì vậy, Singapore phải tận dụng tất cả năng lượng, nguồn lực và sự sáng tạo của mình để đẩy nhanh quá trình này. Khoa học và sự khéo léo của con người sẽ chiếm ưu thế trước Covid-19. Sự gắn kết và ý thức xã hội sẽ đưa con người đến đích nhanh hơn.

TIN LIÊN QUAN
Biến thể Delta Plus có thực sự nguy hiểm như ‘lời đồn’?
Covid-19 ở Việt Nam sáng 26/6: 15 ca mắc mới tại 5 địa phương; tổng cộng 15.115 bệnh nhân
TIN VUI: Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine phòng Covid-19
Việt Nam xem xét công nhận hộ chiếu vaccine Covid-19
Vaccine của AstraZeneca, Pfizer hiệu quả với biển thể Delta, Kappa
(theo Strait Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường 'gọi tên' một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, thị trường 'gọi tên' một mặt hàng xu hướng và giá tốt

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Giá cà phê bứt phá, robusta tăng 3 con số, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và giá tốt của Việt Nam?
Cập nhật bảng giá xe hãng BMW mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng BMW mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng BMW của các dòng như X1 2021, X3 2021, Z4 Roadster 2021, X5 2021, X6 2021, Series 3 2021, Series 4 2021, X4 2021, Series 5 ...
Bài tarot hôm nay 9/11: Vì sao bạn chẳng cảm thấy vui vẻ ở hiện tại?

Bài tarot hôm nay 9/11: Vì sao bạn chẳng cảm thấy vui vẻ ở hiện tại?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp về lý do tại sao bạn không cảm thấy vui vẻ trong hiện tại.
Nhận định Crystal Palace vs Fulham vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định Crystal Palace vs Fulham vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Crystal Palace vs Fulham tại vòng 11 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 9/11.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh Viên Gia Quân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh Viên Gia Quân

Ngày 8/11 tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.
Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào? Trường hợp nào không đi nghĩa vụ quân sự 2025? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Vụ phóng diễn ra trong khuôn khổ một cuộc tập trận bắn đạn thật của Hàn Quốc, diễn ra tại quận ven biển Taean, cách Seoul 108 km về phía tây Nam.
Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Quốc hội Nicaragua vừa quyết định mở cửa đón quân đội Nga, Mỹ và loạt nước, vì sao?

Nicaragua sẽ cho phép quân đội, tàu và máy bay quân sự của Nga, Mỹ, Cuba, Venezuela và Mexico vào nước này trong nửa đầu năm 2025.
Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Liên minh cầm quyền tan rã, Tổng thống Đức lên kế hoạch giải tán Quốc hội

Ngày 7/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo kế hoạch chuẩn bị giải tán Quốc hội và dọn đường cho các cuộc bầu cử sớm.
Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp-Israel 'va chạm' ngoại giao, Paris phản đối hành động không thể chấp nhận được

Pháp và Israel đã vướng vào một sự cố ngoại giao, khi quốc gia Trung Đông tạm giữ 2 nhân viên mang thị thực ngoại giao của Paris.
Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.
Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Điều máy bay F-15E Strike Eagles tới Trung Đông, Mỹ toan tính gì?

Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ đã đến Trung Đông, sau khi Washington tuyên bố triển khai thêm lực lượng đến khu vực này để cảnh báo Iran.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động