Đã thành thông lệ, vào đầu tháng Giêng hằng năm, người dân xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, lại nô nức mở hội với sự tham dự của các dân tộc trên địa bàn và du khách thập phương trên cả nước. Trong ảnh: Bắt đầu nghi lễ Pút Tồng. (Nguồn: TTXVN) |
Ngày 18/2 (mùng 9 tháng Giêng), tại xã Tả Phìn, cụm xã Tả Phìn - Trung Chải - Ngũ Chỉ Sơn diễn ra Lễ hội Pút Tồng và Quả Tăng năm 2024 trong khuôn khổ Lễ hội mùa Xuân "Sa Pa - Vùng đất muôn sắc hoa” năm 2024.
Pút Tồng là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của đồng bào Dao đỏ. Trong tiếng Dao, “pút” có nghĩa là nhảy, “tồng” có nghĩa là đồng. Pút Tồng vừa là cách thức diễn xướng được thực hiện khi hành lễ và cũng có nghĩa là một nghi lễ thờ cúng tưởng nhớ đến linh hồn tổ tiên.
Tại lễ hội, người dân và du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Dao đỏ như: Tết nhảy; những điệu múa hát trong lễ cưới, lễ cấp sắc cho thanh niên đến độ tuổi trường thành; thi viết chữ Nôm Dao... thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia.
Từ sớm, người dân đã chuẩn bị lễ cúng miếu gồm gà, lợn, rượu, gạo, hoa quả... để xin phép Thành Hoàng làng tổ chức lễ hội. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Những người đàn ông tham gia nghi lễ luôn miệng xưng tụng thần linh và các điệu múa được sử dụng như hình thức làm hài lòng thần linh, bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với tổ tiên, thần, thánh. Trong ảnh: Thầy cúng chủ trì lễ chuẩn bị những công đoạn cần thiết cho nghi lễ. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Phần múa của nghi lễ Pút Tồng thường chỉ do nam giới thực hành. Thầy cúng, thầy nhảy đặt ra những quy tắc bí mật để bảo vệ vai trò độc tôn của nam giới trong các nghi lễ này. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Trình diễn Pút Tồng và các nghi lễ cúng bái khác đều được thực hiện thông qua các động tác nhảy, múa. (Nguồn: TTXVN) |
Cùng với nghi lễ Pút Tồng, người dân và du khách còn được thưởng thức nhiều hoạt động truyền thống của đồng bào dân tộc Dao. Trong ảnh: Vũ điệu “Điệu Vạn Phù” mô phỏng tín ngưỡng đối với các cô dâu đồng bào dân tộc Dao trước khi bước vào nhà chồng làm lễ bái đường, thành hôn. (Nguồn: TTXVN) |
Trích đoạn đám cưới người Dao. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Trích đoạn nghi lễ "Quả Tăng" hay còn gọi là nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.(Nguồn: TTXVN) |
Theo tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao, nghi lễ "Quả Tăng" là một thủ tục bắt buộc đối với người đàn ông. Chỉ những người được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành. (Nguồn: TTXVN) |
Lễ hội được tổ chức nhằm phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy sức mạnh tập thể trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích người dân tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch ở địa phương. Trong ảnh: Các chàng trai, cô gái Dao đỏ xúng xính áo mới đi trẩy hội. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách. (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Cùng với chiêm ngưỡng các phần lễ, du khách còn được trực tiếp tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn trong ngày hội. (Nguồn: TTXVN) |
| Bỏ rơi 292 du khách ở Phú Quốc, một công ty du lịch bị đình chỉ hoạt động Cục du lịch Đài Loan (Trung Quốc) đã quyết định đình chỉ hoạt động 3 tháng với công ty We Love Tour khi bỏ rơi ... |
| Indonesia 'vượt mặt' New Zealand, trở thành điểm đến yêu thích nhất của du khách Australia Với 1,37 triệu người Australia đã đến Indonesia để nghỉ lễ trong năm 2023, quốc gia Đông Nam Á này lần đầu tiên vượt New ... |
| Bội thu khách quốc tế, du lịch kỳ vọng bứt phá Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ngành du lịch đã đón một lượng lớn du khách quốc tế. Điều này cho thấy, du ... |
| Chi tiêu du lịch Tết Nguyên đán 2024 tại Trung Quốc tăng gần 50% so với năm ngoái Doanh thu du lịch tại Trung Quốc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2024, kết thúc ngày 17/2, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm ... |
| Trung Quốc: Các bảo tàng và thành phố băng hút khách du lịch dịp nghỉ Tết Nguyên đán 2024 Các bảo tàng trên toàn Trung Quốc đã đón tiếp gần 73,58 triệu lượt khách đến thăm trong dịp Tết Nguyên đán 2024 vừa qua ... |