Sống chậm ở Luang Prabang - thành phố du lịch sạch ASEAN

Minh Nhật
Những ngày ở cố đô Luang Prabang – thành phố của Lào lần thứ hai liên tiếp được vinh danh là thành phố du lịch sạch tiêu chuẩn của ASEAN, tôi như thấy cuộc sống trôi chậm đi…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ngày bình yên ở Luang Prabang
Những ngày ở Luang Prabang - thành phố du lịch sạch ASEAN, tôi như thấy mình sống chậm.... (Ảnh: Nguyễn Hồng)

"Nếu chưa đến Luang Prabang xem như bạn chưa đến Lào” – người Lào đã ví von như vậy, như một lời mời gọi chân thành với người lữ khách khi tìm về vùng đất cố đô của đất nước Triệu Voi, di sản văn hóa thế giới, điểm đến thanh bình và thú vị của những người ưa xê dịch.

Cố đô trên ngã ba sông

Luang Prabang cách thủ đô Vientiane (Lào) 300 km về phía Bắc, nằm ở ngã ba sông Mekong và Nam Ou. Nơi đây từng là kinh đô của vương quốc cổ Lan Xang từ năm 1354. Theo tiếng địa phương, Luang có nghĩa là làng, Prabang có nghĩa là Phật mình vàng.

Cố đô Luang Prabang được UNESCO phong tặng danh hiệu Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Nơi đây hội tụ nhiều công trình kiến trúc độc đáo đậm nét văn hóa Phật giáo với ngôi chùa nổi tiếng mang tên Wat Xiengthong, những cố cung, đền đài... Những công trình mang dấu ấn đặc trung của Lào tọa lạc bên dòng sông Mekong và dòng Namkhan với thác nước Kuangsi hùng vĩ. Dù là điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài, nhưng nơi đây chưa bao giờ bị làn sóng du lịch nhấn chìm bởi những cửa hiệu đông đúc và những quầy bar ồn ào.

Chúng tôi đến Luang Prabang sau 5 ngày rong ruổi ở Vientiane và Vangvieng. Sau 6 tiếng ngồi lắc lư trên xe buýt, chúng tôi đã có mặt tại cố đô khi trời đã sẩm tối. Trên đường về homestay đã đặt sẵn qua Internet, tôi phần nào nhận ra một vẻ đẹp dáng dấp kiến trúc kiểu miền Nam nước Pháp, trên tuyến phố chính là những căn biệt thự thời Đông Dương và cả những nhà gỗ kiểu đặc trưng truyền thống của Lào.

Luang Prabang cũng như thủ đô Vientiane và Vangvieng mà chúng tôi đã đi qua, nơi đây là một thành phố nhỏ và bình yên. Dù đông khách du lịch, nhưng so với Vientiane vẫn chưa phải là một đô thị sầm uất và so với thành phố trẻ trung và náo nhiệt như Vangvieng thì nơi đây dành cho những người tìm đến một nơi để thả mình vào góc bình yên.

Căn homestay chúng tôi đặt ở cách trung tâm chưa đầy 1km, nhưng phải mất chừng 20 phút, người lái xe taxi mới tìm được địa chỉ. Chủ homestay là một thanh niên Việt Nam, đã có ba năm sống ở Lào. Căn homestay chúng tôi thuê rộng rãi, sạch sẽ và làm hoàn toàn bằng gỗ và nằm ngay cạnh ngôi chùa nổi tiếng Wat Xiengthong. Phía trước homestay là hàng rào bằng cây xanh mướt, được tỉa tót bằng phẳng.

Đón năm mới nơi đất Phật...

Dọn dẹp đồ đạc, chúng tôi nhanh chóng tìm đường đến khu chợ đêm - nơi tổ chức countdown chào đón năm mới. Chợ đêm nằm ngay đường trung tâm và chỉ cách nơi chúng tôi ở chừng 1km.

Những ngày bình yên ở Luang Prabang
Du khách nước đón năm mới tại Lào. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Không giống như bất kỳ chợ nào khác, chợ đêm Luang Phrabang tràn ngập các đồ lưu niệm bằng bạc, đồ truyền thống... Ở chợ đêm thị trấn, các chủ gian hàng liên tục chào "Sabadii" với vẻ thân thiện. Các gian hàng san sát nhau dưới lòng đường chỉ cho người đi bộ và chủ yếu là bán các phẩm như lụa Lào, xà-rông, các loại quần áo sặc sỡ cho đến đồ thủ công mỹ nghệ bằng nhiều chất liệu khác nhau (đá, bạc...). Thoáng nhìn, các gian hàng hầu như không khác nhau, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy có những sự khác biệt nhỏ trong cách trạm trổ hoặc những nét hoa văn.

Chúng tôi lân la hết sạp hàng này đến sạp hàng khác, cái chính là để thưởng thức không khí chợ đêm ngày cuối năm cũng như quan sát kẻ bán người mua và quyết định mua cho mình mấy sản phẩm từ lụa Lào.

Khu chợ ẩm thực với đủ các món đặc trưng của Lào được tập trung ở một khu vực, ngoài ra cũng có rất nhiều các sạp bán các món ăn đặc trưng của Lào. Các món ăn của Lào tương đối cay và có chút khó ăn với chúng tôi.

Khi ánh đèn bừng lên, cũng là lúc đường phố tấp nập người qua lại, đặc biệt, khi thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới sắp đến, càng đông các du khách đổ về khu vực trung tâm để chào đón thời khắc linh thiêng của một năm mới nhiều may mắn và thành công về mọi mặt.

Đồng hồ điểm 0h00, những câu chúc mừng năm mới bằng tiếng Lào “sabaidipihaim”, tiếng Anh “Happy new year” và không thiếu tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác cùng tiếng pháo vang lên cả một khu phố.

Du khách nước ngoài, người dân Lào bắt đầu cùng nhau nhảy điệu múa Lăm Vông trong tiếng nhạc rộn ràng, những cái ôm, nụ hôn và lời chúc một năm mới thành công được trao cho nhau...

Tôi bỗng có chút nhớ nhà khi mỗi năm đều ngồi gật gù đợi đến giao thừa, dù buồn ngủ nhưng nhất định không chịu đi ngủ vì chỉ để chờ xem pháo hoa phát trên tivi.

Vào thời khắc đó, trên bàn thờ, mẹ tôi đã đặt mâm cúng, khói hương nghi ngút. Cả nhà chọn bộ đồ mới nhất, đẹp nhất để đón năm mới. Đúng giao thừa, mẹ tôi thắp ba nén hương thì thầm khấn… cùng lúc đó, tiếng pháo trên tivi cũng bắt đầu “nổ giòn tan”. Tôi nhận lì xì từ bố mẹ cùng lời chúc năm mới mạnh khỏe, học giỏi và theo chân bố mẹ đi chùa và chúc tết ông bà, cô bác.

Sau này, lớn lên, đi xa, chỉ mong đến ngày Tết cả nhà quây quần, cùng nhau đi chùa, chúc tết người thân. Lúc này, tôi mới biết rằng, trong thời khắc thiêng liêng của năm mới, bước qua cánh cửa chùa, đứng trước tượng Phật mới thấy tâm hồn mình thật thanh thản, con người ta chỉ một lòng hướng thiện, rũ bỏ mọi sân si thường ngày…

Giống như trong thời khắc chuyển giao năm mới, ở một vùng đất cộng đồng đều lấy phật giáo làm tâm điểm - Luang Prabang, tôi bỗng thấy lòng nhẹ bẫng, những điều nhọc nhằn, nỗi buồn, sân si… trong một năm qua đều tan biến nhường chỗ cho những ký ức hạnh phúc xôn xao đang ùa về.

Nơi những ngôi chùa in dấu

Luang Prabang – nơi ghi dấu nguyên những di tích cổ, những cung điện, chùa tháp dù trải qua thời gian, chiến tranh. Cố đô của Lào có đến gần 40 ngôi chùa cổ, trong đó hầu hết được xây dựng từ thế kỷ XIV và nhiều cung điện tráng lệ của các thời phong kiến thịnh trị được thành lập cách nay khoảng 1.200 năm.

Những ngày bình yên ở Luang Prabang
Một nhà sư sau buổi khất thực trở về ngôi chùa Wat Xiengthong. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ở Lào, cuộc sống cộng đồng đều lấy phật giáo làm tâm điểm, với nhịp sống chủ đạo là bước chân của phật tử. Mọi con đường lớn nhỏ trong thành phố đều thấp thoáng ánh vàng. Dưới ánh nắng, sắc vàng rực rỡ của những mái chùa cùng màu áo vàng của những nhà sư hòa vào sắc màu chung ấy.

Chúng tôi đặt homestay ngay sát ngôi chùa cổ nổi tiếng Wat Xiengthong – ngôi chùa được in trên tờ tiền 2.000 Kip Lào. Ngôi chùa Wat Xiengthong được xây dựng theo lối kiến trúc đặc thù của Lào với mái cong cong buông xuống gần mặt đất, bao quanh là những miếu nhỏ có cùng lối kiến trúc, hợp thành một phong cảnh tuyệt đẹp. Ở đây còn là nơi lưu giữ bức tượng phật nằm nức tiếng, từng “ngụ” trong bảo tàng Paris sau đó được đưa về ngôi chùa này của Luang Prabang năm 1964.

Có lẽ chính vì vậy, mà người ta mới nói rằng, giống như người theo đạo Hồi phải cố gắng đến được thánh địa Mecca một lần trong đời thì với người dân Lào, đến được chùa Xieng Thong một lần trong đời là điều thiêng liêng.

Ngoài Wat Xiengthông, còn biết bao công trình cổ kính, những mảnh vàng son của quá khứ khác luôn được trân trọng, bảo vệ và hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người dân Lào và để lại những cảm nhận riêng đối với du khách khi đến với vùng đất cố đô.

Vào buổi chiều cuối cùng ở Luang Prabang lên máy bay về Việt Nam, tôi thuê chiếc xe đạp, chạy lòng vòng quanh thành phố, thấy lòng mình bình yên và dường như phải lòng nơi đây mất rồi.

Dừng bên bờ sông, ngắm dòng người lên xuống những con đò ngang, ánh hoàng hôn rực lửa đang dần khuất xa, nhớ lại những ngày ở cố đô, để ghi lại ký ức về một phần cuộc sống mình từng mơ ước…

Luang Prabang - một ngày tôi đến

Luang Prabang - một ngày tôi đến

Đất nước thanh bình, nhịp sống khoan hòa, người dân đôn hậu, đó là ấn tượng của nhiều người khi đến với đất nước Lào ...

Khánh thành

Khánh thành "ngôi nhà chung" của cộng đồng người Việt ở Bắc Lào

Sáng 20/10 tại Luang Prabang, Bắc Lào, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành Trụ ...

“Đông Nam Á khiến tôi mở lòng mình…”

“Đông Nam Á khiến tôi mở lòng mình…”

“Tôi đến từ Việt Nam”, tôi thường trả lời như vậy mỗi khi ai đó tò mò về nguồn gốc của mình. Bố gốc Việt, ...

Đọc thêm

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Lễ hội Ẩm thực Pháp - Balade en France 2024 sẽ trở lại Việt Nam từ ngày 5-7/4 tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội với số lượng gian hàng tăng gấp rưỡi năm ngoái.
Trâm hoa nhung - Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Trâm hoa nhung - Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim cổ trang, trâm hoa nhung dần trở thành một xu hướng thời trang mới. Tuy vậy, ít ai biết đây là một di sản văn hoá.
Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Ra mắt nhiều tác phẩm văn học mới viết cho thiếu nhi

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất là giải thưởng do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với mong muốn phát hiện thêm những cây bút viết cho thiếu nhi.
Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Nét độc đáo và giá trị văn hóa Mỹ [Kỳ 2]

Cú 'sốc' tương lai: Tên cuốn sách nổi tiếng của Alvin Toffler có thể dùng để miêu tả người Mỹ sống trong tâm trạng 'sốc' do nhịp độ sống gấp, cập rập...
Tháng lễ Ramadan rơi vào mùa Đông: Sự thú vị của lịch Hồi giáo

Tháng lễ Ramadan rơi vào mùa Đông: Sự thú vị của lịch Hồi giáo

Lịch Hồi giáo không có tháng nhuận giống như một số lịch khác khiến tháng lễ Ramadan năm 2024 chính thức bắt đầu trong tiết trời mùa Đông.
Nồng ấm hương vị Tết truyền thống của người Azerbaijan tại Việt Nam

Nồng ấm hương vị Tết truyền thống của người Azerbaijan tại Việt Nam

Đại sứ quán Azerbaijan và Đại sứ quán Kazakhstan tại Việt Nam phối hợp cùng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội 'Tết Novruz'.
Mexico tìm được bộ sách quý hiếm về lịch sử của người Aztec

Mexico tìm được bộ sách quý hiếm về lịch sử của người Aztec

Chính phủ Mexico vừa mua được ba cuốn sách cổ chép tay có tranh minh họa từ một gia đình đã lưu trữ các tài liệu của người Aztec qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly: Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Kỷ niệm 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly: Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý ...
Hang động chứa hơn 2000 tượng Phật tại Trung Quốc

Hang động chứa hơn 2000 tượng Phật tại Trung Quốc

Hang đá Mạc Cao nằm tại trung tâm của Con đường Tơ lụa huyền thoại và trở thành giao điểm văn hóa, tôn giáo Đông Tây.
Khám phá một trong 7 kỳ quan bậc nhất của Ấn Độ

Khám phá một trong 7 kỳ quan bậc nhất của Ấn Độ

Là một trong 7 kỳ quan bậc nhất của Ấn Độ, đền thờ Mặt trời Konark trở thành Di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận năm 1984.
Pháo đài quân sự 2.000 năm tuổi của Hàn Quốc

Pháo đài quân sự 2.000 năm tuổi của Hàn Quốc

Được xây dựng từ thời Joseon, Thành Namhansanseong được vinh danh là di tích lịch sử quốc gia Hàn Quốc và di sản văn hóa thế giới.
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê trao tặng bộ tranh truyện Hàng Trống hàng trăm năm tuổi cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê trao tặng bộ tranh truyện Hàng Trống hàng trăm năm tuổi cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Chiều 18/3, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và họa sĩ Phan Ngọc Khuê phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm 'Tranh truyện Hàng Trống'.
Phiên bản di động