Sống chung an toàn với Covid-19: Cần giải pháp tổng thể, tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
Nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Sống chung với dịch bệnh cần có các giải pháp tổng thể, trong đó cần tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương, kiểm soát các ổ dịch lớn, đẩy nhanh tiêm chủng, duy trì hệ thống y tế hoạt động hiệu quả và nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần, phúc lợi xã hội cho người dân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đại dịch Covid-19 như cơn sóng thần, tấn công hết đợt này đến đợt khác với sự xuất hiện liên tục của những biến thể mới của virus SARS-CoV-2, quét qua khắp các châu lục trên Trái Đất và để lại hậu quả hết sức nặng nề.

Theo thống kê trên trang Worldometers, tính đến ngày 26/10/2021, thế giới đã có gần 245 triệu ca nhiễm và gần 5 triệu người tử vong vì virus SARS-CoV-2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại TP. Vũ Hán (Trung Quốc). Trong đó châu Á trên 78,7 triệu ca, châu Âu gần 63,2 triệu ca, châu Mỹ trên 94 triệu ca, châu Phi hơn 8,5 triệu ca.

Sống chung an toàn với Covid-19: Cần giải pháp tổng thể, tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương
Nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu. (Nguồn: DN&TT)

Các biến thể mới của virus khiến tình hình thêm nghiêm trọng, buộc nhiều nước tiếp tục thắt chặt các biện pháp phòng dịch, trong đó vaccine là giải pháp hàng đầu.

Đến nay đã có 218/229 quốc gia có ca nhiễm đã tiêm vaccine, chiếm 98,2% các quốc gia..

Với tổng số liều vaccine được sản xuất là 6,64 tỷ liều, đã có 3,74 tỷ người được tiêm vaccine, chiếm 47,5%, trong đó châu Mỹ đạt tỉ lệ tiêm cao nhất (61,3%), tiếp đó là châu Âu (57,4%), châu Á (54,8%), châu Đại dương (52,3%) và cuối cùng là châu Phi (7,4%).

Tại Việt Nam, kể từ khi dịch bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã ghi nhận 892.579 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.063 ca nhiễm).

Tính đến ngày 26/10/2021, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 74.050.037 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 52.584.839 liều, tiêm mũi 2 là 21.465.198 liều.

Để đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm vaccine, Chính phủ dự tính phải có 150 triệu liều vaccine để tiêm đủ liều cho hơn 67,5 triệu người nhằm đạt miễn dịch cộng đồng vào năm 2022. So với khu vực châu Á, số lượng người tiêm đủ liều của Việt Nam tính trên tỉ lệ dân số là rất thấp, đứng thứ 9 (chỉ trên Myanmar) với tỉ lệ 15,8%.

“Sống chung an toàn với Covid-19” thay cho “Zero Covid-19” là quan điểm mới và cũng là nhận định mới được Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Mike Ryan đưa ra tại cuộc họp báo ngày 7/9/2021 vừa qua.

Quan điểm này dựa trên thực tế virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh này vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỉ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới và một số nước có độ bao phủ tiêm vaccine hàng đầu thế giới đang có số ca mắc tăng trở lại ở mức báo động.

Sống chung an toàn với Covid-19: Cần giải pháp tổng thể, tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương
Thay vì coi Covid-19 là một đại dịch, nên coi đó là một loại bệnh đặc hữu, giống như sốt rét hay sốt xuất huyết. (Nguồn: Người lao động)

Một số chuyên gia cho rằng, chống dịch thành công không phải là ghi nhận rất ít người nhập viện và rất ít người tử vong mà phải chấp nhận số ca nhiễm tăng ở chừng mực nhất định nhưng không đi kèm ca nặng và tử vong tăng, nghĩa là phải đẩy mạnh tiêm vaccine và y tế dự phòng theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Sống chung với dịch bệnh cần có các giải pháp tổng thể, trong đó cần tập trung bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương, kiểm soát các ổ dịch lớn, đẩy nhanh tiêm chủng, duy trì hệ thống y tế hoạt động hiệu quả và nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần, phúc lợi xã hội cho người dân.

Thay vì coi Covid-19 là một đại dịch, nên coi đó là một loại bệnh đặc hữu, giống như sốt rét hay sốt xuất huyết, để đơn giản hóa các biện pháp chống dịch, nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Thay đổi về quan điểm mới này sẽ giúp thế giới vượt qua khủng hoảng và học cách thích ứng tốt hơn với những thách thức tiếp theo.

Hướng dẫn “Thích ứng an toàn với Covid-19” của Việt Nam đang được Bộ Y tế và các Bộ, ngành nghiên cứu hoàn thiện, trong đó 6 nguyên tắc cơ bản được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt là: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với 4 cấp độ dịch thống nhất áp dụng trên toàn quốc nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay trong sản xuất, kinh doanh, từng bước duy trì hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”.

Do đó, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành đã cho phép mở cửa dần các dịch vụ xã hội, bệnh viện được tiếp nhận chữa bệnh như bình thường, các hoạt động từng bước được nới lỏng ở các vùng xanh, vùng vàng...

Những thay đổi mới của Chính phủ và các địa phương trong chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 đang đem lại sự tin tưởng và lạc quan hơn cho nhân dân cả nước sau thời gian dài “ai ở đâu ở nguyên đó” để chống dịch.

Covid-19 sáng 26/10: Vẫn còn 3.135 bệnh nhân nặng; Các cơ sở y tế sẵn sàng điều trị bệnh nhân cấp độ 4; ĐBQH 'hiến kế' để học sinh đi học an toàn

Covid-19 sáng 26/10: Vẫn còn 3.135 bệnh nhân nặng; Các cơ sở y tế sẵn sàng điều trị bệnh nhân cấp độ 4; ĐBQH 'hiến kế' để học sinh đi học an toàn

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 892.579 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ ...

Covid-19: Cả nước đã tiêm hơn 74 triệu liều vaccine; nhiều tỉnh thêm các ca F0

Covid-19: Cả nước đã tiêm hơn 74 triệu liều vaccine; nhiều tỉnh thêm các ca F0

Cả nước đã phân bổ 70 đợt vaccine phòng Covid-19 với tổng số 97,6 triệu liều; Quảng Bình, Bến Tre, Đắk Lắk thêm các ca ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Việt Nam-Cuba: Làm sâu sắc quan hệ thông qua kênh hợp tác nghị viện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Quốc hội Cuba với những nội dung, cơ chế hợp ...
Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Từ sắc phục sari tới món cà ri: Trải nghiệm đất nước Ấn Độ thu nhỏ tại Việt Nam

Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ".
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra ...
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di ...
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn ...
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn năm ngoái 7 ngày.
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập từ 15/12/2024 được quy định tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4% thí sinh đỗ tốt nghiệp.
Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa thông tin những điểm mới về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non...
Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.
Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ năm trước.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Ngày 20/10, hơn 2.000 người đã tham dự sự kiện '5.000 bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam 2024'.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Phiên bản di động