📞

Su-34 đối đầu F-16 tại xung đột Nga - Ukraine: Lợi thế sẽ thuộc chiến đấu cơ nào?

15:18 | 03/08/2023
Tờ báo Topwar.ru đăng tải đánh giá của nhà bình luận của Nga về các phẩm chất kỹ thuật của F-16 và so sánh với một sản phẩm tiên tiến tương ứng của không quân Nga, Su-34.

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn, việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ cho Ukraine chỉ còn là thời gian. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cho phi công Ucraine cũng đã bắt đầu ở một số nước châu Âu thuộc NATO.

Lực lượng vũ trang Ukraine coi việc có được loại Chim ưng (tên gọi F16 của Mỹ) sẽ giải quyết được vấn đề bảo vệ không phận nước mình vốn nhường hoàn toàn cho máy bay của Nga kể từ khi cuộc xung đột diễn ra.

Theo nhiều nguồn tin, Không quân Ukraine có khả năng sẽ được chuyển giao một số chiếc F-16 Block 50/52. Biến thể này đã xuất hiện vào năm 1990 với một tính năng quan trọng là được trang bị hệ thống radar AN / APG-68V5, dùng để sử dụng tên lửa chống radar cao tốc AGM-88. Sự hiện diện của một tổ hợp radar riêng biệt giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện và quan trọng nhất là xử lý tín hiệu radar của đối phương.

F-16 Block 50/52.

Ngày nay, các tên lửa chống radar cao tốc (HARM) của Mỹ được lập trình dưới mặt đất và được phóng từ các máy bay tiêm kích MiG-29 của Ukraine vào khu vực mục tiêu, với hy vọng tên lửa sẽ tự phát hiện radar đối phương đang hoạt động và nhắm bắn vào nó.

Khác với MiG-29, F-16 có khả năng ra lệnh điều khiển tên lửa chống radar, qua đó làm tăng đáng kể hiệu quả tác chiến để chống lại hệ thống phòng không Nga.

Tuy nhiên, có một chi tiết nhỏ ở đây, F-16 Block 50/52 có giá hơn 55 triệu USD, so với biến thể cơ sở chỉ là 30 triệu USD. Vì vậy, Mỹ sẽ không vội vàng cung cấp loại F-16 đắt tiền cho Ucraine.

Các tính năng chiến đấu của F16:

F-16 chứa JDAM (loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo) gắn bom thông thường Mk.82, Mk.83 và Mk.84.

Hệ thống này rất tốt và đã chứng minh tính hữu dụng trên thực tế. JDAM hoạt động hiệu quả nhất tại Iraq và Afghanistan, những nơi hầu như không có hệ thống phòng không.

Ở Ukraine, mọi thứ có phần khó khăn hơn khi hiện diện hệ thống phòng không (tên lửa đất đối không) dày đặc của quân đội Nga. Vì vậy, khi thử nghiệm, một máy bay chiến đấu F-22 bay ở độ cao khoảng 15.000 mét với tốc độ gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh có thể thả một quả bom JDAM nặng 454 kg trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 44 km. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện đó ở Ukraine bởi hệ thống phòng không Nga không cho phép F16 (cũng như tất cả thế hệ F) làm điều đó. Việc đối thủ có máy bay chiến đấu và tên lửa hiện đại cộng với hệ thống tên lửa đất đối không đã làm khó vấn đề tận dụng độ cao của F-16.

AGM-154 JSOW (Vũ khí chính xác được phóng từ cự ly an toàn)

Một quả bom được gắn động cơ sẽ biến thành một tên lửa. Vũ khí này không phụ thuộc quá nhiều vào độ cao mà là giá thành. Hiện tại, loại vũ khí này vẫn chưa được đề cập trong danh sách chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Bản thân người Mỹ cũng đang cần.

Ngoài ra, theo quy định áp dụng của Mỹ, F-16 không được sử dụng như một đơn vị tác chiến độc lập mà là một phần của cơ chế chiến đấu hỗn hợp trong đó F-16 đóng vai trò là máy bay chiến đấu, ngoài ra còn có F-15, F -22 và hệ thống AWACS (Hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát trên không - airborne early warning and control).

Nếu không có AWACS, phạm vi phát hiện mục tiêu trên không của “Chim ưng” giảm một nửa còn 120-150 km. Việc tổ chức một đội bay hoàn chỉnh ở Ukraine là không thực tế, điều đó có nghĩa là 9 điểm mang vũ khí trên F-16 sẽ được sử dụng gần như rất khó. Và với một vài quả bom thì không có ý nghĩa gì lớn lao.

Nhưng với những tên lửa không đối không mang trên mình, F16 là một lựa chọn có thể đánh chặn các trạm radar và máy bay.

AIM-9 Sidewinder (Air Intercept Missile-tên lửa đánh chặn) là một loại tên lửa không đối không tầm ngắn

Đây là loại vũ khí kinh điển trên bầu trời, giống như súng AK dưới đất. AIM-9 trong gần 70 năm hoạt động đã được sử dụng rất nhiều (hơn 200 nghìn). Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là chủng loại tên lửa nào có thể chuyển cho Ukraine.

AIM-9X, biến thể mới nhất của tên lửa, có bộ thu hình ảnh rất tốt, có khả năng tạo ra các "hỏa mù" bằng bẫy nhiệt, việc điều khiển tên lửa được tích hợp vào màn hình gắn trên mũ của phi công. Nói chung, nó là một vũ khí tuyệt vời. Tầm bắn của AIM-9X khoảng 40 km, là một trong những tên lửa tầm ngắn tốt nhất trên thế giới.

Chỉ có giá thành là khủng khiếp: 600.000 USD/quả. Tuy nhiên, tên lửa phiên bản đầu tiên AIM-9B có giá khoảng 15.000 USD. Vì vậy, nếu dòng này chuyển đến cho Ukraine, chắc chắn không loại phải hàng trăm ngàn đô.

AIM-120 AMRAAM

AIM-120 AMRAAM (Advanced Medium-Range Air-to-Air Missile - AMRAAM) - tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến.

Đây đã là một lớp tầm trung, nặng hơn và ấn tượng hơn về khả năng bắn. Tầm bắn của biến thể AIM-120D mới nhất là khoảng 180 km. Tuy nhiên, loại chuyển đến Ukraine sẽ cũ và rẻ hơn khoảng 300-320 ngàn và tầm bắn là 120 km.

Đây là tên lửa hạng trung đầu tiên được trang bị đầu dò radar và là loại vũ khí khá đáng tin cậy đã bắn hạ các máy bay hiện đại như MiG-29 và Su-24.

Có thể tóm tắt về F16 như sau: dễ dàng nâng độ cao (trọng lượng cất cánh 12 tấn), nhanh (1400 km/h ở độ cao vừa phải và hơn 2000 km/h ở độ cao hơn), 9 điểm gắn vũ khí, tên lửa rất tốt và quan trọng nhất là hệ thống điện tử hàng không tương đối mới.

Su-34

Trọng lượng cất cánh là 45 tấn, trong đó nhiên liệu chiếm tới 12 tấn. Cả F-16 chỉ nặng như bộ phận chứa nhiên liệu của Su-34 khi cất cánh. Su-34 bay xa tới 2000 km một chiều, có trên 12 điểm gắn vũ khí từ 4 đến 8 tấn khác nhau.

Ở độ cao lớn hơn 10.000m, “Chim ưng” nhanh hơn và Su-34 sẽ khó thoát khỏi F-16. Ở tầng dưới, chúng có tốc độ gần như nhau.

Vậy Su-34 có gì để đương đầu F-16

Hệ thống vũ khí “không đối không” tối đa của Su-34 khi xảy ra xung đột trên không như sau:

- 6 tên lửa R-27RE (TE, R, T), tầm trung, đến 110 km;

- 8 tên lửa R-77/RVV-AE, cũng tầm trung, tới 110 km, nhưng là sản phẩm hiện đại hơn R-27;

- 8 tên lửa R-73, tầm ngắn, tới 40 km.

Còn phương án điển hình của Su-34 để xử lý các nhiệm vụ “không đối không” có thể là 6 tên lửa R-27 / RVV-AE và 4 tên lửa R-73. Còn trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ canh gác, một chiếc Su-34 chỉ cần mang theo phòng bị 2 R-77 và 2 R-73.

Đối với tên lửa tầm xa loại R-37, có thể việc sử dụng chúng là khá thông dụng, nhưng đối với tiêm kích như Su-34, thật sự hơi thừa.

Một câu hỏi rất quan trọng trong chiến đấu là máy bay nào nhìn thấy đối thủ trước có khả năng sẽ chiến thắng.

Nếu trang bị hệ thống radar điện tử điều khiển xa, F-16 sẽ chỉ dẫn cho phi công khá tốt, tuy nhiên vấn đề là tầm hoạt động chỉ trong phạm vi 120-140 km. Trong khi đó, đội bay Su-34 có thể nhìn thấy đối phương ở khoảng cách 200-250 km, và với thiết bị radar hiện đại A-50 được trang bị thì tầm hoạt động lên đến 400 km.

Hơn nữa, ngay cả khi có hướng dẫn từ tổ hợp radar, việc tiếp cận Su-34 không hề dễ dàng. Su 34 có hệ thống radar quan sát phía sau, không chỉ phát hiện máy bay địch hoặc vụ phóng tên lửa mà còn cung cấp dữ liệu mục tiêu xác định cho hệ thống dẫn đường tên lửa “không đối không” và tổ hợp tác chiến điện tử. Trong đó, tên lửa có thể đổi hướng quay lại và tác chiến ở vùng phía đuôi máy bay.

Cần lưu ý, trong thời gian diễn ra xung đột vừa qua, chưa có một chiếc Su-34 nào bị lực lượng không quân của Ukraine bắn hạ. Tất cả các tổn thất là từ các hệ thống tên lửa mặt đất, hoạt động ở cự ly gần theo chuẩn hàng không.

Và cuối cùng là phi hành đoàn. Các phi công Ukraine được đào tạo lại cấp tốc trong chương trình sáu tháng sẽ rất khó khăn, mọi thứ phụ thuộc vào kinh nghiệm của phi hành đoàn và khả năng sử dụng các điểm mạnh của phương tiện chiến đấu.

Tổng hợp lại:

F-16 có thể chiến đấu ngang ngửa với Su-34, nhưng với điều kiện là một phi công với trình độ đào tạo phù hợp.

F-16 nhẹ hơn, nhỏ hơn và dễ điều khiển hơn, nhưng không tạo cho F-16 lợi thế, bởi thời của các trận không chiến bằng súng máy ở khoảng cách 200-500 mét đã kết thúc từ lâu. Ngày nay, cự ly “cận chiến” là 20-40 km và tên lửa mới là vũ khí gây sát thương. Và việc Su-34 nhìn thấy F-16 khá sớm trước khi F-16 có thể phóng tên lửa, thì vấn đề trở nên dễ dàng hơn cho Su-34.

Liên quan đến lợi thế về tốc độ thì cả Su-34 và F-16 đều bay với tốc độ như nhau. Vấn đề là thời gian ở trên không, của Su-34 là bốn giờ, trong khi F-16 chỉ là 1 giờ do sức chứa nhiên liệu. Nhìn chung, tốc độ là 1400 km hay 1800 km không quá quan trọng. Vấn đề là ai dự trữ tên lửa nhiều hơn.

Xét về tên lửa “không đối không”, Nga và Mỹ tương tự nhau nên không có gì khác biệt, vấn đề là Mỹ có chuyển giao những tên lửa đời mới nhất cho Ukraine hay không. Không chiến hiện đại là tên lửa và chỉ tên lửa.

Theo ý kiến của tác giả, F-16 là một máy bay rất tốt, thậm chí là tốt nhất trong chủng loại của nó. Nhưng để chiến đấu với Su-34, vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.

(Theo Topwar.ru)