Sự chắp vá phiến diện của những kẻ chống phá

Chu Văn
Như định kỳ hằng năm, một nhóm “hậu duệ” của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở Mỹ tự dán nhãn là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) lại công bố cái gọi là “Báo cáo nhân quyền tại Việt Nam 2021-2022” với vẻ ngoài “đồ sộ” gồm 8 chương, 3 phụ lục, 105 trang “đánh giá” tình hình thực hiện các nhóm quyền vốn được liệt kê trong các văn bản, công ước quốc tế về nhân quyền.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sinh hoạt tôn giáo tại Hội thánh Buôn Giáp thuộc Hội Truyền giáo, Cơ đốc Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chính sách nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Trong ảnh: Sinh hoạt tôn giáo tại Hội thánh Buôn Giáp thuộc Hội Truyền giáo, Cơ đốc Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Không nằm ngoài dự đoán, những thông tin sai lệch trong Báo cáo chỉ nhằm hạ uy tín của Việt Nam trước thềm bỏ phiếu thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

“Chạy tội” vô lối cho những kẻ chống phá đất nước

Đúng bài “truyền thống” sản xuất báo cáo nhân quyền các năm trước, MLNQVN tuyên bố rất hùng hồn rằng báo cáo này “giải trình một cách trung thực tình hình nhân quyền tại Việt Nam”, “được thực hiện với sự cộng tác của một số người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam”, “được kiểm chứng qua các nguồn dữ liệu mở”. Mục tiêu để chứng minh báo cáo giữa kỳ UPR chu kỳ ba của Bộ Ngoại giao Việt Nam “đã tô hồng cho bức tranh nhân quyền” và nhằm vận động các quốc gia không bỏ phiếu thuận cho Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 sắp tới.

Tuy nhiên, bất cứ ai đủ kiên nhẫn đọc hết tài liệu này, đều thấy ngay được nội dung và chất lượng sản phẩm cách rất xa lời quảng bá và chưa có được bất kỳ sự “tiến bộ” nào hơn so với các báo cáo hàng năm trước đây. Dù cố gán ghép sản phẩm thành “báo cáo” nhưng bản chất lại không khác gì tài liệu chắp vá bao biện, chạy tội, tẩy trắng cho những kẻ vi phạm pháp luật, chống phá đất nước cực đoan, quá khích, đã bị xử lý nghiêm minh.

Xuyên suốt báo cáo, nếu không chỉ đòi “trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện” cho số chống đối, thì đều là đòi “quyền” cho những kẻ chuyên có hoạt động tuyên truyền chống phá đất nước, chẳng hạn đòi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do thông tin, quyền tự do đi lại, quyền lập hội, quyền lập “đảng đối lập”, quyền điều hành đất nước,…“không giới hạn” cho những kẻ đang đã, đang bị Công an điều tra, xử lý về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (ANQG).

Thậm chí xa hơn và mục tiêu chính là để dọn đường cho những kẻ chống phá Nhà nước “thuận lợi” trong gây “chính biến”, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ báo cáo này đều đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp và các điều khoản trong tội xâm phạm ANQG, đòi thông qua quyền biểu tình, quyền lập hội…

Tệ hại hơn, Báo cáo đánh tráo kẻ khủng bố, kẻ giết người, kẻ gây rối ANTT, kẻ trốn thuế, kẻ xúc phạm hay xâm hại lợi ích cá nhân khác…đang bị điều tra, bị tạm giam, hay chấp hành án phạt tù, thậm chí tử hình là “tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo”, miễn là những kẻ đó được “phong trào chống cộng” ủng hộ vì dám dùng bạo lực, vũ lực, sử dụng ngôn từ phản đối chế độ, chống lại lực lượng Công an.

Chẳng hạn như đòi phóng thích toàn bộ 290 “tù nhân chính trị và tôn giáo” được liệt kê trong báo cáo vì lý do họ chỉ là người hoạt động “ôn hòa, bất bạo động”, “bất đồng chính kiến” với Nhà nước, chế độ nên bị bắt bớ, trả thù, trong số đó có cả những kẻ giết người man rợ trong vụ án Đồng Tâm hay băng nhóm “Hiến pháp” nhận tiền từ những kẻ khủng bố lưu vong đánh bom trụ sở Công an, chính quyền, hay những kẻ đòi ly khai trong dân tộc thiểu số (như số tay chân FULRO trong các tổ chức “Tin Lành Đềga”, số thành viên người Mông của tổ chức tôn giáo trái phép Dương Văn Mình,…), chống lại chính sách thống nhất, đoàn kết 54 dân tộc.

Không chỉ vậy, báo cáo này là sự tập hợp các lập luận, tư liệu, phát ngôn qui kết, cáo buộc của các tổ chức phi chính phủ, truyền thông thiếu khách quan, ác cảm với Việt Nam như RFA, HRW, VOA Việt ngữ, BBC Việt ngữ hay các tổ chức phản động như Việt tân, BPSOS… Có thể nói, nếu muốn tìm kiếm tư liệu bảo kê, chạy tội cho tù nhân và kẻ chống phá Nhà nước Việt Nam, thì thể loại báo cáo nhân quyền hằng năm của MLNQVN là ví dụ điển hình.

Một số nội dung dựa vào lời nói bị cáo, bị can, tù nhân và thân nhân số “dân chủ” trong tù qui kết Việt Nam vi phạm quyền được xét xử công bằng và phải trả tự do “ngay tức khắc và vô điều kiện cho những tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo”.

Dù cố gán ghép sản phẩm thành “báo cáo” nhưng bản chất lại không khác gì tài liệu chắp vá bao biện, chạy tội, tẩy trắng cho những kẻ vi phạm pháp luật, chống phá đất nước cực đoan, quá khích, đã bị xử lý nghiêm minh.

Xuyên tạc sự quản lý của Nhà nước

Cũng vẫn là những luận điệu xuyên tạc Nhà nước “hạn chế quyền tiếp cận thông tin”, đàn áp tự do ngôn, bằng chứng mà báo cáo đưa ra vin vào việc Việt Nam ban hành Luật báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước… cũng như việc yêu cầu các doanh nghiệp quản lý mạng xã hội Facebook, Google, kênh Youtube, gỡ bỏ tin, bài xấu độc… Đây là những biện pháp quản lý nhà nước mà bất kỳ quốc gia nào cũng áp dụng để bảo vệ ANQG và trật tự an toàn xã hội.

Chỉ có thể nói, những kẻ soạn thảo ra báo cáo nhân quyền như MLNQVN giống như kẻ “có tật giật mình”, phàm chuyên vi phạm pháp luật, chuyên làm điều xấu nên mọi việc quản lý Nhà nước thông thường trở thành “cản trở quyền” phạm tội của họ!

Một ví dụ điển hình của cái gọi là chụp mũ, quy kết khi báo cáo cho rằng Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền sống, quyền tự do an ninh thân thể, thể hiện ở vấn nạn buôn người, đánh đồng tình trạng mại dâm xuyên biên giới, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, xuất khẩu lao động đều là “buôn người” và đều là do Chính phủ “tiếp tay” cho nạn buôn người.

Căn cứ để quy kết là do “sự nghèo túng gây nên bởi chính sách bất công xã hội của Nhà nước”, tức là các nạn nhân rơi vào tay tội phạm, rơi vào vấn nạn trên là do Nhà nước thực thi chính sách bất công khiến họ nghèo, dẫn đến họ là nạn nhân của buôn người!?! Trong khi trên thực tế, phần đông người xuất khẩu lao động đều có thu nhập tốt, cuộc sống sung túc hơn, trình độ lao động tốt hơn, thậm chí không ít “làng tỷ phú” xuất hiện trong nước nhờ xuất khẩu lao động đem lại.

Thử dùng công cụ google chủ đề này, sẽ thấy hàng loạt bài viết, videoclip gán ghép chủ trương xuất khẩu lao động là “buôn người” từ các trang, kênh của tổ chức phản động như Việt Tân, BPSOS, Chân trời mới… Do vậy, có thể hiểu, đây là một sự “thống nhất về mặt nhận thức” hay nói cách khác “đóng khung về nhận thức” trong cái gọi là “giới chống cộng” nhằm xuyên tạc chủ trương, chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Với hệ quy chiếu này, phải chăng, mọi hố sâu phân biệt giàu nghèo ngày càng xa vời vợi ở các nước “tư bản tiến bộ”, tình trạng người nghèo bị bần cùng hóa, bị đẩy ra khỏi nhà, sống lang thang… ngày càng gia tăng ở các “xứ sở thiên đường” kia không phải do “chính sách bất công” của Chính phủ các nước đó, không phải “vi phạm nhân quyền”? Hay bởi những vấn nạn phân biệt giàu - nghèo, bần cùng hóa người lao động xảy ra ở các xứ sở thiên đường không phải là lỗi của Chính phủ, nhưng xảy ra ở Việt Nam thì, đương nhiên, là lỗi của Chính phủ?!

Qua đó có thể thấy, một trong những mục đích báo cáo nhân quyền của MLNQVN, nhất là việc lên án tình trạng mua bán người nhằm phụ họa cho báo cáo quốc tế về buôn người của Bộ Ngoại giao Mỹ và tung hứng, thổi phồng thêm đánh giá tiêu cực, thiếu khách quan về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam. Nhưng xem ra chất lượng báo cáo của cựu binh VNCH trong MLNQVN lại sai cách, thiển cận, thiếu logic đến tệ hại nên thay vì tưởng phụ họa cho quan thầy lại thành ra phản tác dụng? Bởi nếu phản ánh này có một phần đúng, chẳng phải nó cho thấy tình hình nhân quyền ở nhiều nước tư bản đang rất tệ hại, chứ không hề tốt đẹp như những kẻ tự nhận là “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam”.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, dù theo thể chế chính trị nào, khó tránh khỏi vấn nạn, tệ nạn xã hội hay gặp khó khăn, hạn chế trong phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của chính quyền các cấp trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về vật chất và tinh thần với những thành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhân trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, y tế, phát triển con người, Báo cáo của MLNQVN với những thông tin quy kết, sai lệch càng thể hện rõ bản chất chống phá cực đoan của tổ chức này. Việc họ xem những thứ tư liệu, lập luận trong Báo cáo là căn cứ để vận động chính giới các nước không ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 cũng thật khôi hài vì những dư luận tiến bộ chẳng mấy ai quan tâm những kiểu báo cáo xuyên tạc như thế này.

Báo cáo tập hợp các lập luận, tư liệu, phát ngôn qui kết, cáo buộc của các tổ chức phi chính phủ, truyền thông có thái độ thiếu khách quan, ác cảm, thù hằn với Việt Nam như Hội anh em dân chủ của Việt Tân, RFA, HRW… Họ xem những tư liệu, phát ngôn của những tổ chức này là căn cứ, cơ sở xác thực cho báo cáo của mình.

Thực tế, báo chí trong nước không ít lần phản ánh, việc các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài như Việt Tân, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, tổ chức tôn giáo chưa được công nhận (Phật giáo Việt Nam thống nhất), Hội H.O. cứu trợ thương phế binh và quả phụ Việt Nam Cộng hoà, hay Dòng Chúa cứu thế (38, Kỳ Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh), với nhiều thủ đoạn, kể cả ép buộc người Việt Nam ở nước ngoài quyên góp tiền để hỗ trợ cho một số ít thương phế binh Việt Nam Cộng hoà chỉ là âm mưu kích động “niềm tự hào bán nước”, “dựng lại thây ma quân lực Việt Nam Cộng hoà”, một đội quân tay sai của những kẻ xâm lược, có nhiều tội ác đối với Nhân dân, đối với đất nước; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Một số rất ít thương phế binh chỉ vì vài trăm USD, mà phải viết đơn, hoặc trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài có thái độ chống Việt Nam với những lời lẽ sai sự thật, xuyên tạc, khi cho rằng “bị áp bức”, “bị phân biệt đối xử”, hoặc “không có tự do, dân chủ” (buộc phải thế mới được nhận tiền!).

Còn tụ điểm đội lốt thiện nguyện tại Dòng Chúa cứu thế ở Kỳ Đồng bị chính giáo hội Công giáo của họ giải tán vì hoạt động phức tạp của nó và phản ứng dư luận trong nước. Điều này hẳn MLNQVN cố tình không biết trước công bố công khai của Dòng Chúa cứu thế ở Kỳ Đồng?

Còn cái yêu sách đòi thương phế binh VNCH phải được hưởng mức sống, mức hỗ trợ, không bị “kỳ thị” như thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng thì hẳn MLNQVN nên đòi Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách người có công với Chính phủ Mỹ thì hợp tình, hợp lẽ, hợp luân thường đạo lý hơn nhiều?

Trên đây chỉ là một vài ví dụ phản ánh bản chất của cái gọi là Báo cáo nhân quyền của MLNQVN là nhằm xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền Việt Nam và tìm lý lẽ biện minh cho tội lỗi của những kẻ chống phá đất nước, gây nhiễu loạn xã hội.

Tuy nhiên, nhìn vào chất lượng báo cáo và tham vọng ảo tưởng của những kẻ soạn thảo, là nhằm vận động các nước không bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 thì thấy ngay ảo tưởng của họ không thay đổi, bất chấp Việt Nam đã phát triển với một vị thế khác hẳn bối cảnh, hoàn cảnh 47 năm trước!

Việt Nam tích cực tham gia đóng góp tại Khoá họp 51 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Việt Nam tích cực tham gia đóng góp tại Khoá họp 51 Hội đồng Nhân quyền LHQ

Ngày 7/10, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ đã bế mạc Khóa họp thường ...

Đắk Lắk và những tiếng thánh ca rộn ràng ngân vang

Đắk Lắk và những tiếng thánh ca rộn ràng ngân vang

Cứ vào cuối tuần, tiếng thánh ca cầu nguyện cùng với những lời giảng giáo lý, giáo luật lại vang lên trong những nhà thờ, ...

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã cho thấy chính sách nhất quán của Việt Nam là ...

Các tín đồ Tin lành ở Đắk Lắk tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo

Các tín đồ Tin lành ở Đắk Lắk tin yêu Chúa, sống tốt đời đẹp đạo

Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, những giáo dân thuộc điểm nhóm Tin lành buôn M’O, xã Eu Hiu, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ...

Thành tựu và nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam xứng đáng được ghi nhận

Thành tựu và nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam xứng đáng được ghi nhận

Quá trình vận động làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 của các quốc gia ứng viên ...

BPSOS và những chiêu trò chống phá

BPSOS và những chiêu trò chống phá

Tổ chức phản động Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS) thường xuyên thực hiện chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới vỏ bọc ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hành động khẩn cấp thu hẹp khoảng cách trong dịch vụ chăm sóc y tế

Hôm nay, toàn thế giới cùng nhau kỷ niệm Ngày thế giới Vì trẻ sinh non nhằm nâng cao nhận thức về trẻ sinh non và những thách thức mà các em đối mặt.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động