Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Cao Bằng
Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 95% dân số toàn tỉnh, các dân tộc có tín ngưỡng, tôn giáo dung hợp, đan xen, hòa đồng, không có kỳ thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo, hoạt động tuân thủ quy định Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. (Nguồn: baodantoc.vn)
Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. (Nguồn: baodantoc.vn)

Từ đời sống vật chất, tinh thần

Cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng luôn huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông.

Giai đoạn 2021-2025 tỉnh Cao Bằng đã phân bổ nguồn vốn thực hiện 12 công trình với tổng mức vốn đầu tư trên 20 tỉ đồng; triển khai 3 dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với tổng kinh phí trên 406 tỷ đồng...

Tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định về phân công cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 đối với 5 xã có dân tộc Mông sinh sống; triển khai kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở ở các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ mua con giống, hỗ trợ giống cây, phân bón, hướng dẫn các hộ phát triển sản xuất, bảo đảm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Hiện nay, Cao Bằng đang triển khai thực hiện hiệu quả các Dự án chăn nuôi bò tại huyện Bảo Lạc; Dự án hỗ trợ phát triển cây thuốc lá, lò sấy thuốc lá tại huyện Hòa An; mô hình cải tạo vườn tạp hiệu quả bằng biện pháp thâm canh trồng mới cây Lê VH6 tại huyện Trùng Khánh; mô hình chăn nuôi lợn Hương, lợn Táp Ná tại huyện Hà Quảng; mô hình Sản xuất đỗ tương giống mới ĐT23 tại huyện Quảng Hòa…

Các em nhỏ tươi tắn trong bộ trang phục dân tộc. (Nguồn: baodantoc.vn)
Các em nhỏ tươi tắn trong bộ trang phục dân tộc. (Nguồn: baodantoc.vn)

Học sinh dân tộc Mông được chính quyền các cấp và ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng đặc biệt rất quan tâm, với việc triển khai đầy đủ, kịp thời chính sách cho học sinh đã góp phần giảm bớt khó khăn về kinh tế đối với các gia đình học sinh dân tộc Mông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tạo điều kiện cho học sinh có chỗ ăn, chỗ ở để các em yên tâm học tập, huy động tối đa trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số đến trường, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bỏ học đồng thời góp phần quy hoạch mạng lưới trường, lớp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, thành lập, duy trì nhiều lớp xóa mù chữ cho các hộ đồng bào dân tộc Mông, không chỉ dạy chữ, mà còn hỗ trợ phấn trắng, bảng, vở, bút viết cho đồng bào, trước sự quan tâm của chính quyền, người dân tộc Mông đã nâng cao ý thức tự giác học tập, thậm chí họ còn tuyên truyền, vận động người thân, con em gia đình tham gia lớp học xóa mù chữ.

Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc Mông đã được nâng cao, làm thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của bà con, giúp bà con tiếp nhận những cái mới, cái tiến bộ và gieo ước mơ về một ngày mai tươi sáng hơn cho chính cuộc sống của mình.

Tỷ lệ trẻ em, phụ nữ đồng bào Mông được hưởng các giá trị y tế ngày càng tăng, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được khám, cấp phát thuốc miễn phí; trẻ em dưới 1 tuổi là người Mông được tiêm chủng mở rộng; bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi là người dân tộc Mông thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng các can thiệp về phòng, chống suy dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng; phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ sau đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sức khỏe sinh sản…

Thác Bản Giốc vào mùa lễ hội du lịch tháng nổi bật với sắc vàng của những thửa ruộng lúa chín và sinh hoạt văn hoá của người Tày. (Ảnh: Dương Loan)
Thác Bản Giốc vào mùa lễ hội du lịch tháng nổi bật với sắc vàng của những thửa ruộng lúa chín và sinh hoạt văn hoá của người Tày. (Ảnh: Dương Loan)

Tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 5 Hội nghị triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia để đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng và chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em, 10 buổi truyền thông, tư vấn phòng chống suy dinh dưỡng cho đồng bào dân tộc Mông, trên 50 buổi tiêm chủng mở rộng…; kêu gọi ủng hộ, triển khai hoạt động của Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Cao Bằng; phát động “Tuần lễ gửi tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”; huy động các nguồn lực tổ chức thăm hỏi, tặng quà Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cho 100% hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

Văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh được bảo tồn và đẩy mạnh phát triển với nhiều cách làm hay như tổ chức khảo sát, sưu tầm tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống dân tộc Mông; nghiên cứu khoa học về tín ngưỡng, văn hóa dân tộc Mông, tổ chức hội thảo chuyên đề “giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp trong quy ước, hương ước các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng”; nghiên cứu bảo tồn và phát huy các môn thể thao truyền thống; quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc…

Các xóm của đồng bào dân tộc Mông đã có hương ước, quy ước; thực hiện nếp sống văn hóa theo hướng văn minh, tiết kiệm, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Mông.

Đồng bào dân tộc Mông thường xuyên được thông tin, truyền thông các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện các nhiệm vụ đặc thù thuộc tiểu dự án giảm nghèo...

Thời gian tới, tỉnh Cao Bằng sẽ tăng cường cơ sở vật chất cho đài truyền thanh cấp xã; thiết lập mới 50 đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông cho các xã chưa có đài truyền thanh, đài truyền thanh công nghệ không dây FM hoặc đã hư hỏng, xuống cấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ các điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng.

15 câu lạc bộ, đội văn nghệ được thành lập và duy trì để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhu cầu tinh thần của quần chúng đồng bào dân tộc Mông, nổi bật như: Ngày hội văn hóa dân tộc Mông với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia; Chương trình giao lưu văn nghệ nhân dịp kỉ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ngày hội văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao dân tộc Mông; lồng ghép việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian trong Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm, ưu tiên mọi nguồn lực để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các DTTS nói chung và dân tộc Mông nói riêng. Người dân luôn được đặt vào vị trí trung tâm của mọi quyết sách, với mục tiêu bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân ngày càng được phát huy và bảo đảm tốt hơn, thực chất hơn, trên cơ sở thượng tôn pháp luật.

Đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Theo thống kê, tính đến tháng 10/2022, tỉnh Cao Bằng có 10.722 tín đồ là người dân tộc Mông, chủ yếu theo đạo Tin lành (10.683 tín đồ, chiếm tỉ lệ 50,4% số tín đồ theo đạo Tin lành trên toàn tỉnh), trong đó có 41 chức sắc (gồm 4 Mục sư, 16 Mục sư nhiệm chức, 21 Truyền đạo), 71 đảng viên, 07 cán bộ đoàn thể, tham gia sinh hoạt tại 88 điểm nhóm đã được cấp phép trên địa bàn 8/10 huyện, thành phố (Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Nguyên Bình, Hòa An, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Thành phố Cao Bằng).

Đại đa số chức sắc, chức việc, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo có tinh thần dân tộc, có đường hướng tiến bộ, đồng hành cùng các dân tộc anh em không theo tôn giáo xây dựng quê hương; các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, tuyên truyền, vận động tín đồ tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và phù hợp với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn, giải quyết kịp thời các đề nghị của tổ chức tôn giáo.

Cảnh bình yên ở làng đá cổ Khuổi Ky. (Ảnh: Hà Anh)
Cảnh bình yên ở làng đá cổ Khuổi Ky. (Ảnh: Hà Anh)

Từ năm 2020 đến nay đã giải quyết 43 đề nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo (Công giáo 16 đề nghị; Phật giáo 8 đề nghị, Tin lành 20 đề nghị). Luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; chấp thuận cho các tổ chức, chức sắc tôn giáo tổ chức các lễ, giảng đạo theo chương trình đăng ký hằng năm; chấp thuận cho các tổ chức tôn giáo thực hiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những điểm, nhóm đủ điều kiện.

Nhìn chung, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cơ bản ổn định, tuân thủ theo đường hướng hành đạo và quy định của nhà nước. Đa số các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tích cực tham gia vào các hoạt động chung trong các phong trào thi đua yêu nước do chính quyền và các tổ chức đoàn thể phát động, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, góp phần cùng chính quyền thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.

Những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng trong hoạt động tôn giáo của chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, tạo được sự đồng thuận, tin tưởng của tín đồ đối với chính sách tôn giáo.

Các cơ quan quản lí nhà nước về tôn giáo tỉnh Cao Bằng thường xuyên tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các chức sắc, tín đồ tôn giáo nhân dịp Tết Nguyên Đán, lễ trọng, đại hội của tổ chức tôn giáo, từ năm 2020 đến nay đã thăm hỏi được 48 lượt.

Ẩm thực của đồng bào Mông mang đặc trưng riêng. (Nguồn: baodantoc.vn)
Ẩm thực của đồng bào Mông mang đặc trưng riêng. (Nguồn: baodantoc.vn)

Đồng thời, thực hiện tốt việc đối thoại với các tổ chức tôn giáo, động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giải quyết tốt nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào tôn giáo và các vấn đề có liên quan đến hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật như: đất đai, cơ sở thờ tự, đăng ký phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, chức việc…; tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm an ninh, trật tự vào các dịp lễ, hội của các tôn giáo; tuyên truyền, vận động tổ chức các hoạt động nghi lễ tôn giáo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm, ưu tiên mọi nguồn lực để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các DTTS nói chung và dân tộc Mông nói riêng.

Người dân luôn được đặt vào vị trí trung tâm của mọi quyết sách, với mục tiêu bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân ngày càng được phát huy và bảo đảm tốt hơn, thực chất hơn, trên cơ sở thượng tôn pháp luật.

Sôi động lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Dao ở Sa Pa, Lào Cai

Sôi động lễ hội Xuân của đồng bào dân tộc Dao ở Sa Pa, Lào Cai

Tại lễ hội, người dân và du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Dao ...

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận là một bộ phận không thể tách rời trong khối đại ...

Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan - Tháng yêu thương của đồng bào dân tộc Chăm An Giang

Tháng Ramadan, đối với người Chăm tại An Giang có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những lễ lớn nhất trong năm...

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc thăm, chúc Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Ủy Ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm, ...

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh: Thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đa dân tộc, trong thời gian qua, triển khai quan điểm, chính sách của Đảng và ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Giải futsal nữ Đông Nam Á 2024: Đội tuyển nữ futsal Việt Nam đã sẵn sàng

Giải futsal nữ Đông Nam Á 2024: Đội tuyển nữ futsal Việt Nam đã sẵn sàng

Phát biểu tại họp báo trước giải futsal nữ Đông Nam Á 2024, HLV trưởng Nguyễn Đình Hoàng cho biết, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã sẵn sàng.
Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.
Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Tin thế giới 15/11: Mỹ viện trợ quân sự hàng tuần cho Ukraine, pháo Triều Tiên xuất hiện trên lãnh thổ Nga, Iran ra điều kiện đàm phát hạt nhân

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực: Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có ...
'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

'Gốc và vốn' của ngoại giao Việt Nam hiện đại

Chiều 15/11, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Các xu thế mới của ngoại giao hiện đại và vấn đề đặt ra với Việt Nam'.
4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

4 cách mở khóa điện thoại Samsung khi quên mật khẩu nhanh chóng nhất

Có phải bạn đã vô tình quên mật khẩu điện thoại? Dưới đây là 4 cách mở khóa nhanh chóng cho điện thoại Samsung khi quên mật khẩu đơn giản ...
Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sắp  diễn ra tại Hà Nội

Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sắp diễn ra tại Hà Nội

Giải 'Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hà Nội vào ngày 8/12.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024

Ngày 15/11 đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia năm 2024.
Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói 'chưa từng thấy trong một thế hệ'

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.
Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Những con số biết nói 'giải oan' cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.
Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục khai thác tiềm năng, đổi mới sáng tạo... phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên.
Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ công bố và kêu gọi Nhật Bản xem xét và giải quyết tình trạng này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc: Tính 'cách mạng' của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và vai trò quan trọng của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động