Sứ giả của Trường Sa

Ngoài những món quà biển quê hương, trong vali trở về Pháp của Dư Thu Trang còn có lá cờ Tổ quốc mang chữ ký của các chiến sĩ hải quân ở Trường Sa. Cô gái rơm rớm nước mắt khi nhắc lại câu chuyện về những người lính đảo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
su gia cua truong sa Khởi hành “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”
su gia cua truong sa Hơn 1.500 AUD tặng trẻ em Trường Sa

Cuối tháng Ba, chị Thu Trang (Việt kiều Pháp) trở về Việt Nam và nhận được lời mời tham gia chuyến đi thăm Trường Sa cùng đoàn kiều bào. Khác với nhiều người băn khoăn về sự vất vả của hải trình, chị chỉ đắn đo xem sẽ thu xếp công việc bên Pháp như thế nào. Bạn bè và người thân khuyên chị tham gia bởi đây là một dịp hiếm có. Và thế là chỉ sau 10 ngày ở Pháp, cô gái này đã trở lại Việt Nam tham gia hành trình tới nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

su gia cua truong sa

Việt Nam thu nhỏ trên con tàu

Điều mà Thu Trang được báo trước là một chuyến đi vất vả và khó khăn. Thấy vóc dáng mảnh mai của chị, nhiều người cũng băn khoăn rằng chị có đủ sức chịu được nắng gió của biển cả và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn hay không. Thế nhưng, cô gái này đã lường trước mọi việc và chấp nhận “dù có làm sao thì đó cũng là trải nghiệm”.

Đến khi lên tàu, Thu Trang lại thấy mình như đi… nghỉ dưỡng. Đoàn công tác đi trên con tàu kiểm ngư 6 tầng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Các phòng nghỉ sạch sẽ, có điều hòa mát lạnh. Tàu phục vụ bốn bữa ăn/ngày nên trong giai đoạn đầu của hải trình, Trang cảm thấy tăng cân rõ rệt. Chị chia sẻ: “Điều kiện sinh hoạt trên tàu tất nhiên không thể tiện nghi như ở đất liền nhưng vẫn là quá tốt so với những gì có thể. Chúng tôi cảm ơn Bộ Ngoại giao và Bộ Tư lệnh Hải quân vì đã tổ chức một chuyến đi cực kỳ chu đáo”.

Tiếp nối thành công chương trình kiều bào thăm Trường Sa, năm 2016 - vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, giải phóng Trường Sa và kỷ niệm ngày thành lập Quân chủng Hải quân Việt Nam anh hùng, từ 16-28/4, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 80 đại biểu từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ về thăm quân dân huyện đảo Trường Sa (Đoàn công tác số 6).

Chị Thu Trang cho biết, trên con tàu ra Trường Sa ấy có kiều bào ưu tú từ khắp nơi trên thế giới, có cán bộ từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vì thế, chị xem con tàu này như một Việt Nam thu nhỏ và rất tự hào khi được có mặt ở đây.

Trong hành trình kéo dài gần nửa tháng, cô gái sinh năm 1982 đã chuyện trò, giao lưu cùng các kiều bào, người dân và chiến sĩ tại nhiều hòn đảo. Những ngày tới thăm các đảo chìm, đoàn phải chia ra làm hai nhóm để vừa giao lưu, vừa có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe. Trừ những chương trình diễn ra cùng thời điểm, Thu Trang luôn cố gắng tới đảo để gặp gỡ bà con, chiến sĩ.

Chị kể lại: “Ở Pháp, tôi làm tổ chức sự kiện nên có cơ hội tham gia nhiều hoạt động về biển Đông như hội thảo, triển lãm, tuần hành… Nhưng chỉ khi đến Trường Sa, được tận mắt chứng kiến cuộc sống của bà con và chiến sĩ, tôi mới hiểu rõ nỗi vất vả của họ. Tôi thấy mình được khám phá một cuộc sống khác mà trước đây chỉ được hình dung qua tranh ảnh và lời kể của mọi người”.

Yêu lắm, thương lắm!

Càng đến thăm nhiều đảo, Thu Trang cùng các kiều bào càng cảm thông với điều kiện sống thiếu thốn của đồng bào. Thiếu tiện nghi vì sống xa đất liền đã đành, các chiến sĩ còn thiếu tình cảm gia đình. Mỗi khi gặp hay tạm biệt các anh lính đảo, chị luôn dành cho các anh những cái ôm thật chặt. Chị còn tự hào rằng mình là người “ôm nhiều chiến sĩ nhất trong đoàn”. Thu Trang chia sẻ: “Kiều bào mình rất thương anh em nhưng nhiều người vẫn e ngại với những cái ôm tạm biệt. Tôi thì nghĩ rằng, với người nước ngoài mình còn chào hỏi như vậy thì cớ sao với đồng bào mình lại không. Sống trên đảo lâu ngày, họ rất cần hơi ấm từ đất liền”.

su gia cua truong sa
Chị Dư Thu Trang tự hào là người được ôm nhiều chiến sĩ nhất trong đoàn kiều bào.

Theo chị Trang, tuổi đời của hầu hết các chiến sĩ hải quân ở Trường Sa chỉ khoảng 18-22. Các bạn ấy đôi lúc cũng chạnh lòng vì nhớ nhà. Khi hỏi về dự định trong tương lai, có chiến sĩ trả lời rằng: “Đi biền biệt như thế này thì em làm sao mà có người yêu. Chỉ mong có ai hiểu và thông cảm cho mình để ở nhà chăm bố mẹ và sinh cho mình một đứa con”. Nghe những lời ấy, mọi người trong đoàn đều thêm thương, thêm yêu các bạn - những người hi sinh mơ ước, gác lại chuyện riêng tư để lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Bà con người Việt ở xa quê hương trong chuyến đi thăm Trường Sa vừa qua lại càng xúc động hơn khi đến thăm các chiến sĩ nhà giàn. Nhìn xa xa, những ngôi nhà ấy như căn chòi đơn độc giữa sóng nước mênh mông. Chị Trang kể lại, ở những hòn đảo nhỏ như đảo Cô Lin, Đá Lớn B, Đá Lớn C, các nghệ sĩ đi theo đoàn còn chẳng có sân khấu để biểu diễn. Thế là tất cả quân, dân cùng ngồi quây quần trước tấm bia chủ quyền Việt Nam đàn hát, trò chuyện.

Cuộc sống vất vả, thiếu thốn là thế nhưng những người lính đảo vẫn rất lãng mạn. Một chiến sĩ đã tặng cho Thu Trang bông hoa hồng làm từ vỏ ốc biển. Trong các buổi giao lưu, các anh lính cũng hòa mình vào âm nhạc để hát múa cùng các vị khách. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn. Dù ở đảo nổi hay đảo chìm, giờ phút chia tay giữa người ở và người về luôn  bịn rịn và lưu luyến.

Nhớ về lần chia tay các chiến sĩ trên đảo Trường Sa lớn - đảo cuối cùng trong hành trình của đoàn, Thu Trang kể lại: Sau buổi giao lưu văn nghệ, khoảng 20h, đoàn phải chia tay các chiến sĩ để kịp chuyến đi hôm sau. Ra tới cầu cảng, ai ai cũng bất ngờ khi các anh lính đã xếp hàng ngay ngắn ở đó để chia tay đoàn. Ngay cả khi đã lên tàu, bà con Việt kiều và các chiến sĩ trên cầu cảng vẫn hát cùng nhau. Nghe thấy đoàn hô vang: “Chúc Trường Sa khỏe”, các anh lính hải quân cũng đồng thanh đáp lại: “Chúc kiều bào khỏe”. Khi tàu đã cách xa rồi, hai bên vẫn cùng nhau hát vang. Khi không còn nhìn thấy nhau, tàu tiếp tục rọi đèn để bà con kiều bào được trông thấy anh em chiến sĩ. Phải mất gần một giờ đồng hồ, buổi chia tay ở đảo Trường Sa lớn mới kết thúc.

Khi được hỏi về sự thay đổi của bản thân sau chuyến đi, Thu Trang chia sẻ: “Tình yêu của tôi dành cho Trường Sa vẫn vậy. Nhưng nhờ có chuyến đi này, tôi mới thấy Trường Sa như một phần máu thịt. Đi đến hòn đảo nào, tôi cũng cảm thấy đấy như nhà mình, chẳng muốn phải rời xa”. Lá cờ Tổ quốc có chữ ký và dấu của chiến sĩ, huy hiệu Trường Sa, những vỏ ốc, sò rất lớn… tất cả sẽ được chị mang về Pháp để giới thiệu với cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế trong những sự kiện về Biển Đông

“Khi về nước, mỗi kiều bào sẽ là một sứ giả tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Được trải nghiệm cuộc sống, lắng nghe những câu chuyện của quân dân trên đảo, những lời tuyên truyền của chúng tôi sẽ thực tế và gần gũi hơn. Ai cũng tự nhủ sẽ phải làm được một điều gì đó cho Trường Sa”, Thu Trang tâm sự.

“Gần nửa tháng sinh hoạt cùng nhau trên con tàu tới Trường Sa, đoàn chúng tôi thân nhau lắm! Từ phòng ăn về đến phòng ngủ của tôi chỉ khoảng 2 phút đi bộ mà nhiều khi tôi phải mất tới 2 tiếng mới về được tới nơi. Cứ đi vài bước là lại có một nhóm ngồi túm năm tụm ba gọi tôi vào nói chuyện. Tối 6/5, tôi lấy sinh nhật mình làm cái cớ để mọi người trong đoàn tụ họp. Dù chỉ chia tay nhau được một tuần nhưng khi gặp lại mọi người ôm hôn, tay bắt mặt mừng như những người thân lâu ngày mới gặp lại. Một cán bộ của Bộ Tư Lệnh Hải quân Việt nam đi xe từ Hải Phòng lên Hà Nội để chung vui cùng chúng tôi”.

Chị Dư Thu Trang

Hoàng Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An

Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của Samdech Men Sam An trong việc vun đắp, củng cố tình hữu nghị, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân ...
Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Năng lượng tái tạo TNB Renewables Sdn Bhd, Malaysia.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, giá dầu 'bỏ túi' thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Tối 22/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ.
Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Đề án 06 là đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động