Tờ báo trên cho rằng, ông Bush đã dành sự quan tâm và đầu tư riêng một cách lâu dài vào Trung Quốc, bắt đầu bằng việc ông được cựu Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm làm trưởng Văn phòng liên lạc Mỹ tại Bắc Kinh hồi năm 1973.
Qua nhiều thập niên, ông, gia đình cùng các bạn thân và đồng nghiệp James Baker và Brent Scowcroft đều giành thời gian riêng để đến Trung Quốc, hoan nghênh những người bạn và nhà đầu tư Trung Quốc cũng như giúp chính sách Mỹ phù hợp với những thực tế ở Trung Quốc.
Lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc - Donald Trump và Tập Cận Bình. (Nguồn: CNN) |
Những người như vậy hiện không còn giữ các vị trí trong chính quyền ở Mỹ. Một thế hệ mới các chuyên gia về Trung Quốc và những người không được đào tạo kỹ lưỡng đề xuất các quan điểm chính sách về cách thức đối phó với Trung Quốc đã phát triển xu hướng chỉ trích gay gắt hơn về mối quan hệ với Bắc Kinh.
Theo báo trên, khó có thể nói chính xác lý do nhiều người thuộc thế hệ trẻ hơn lại có những quan điểm chỉ trích như vậy đối với hệ thống và các hành xử của Trung Quốc, cũng như ít đồng cảm hơn đối với khoảng cách mà Trung Quốc tạo ra hơn 40 năm qua.
Rõ ràng Trung Quốc ngày nay mạnh hơn nhiều về kinh tế và quân sự so với cách đây 4 thập niên. Các lợi ích của Bắc Kinh đã gia tăng và trải rộng về phương diện địa lý, khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đối tác thương mại lớn nhất, nhà tiêu dùng hàng hóa khổng lồ và nhà đầu tư ngày càng quan trọng trên thế giới. Chính những thực tế mới này thu hút sự chú ý của những người sẽ tác động đến chính sách ở Mỹ.
Báo trên nhận định, với việc tái tập trung quyền lực ở Trung Quốc, giới quan sát Mỹ ít có khuynh hướng chấp nhận rằng, những điều xảy ra trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh không phải đã được lên kế hoạch từ trước, mà là một phần trong khuôn khổ chiến lược lớn hơn.
Sự hoài nghi này phổ biến trong cuộc tranh luận về chính sách và làm dấy lên nhận thức về nguyên tắc có thể hiểu được liên quan những diễn biến thậm chí nhỏ hơn. Hệ quả của nhận thức này là các nhà hoạch định chính sách Mỹ ít chú ý tới các tác động của những gì họ nói và làm đối với thái độ công chúng ở Trung Quốc. Điều này đi ngược lại những truyền thống lâu nay trong chính sách của Mỹ phân biệt giữa các chính phủ với người dân của họ.