Sự kiện Donald Trump đắc cử phủ bóng đen lên COP22

Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đang tác động tiêu cực đến bầu không khí của Hội nghị COP22.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22 Lần đầu tiên, Panama dẫn đầu một liên minh tại COP 21
su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22 COP 21: Gập ghềnh đường đến Paris

Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 22 (COP22), được tổ chức tại Marrakech (Marroco) từ 7-18/11, là hội nghị đầu tiên thảo luận về việc cụ thể hóa và triển khai Thỏa thuận COP21-Paris, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/11 do đã vượt ngưỡng quy định, được 97 quốc gia thành viên, chiếm 69% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phê chuẩn.

Tuy nhiên, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ đang tác động tiêu cực đến bầu không khí của Hội nghị COP22.

Nguy cơ Mỹ rút khỏi Thỏa thuận  

Việc Thỏa thuận COP21-Paris được thông qua có vai trò tác động rất lớn của Mỹ, một trong 2 nước có lượng khí thải CO2 cao nhất thế giới.

su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: NRostatic)

Khác với thái độ tiêu cực tại các hội nghị COP trước đây, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã có sự thay đổi lớn. Trước khi diễn ra Hội nghị COP21 tại Paris (Pháp), ngày 3/8/2015, ông Barack Obama đã công bố một kế hoạch táo bạo mang tên "Clean Power" từ nay đến năm 2030 giảm 32% khí thải CO2, cao hơn cam kết đưa ra trước đó là từ 26-28%. Và tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đầu tháng 9/2016 tại Hàng Châu (Trung Quốc), Mỹ đã tuyên bố phê chuẩn Thỏa thuận COP21. Đây là một sự kiện bất ngờ, mang ý nghĩa lớn thúc đẩy tiến trình phê chuẩn của các nước, sớm đưa Thỏa thuận COP21 có hiệu lực.

Tin ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ (8/11) như một "gáo nước lạnh" dội xuống Hội nghị COP22. Bởi khác với Barack Obama, ông Donald Trump là người phản đối chương trình giảm khí thải CO2 của Mỹ, đồng thời cảnh báo dừng tất cả quỹ hỗ trợ cho các chương trình chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc trong các tuyên bố tranh cử.

Mặc dù đã phê chuẩn Thỏa thuận COP21-Paris, nhưng theo quy định, nước Mỹ còn những 4 năm để rút lại cam kết, và ông Donald Trump hoàn toàn có đủ thời gian để thực hiện ý định của mình.

Donald Trump trước những áp lực

Mặc dù vậy, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ đứng trước những áp lực buộc ông phải cân nhắc trước quyết định rút khỏi Thỏa thuận COP21-Paris như đã tuyên bố.

Trước hết là áp lực từ Liên hợp quốc, người chủ trì chương trình này. Ngày 13/11, Đặc phái viên Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Mary Robinson cảnh báo, Mỹ sẽ trở thành một quốc gia không có uy tín nếu rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ là nước giầu nhất, đồng thời là một trong những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, nếu Mỹ lựa chọn rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu thì đây sẽ là hành động thiếu trách nhiệm. Điều này sẽ khiến thế giới dễ bị tổn thương hơn trước thiên tai, các quốc gia đang phát triển không nhận được đủ sự hỗ trợ tài chính để đối phó với biến đổi khí hậu.

Trong đợt huy động đầu tiên vào năm 2014, Quỹ khí hậu Xanh đã nhận được cam kết của nước giàu, đóng góp khoảng 10 tỉ USD, trong đó có khoảng 3 tỉ USD từ Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện chỉ mới đóng góp được 500 triệu USD và Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ từ chối khoản đóng góp còn lại.

Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal, người phụ trách COP21-Paris, cho rằng, việc nước Mỹ rút khỏi sự hợp tác về chống biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Một sức ép khác là từ phía Trung Quốc. Với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất, nhưng cũng là hai nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc dường như có sự cạnh tranh uy tín quốc tế khi đã đưa ra các cam kết tích cực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và cùng tuyên bố phê chuẩn Thỏa thuận COP21-Paris nhân dịp Hội nghị G20 hồi đầu tháng 9 vừa qua. Việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận COP21-Paris, trong khi Trung Quốc tiếp tục duy trì sẽ là sự tổn thương lớn và khó chấp nhận với nước Mỹ.

Phát biểu tại Hội nghị COP22, Trưởng đoàn đàm phán về khí hậu Trung Quốc khẳng định nước này sẽ duy trì cam kết, và cảnh báo nếu chính quyền Mỹ đi ngược lại các cam kết, họ "sẽ không được dân chúng ủng hộ, và nền kinh tế và tiến bộ xã hội của đất nước cũng bị ảnh hưởng".

Theo lãnh đạo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Pháp, phản ứng của Trung Quốc sẽ là rất quan trọng. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi các cam kết sẽ là một "tín hiệu rất mạnh".

Sức ép cũng đến từ bản thân nước Mỹ. Nhiều tiểu bang của nước này đã rất dứt khoát đi theo con đường chuyển đổi sang năng lượng Xanh, đi đầu là California, với cam kết 50% năng lượng Xanh vào năm 2030. Nhiều hiệp hội tại Mỹ, như 350.org, tuyên bố sẽ "cương quyết hành động để bảo vệ các thành tựu trong lĩnh vực này, và sẽ tiếp tục có các biện pháp táo bạo khác".

su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22

Hội nghị COP 21. (Ảnh: Getty)

Phát biểu khi đang ở thăm New Zealand trước khi đến Morocco để tham gia COP22, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh, đến ngày 20 tháng 1 tới, chính quyền hiện nay mới kết thúc nhiệm kì và trong thời gian còn lại sẽ nỗ lực làm mọi điều để góp phần duy trì những cam kết với COP21-Paris. Ông hi vọng có sự khác biệt giữa tuyên bố trong giai đoạn tranh cử và khi ông Donald Trump chính thức lên nắm quyền.

Trước sức ép quốc tế và trong nước, có thể tân Tổng thống Mỹ Trump không quyết định rút ngay khỏi Thỏa thuận COP21-Paris, nhưng sẽ khai thác tính không ràng buộc của thỏa thuận này để trì hoãn việc thực hiện các cam kết, cắt giảm các khoản đóng góp. Điều đó tác động tiêu cực đến loạt nước khác có lượng khí thải lớn, nhưng còn giữ thái độ lưỡng lự như Nga, Ấn Độ, Brazil...

su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22

Việt Nam hoan nghênh Hội nghị COP21 thông qua Thỏa thuận Paris

Trước việc ngày 12/12/2015, Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đối khí hậu ...

su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22

COP 21 và những con số “biết nói”

Bên lề Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đang diễn ra tại Pháp ...

su kien donald trump dac cu phu bong den len cop22

Lần đầu tiên, Panama dẫn đầu một liên minh tại COP 21

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21), khai mạc ngày 30/11, tại Paris (Pháp), ...

(theo Thái Dương/VOV Paris)

Đọc thêm

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 8/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. xổ số Đồng Nai ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 8/5. Lịch âm hôm nay 8/5/2024? Âm lịch hôm nay 8/5. Lịch vạn niên 8/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 8/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 8/5. SXMB ...
XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 8/5/2024. xổ số hôm nay 8/5

XSMN 8/5 - xổ số hôm nay 8/5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 8/5/2024. xổ số hôm nay ngày 8 tháng 5. XSMN thứ 4. xo so ...
Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn 2024, bài cúng gia tiên và thần linh theo truyền thống Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 4 Âm lịch năm Giáp Thìn với ước nguyện cầu xin cho gia đạo luôn bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn trong cuộc ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động