Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 16-22/8: Tình hình Afghanistan dưới quyền kiểm soát của Taliban; quan hệ Mỹ-Nga lại thêm trắc trở

Vy Hân
Tình hình Afghanistan, quan hệ Nga-Mỹ, Ba Lan-Israel, tình hình Covid-19 ở một số quốc gia... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua:

Tình hình Afghanistan dưới quyền kiểm soát của Taliban

Một tuần sau khi lực lượng này thiết lập kiểm soát gần như toàn bộ đất nước Nam Á, cuộc sống vẫn chưa thể trở lại trạng thái bình thường.

Các tay súng Taliban tuần tra tại thủ đô Kabul ngày 19/8. (Nguồn: AP)
Các tay súng Taliban tuần tra tại thủ đô Kabul ngày 19/8. (Nguồn: AP)

Ngay sau khi tiến vào thủ đô Kabul, Taliban đã nhanh chóng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 21h đêm cũng như tiến hành tịch thu vũ khí người dân để hạn chế tình trạng hỗn loạn. Tuy nhiên, vẫn có một vài khu vực ghi nhận các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và nhóm phiến quân, đặc biệt trong ngày Quốc khánh Afghanistan 19/8.

Theo Reuters, những thành viên của Taliban đã đi gõ cửa từng nhà để vận động người dân quay trở lại làm việc và cam kết sẽ đảm bảo quyền lao động của đối tượng phụ nữ.

Trong ngày 17/8, đại diện Taliban tuyên bố ân xá cho tất cả các quan chức và nhân viên của chính quyền cũ. Mặc dù vậy, một vài chuyên gia của Liên hợp quốc vẫn cảnh báo, Taliban đang lên danh sách và truy tìm những người đã từng hợp tác với phía Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Các tay súng của Taliban cũng đã hỗ trợ quá trình hộ tống nhân viên tại một số cơ quan đại diện ngoại giao ở thủ đô Kabul. Hãng thông tấn Nga TASS cho biết, các thành viên thuộc lực lượng đã túc trực trước cổng Đại sứ quán nước này để đảm bảo an ninh.

Hiện tại, một số quan chức thuộc chính quyền cũ vẫn chưa ra đầu hàng và tiến hành các hoạt động bí mật chống lại nhóm chiến binh. Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, một lực lượng kháng chiến đang được hình thành cách thủ đô Kabul chỉ khoảng 65km tại Thung lũng Panjshir, do Phó tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh và Ahmad Massoud, con trai tay súng nổi tiếng Ahmed Shah Masoud, chỉ huy.

Trong bài phát biểu vào ngày 17/8, Tổng thống Joe Biden khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục lên tiếng bảo vệ cho các quyền cơ bản của phụ nữ và trẻ em dưới chế độ Taliban cũng như cảnh báo lực lượng này không được có các hành động gây rối hay đe dọa nhằm vào các phiên dịch viên người Afghanistan phục vụ cho cán bộ ngoại giao nước này.

Đánh bom liều chết nhằm vào công dân Trung Quốc tại Pakistan

Vào ngày 20/8, một số hãng truyền thông địa phương đưa tin đã xảy ra vụ đánh bom liều chết nhằm vào một chiếc xe chở các công nhân Trung Quốc tại tỉnh Balochistan, miền Nam Pakistan. Các nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết, đã có ít nhất 2 trẻ em người Pakistan thiệt mạng và 3 người bị thương, trong đó có 1 công nhân Trung Quốc.

Một chiếc xe ô tô bị hỏng tại hiện trường vụ đánh bom. (Nguồn: THX)
Một chiếc xe ô tô bị hỏng tại hiện trường vụ đánh bom. (Nguồn: THX)

Đây không phải lần đầu tiên công dân Trung Quốc trở thành mục tiêu cho các cuộc đánh bom liều chết tại đất nước Nam Á. Trước đó, vào ngày 17/7, đoàn xe buýt chở hơn 30 kỹ sư Trung Quốc đã bị tấn công bởi một chiếc xe gắn đầy thuốc nổ khi đang di chuyển tại khu vực xây dựng Đập Dasu ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.

Tổ chức cực đoan Quân giải phóng Balochistan (BLA) đã đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công. Trước đó, nhóm này cũng từng thực hiện nhiều vụ tấn công khác nhằm vào Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Karachi.

Kể từ khi các dự án thuộc chương trình Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) được khởi động, nhiều người dân tại quốc gia Nam Á đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối, cáo buộc Bắc Kinh đang bòn rút tài nguyên khoáng sản của nước này.

Các cuộc biểu tình diễn ra thường xuyên nhất tại khu vực thành phố cảng Gwadar - nơi một tập đoàn đa quốc gia do chính quyền Bắc Kinh hậu thuẫn đã có được hợp đồng cho thuê trong vòng 40 năm.

Ngày 21/8, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pakistan lên án mạnh mẽ hành động khủng bố và yêu cầu Pakistan tiến hành điều tra kỹ lưỡng về vụ tấn công và trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây án.

Đồng thời, Đại sứ quán Trung Quốc cũng kêu gọi Pakistan phải thực hiện các biện pháp thiết thực và hiệu quả để tăng cường các biện pháp an ninh và nâng cấp cơ chế hợp tác an ninh để đảm bảo rằng các sự cố tương tự sẽ không xảy ra nữa.

New Zealand phong tỏa toàn quốc

Ngày 17/8, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã thông báo áp dụng lệnh phong tỏa trên toàn quốc sau khi ghi nhận 1 ca nhiễm Covid-19 mới ở Auckland, thành phố lớn nhất nước này. Đây là ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên tại New Zealand trong vòng 6 tháng vừa qua và cũng là ca nhiễm biến thể Delta đầu tiên được ghi nhận ở quốc gia này.

New Zealand đang phải phong tỏa toàn quốc vì lo ngại về đại dịch Covid-19.
New Zealand đang phải phong tỏa toàn quốc vì lo ngại về đại dịch Covid-19.

Ban đầu, lệnh phong tỏa dự kiến sẽ kéo dài 7 ngày tại thành phố Auckland, nơi phát hiện ca nhiễm, và 3 ngày ở các khu vực khác. Tuy nhiên, trước tình trạng số lượng ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng và xuất hiện tại các thành phố khác, bao gồm cả thủ đô Wellington, chính quyền New Zealand vào ngày 20/8 đã quyết định duy trì các biện pháp hạn chế cấp độ 4 - cấp độ phòng dịch cao nhất - trên cả nước thêm 4 ngày nữa, tức là cho đến ngày 24/8.

Trước đó, mô hình chống dịch hiệu quả của New Zealand đã được quốc tế đánh giá cao khi nước này chỉ ghi nhận 26 ca tử vong do Covid-19 trong tổng số 5 triệu dân. Tuy vậy, chính quyền của bà Arden đang phải đối mặt với nhiều hoài nghi khi quốc gia này ​​mới chỉ tiêm chủng đủ liều vaccine Covid-19 cho khoảng 20% dân số.

Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga

Quan hệ giữa Washington và Moscow tiếp tục diễn biến căng thẳng sau các đòn trừng phạt mới do chính quyền Biden áp đặt liên quan đến dự án Dòng chảy Phương Bắc II và nhân vật đối lập Alexei Navalny.

Các lệnh trừng phạt 'chống Nga' của Mỹ chính thức có hiệu lực
Mỹ tiếp tục áp thêm lệnh trừng phạt vào Nga.

Vào ngày 20/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép nước này áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với các đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga. Cụ thể, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, lệnh trừng phạt này sẽ nhắm vào 1 tàu và 2 cá nhân chưa công bố danh tính có liên quan tới việc xây dựng và vận hành công trình.

Động thái trên của Washington diễn ra trong thời điểm Thủ tướng Đức Angela Merkel đang có chuyến thăm và làm việc tại Nga, để thảo luận về dự án có ý nghĩa quan trọng đối với Berlin và Moscow này.

Theo hãng tin Reuters, Mỹ và Anh cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt khác trong cùng ngày nhằm vào 7 cá nhân người Nga do dính líu tới các hoạt động nghiên cứu vũ khí hóa học sử dụng để mưu sát nhân vật đối lập Alexei Navalny.

AFP cho biết, tất cả các cá nhân liên quan đều là thành viên của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB).

Ngoài ra, hai quan chức của Moscow và bốn thực thể có liên quan tới vụ hạ độc ngày 20/8/2020 cũng ở trong danh sách trừng phạt riêng của Washington.

Ngay sau khi các lệnh trừng phạt được công bố, Bộ Ngoại giao Nga đã lên án các biện pháp trừng phạt “đơn phương, bất hợp pháp” nhằm vào nước này.

Malaysia có Thủ tướng mới

Chiều 20/8 (theo giờ Việt Nam), Hoàng cung Malaysia thông báo đã chỉ định ông Ismail Sabri Yaakob, Phó Chủ tịch đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) trở thành tân Thủ tướng Malaysia.

Ông Ismail Sabri Yaakob tuyên thệ nhậm chức trở thành Thủ tướng Malaysia thứ 9
Ông Ismail Sabri Yaakob tuyên thệ nhậm chức trở thành Thủ tướng Malaysia thứ 9.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah đã có cuộc họp với Hội đồng quân chủ trong cùng ngày.

Sau khi nhận được sự ủng hộ của 114/220 nghị sĩ tại Hạ viện, ông Ismail Sabri Yaakob sẽ là Thủ tướng thứ 3 của Malaysia chỉ trong 3 năm qua, kể từ cuộc bầu cử hồi năm 2018 ở nước này.

Trước đó, trong ngày 16/8, ông Muhyiddin Yassin đã chính thức tuyên bố từ chức Thủ tướng Malaysia, do không còn nhận được sự ủng hộ đa số trong Hạ viện Malaysia sau nhiều tháng bất ổn chính trị.

Trong bối cảnh biến thể Delta đang gây ra nhiều khó khăn lên tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, Malaysia đồng thời phải đối diện với cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài. Do đó, chính phủ mới dưới sự dẫn dắt của tân Thủ tướng được kỳ vọng sẽ mang tới sự ổn định, để việc điều hành đất nước không còn bị gián đoạn.

Quan hệ Ba Lan-Israel căng thẳng

Trong tuần vừa qua, quan hệ Ba Lan - Israel đã phải đương đầu với nhiều sức ép xoay quanh những tranh cãi về đạo luật liên quan đến tài sản tài sản bị thu giữ sau Thế chiến II.

Quan hệ giữa Ba Lan và Israel căng thẳng. (Nguồn: Shutterstock)
Quan hệ giữa Ba Lan và Israel căng thẳng. (Nguồn: Shutterstock)

Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã tạm thời triệu hồi Đại sứ của nước này tại Israel về nước cho đến khi có thông báo tiếp theo, nhằm đáp trả động thái tương tự từ phía Israel hai ngày trước đó.

Trong một thông cáo liên quan, Bộ này cho biết nước đi trên được đưa ra để phản ứng trước "những hành động thiếu công bằng của Nhà nước Israel, trong đó có quyết định vô căn cứ hạ thấp quan hệ ngoại giao" và "những tuyên bố không thể chấp nhận" của các quan chức đến từ quốc gia Do Thái.

Nguyên nhân của sự rạn nứt trong quan hệ hai nước nằm ở đạo luật được Quốc hội Ba Lan thông qua trước đó vào ngày 11/8, theo đó ngay lập tức chấm dứt hầu hết các vụ kiện đòi lại tài sản bị tịch thu sau Thế chiến II. Cụ thể, theo đạo luật này, một người dân có thể đòi lại tài sản bị tịch thu trước đây trong thời gian tối đa là 30 năm.

Những người ủng hộ cho rằng luật trên sẽ củng cố nền tảng pháp lý trên thị trường bất động sản, đẩy lùi vấn nạn tham.

Tuy nhiên, văn kiện này vấp phải sự phản đối mạnh của Israel cho rằng luật này bất công đối với hàng triệu người Do Thái ở Ba Lan là nạn nhân của nạn diệt chủng trong chiến tranh và có lý do chính đáng để đòi lại tài sản.

Phó Tổng thống Mỹ công du Đông Nam Á

Vào ngày 21/8, tài khoản Twitter của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đăng thông báo chính thức lên đường sang thăm hai quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam và Singapore.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới thăm Việt Nam vào cuối tháng 8 này. (Nguồn: AFP)
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã khởi động chuyến thăm Việt Nam và Singapore. (Nguồn: AFP)

Bà Harris sẽ là vị quan chức cấp cao nhất trong chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden tới thăm Đông Nam Á. Đây cũng là chuyến công du thứ hai của bà trên cương vị mới, sau chuyến thăm Mexico và Guatemala vào hồi tháng 6.

Chuyến thăm cũng sẽ là dấu mốc lần đầu tiên một vị Phó Tổng thống Mỹ tới thăm Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Theo kế hoạch, trước khi tới Hà Nội, Phó Tổng thống Harris sẽ thăm và làm việc tại Singapore trong vòng 3 ngày từ ngày 22 cho tới 25/8.

Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết, những vấn đề được thảo luận trong chuyến thăm của bà Harris sẽ bao gồm y tế toàn cầu, quan hệ đối tác kinh tế và an ninh cùng các vấn đề khu vực.

Nhiều chuyên gia khẳng định, việc cung ứng vaccine cho các quốc gia tại Đông Nam Á sẽ là một trong những trọng tâm chính của chuyến thăm.

Israel phát hiện chủng đột biến SARS-CoV-2 mới

AY3, một trong những chủng đột biến mới của biến thể Delta, mới đây đã được phát hiện tại Israel.

Theo Channel 13 đưa tin, Israel đã phát hiện 10 ca Covid-19 nhiễm chủng AY3 trong ngày 19/8, với 8 người nhiễm từ nước ngoài trở về và 2 người nhiễm tại Israel.

Được biết, AY3 là một chủng đột biến nguy hiểm và có khả năng né tránh cơ chế miễn dịch tốt. Trước đó, Anh và Ấn Độ cũng đã thông báo phát hiện biến thể này.

Hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa rõ liệu biến thể này có tăng khả năng lây lan hoặc tăng nguy cơ gây tử vong so với biến thể Delta nguyên bản hay không.

Tin thế giới 20/8: Nga lên ‘kế hoạch B’ trước Taliban; Biểu tình lan rộng ở Afghanistan; Malaysia có Thủ tướng mới

Tin thế giới 20/8: Nga lên ‘kế hoạch B’ trước Taliban; Biểu tình lan rộng ở Afghanistan; Malaysia có Thủ tướng mới

Tình hình Afghanistan, Thế giới kêu gọi Taliban để ý đến vấn đề nhân đạo, Malaysia có thủ tướng mới... là những sự kiện quốc ...

Tin thế giới 19/8: Máy bay Nga lại gặp nạn; Trọng tâm chuyến thăm Nga của Thủ tướng Đức; Những bước đi đầu của Taliban ở Afghanistan

Tin thế giới 19/8: Máy bay Nga lại gặp nạn; Trọng tâm chuyến thăm Nga của Thủ tướng Đức; Những bước đi đầu của Taliban ở Afghanistan

Trung Quốc và Nga lên tiếng về Afghanistan; Mỹ trả đũa Trung Quốc; máy bay chiến đấu Nga gặp nạn... là những sự kiện quốc ...

Đọc thêm

XSMN 16/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 16/4/2024. xổ số hôm nay 16/4. xổ số ngày 16 tháng 4

XSMN 16/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 16/4/2024. xổ số hôm nay 16/4. xổ số ngày 16 tháng 4

XSMN 16/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2024. xổ số ngày 16 tháng 4. XSMN thứ 3. xo so mien nam. SXMN 16/4. ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 16/4 - SXMN 16/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 16/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 16/4 - SXMN 16/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 16/4

XSMN 16/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 16/4/2023. kết quả xổ số ngày 16 tháng 4. xổ số hôm nay 16/4. SXMN 16/4. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Swift 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Ertiga 2022 và XL7 2022 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài ...
Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?

Giá cà phê hôm nay 16/4/2024: Giá cà phê tăng 'hừng hực', trong nước tăng 3.000 đồng/kg, chuyên gia dự báo về điểm dừng?
Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Nhiều thanh niên Mỹ không còn mặn mà với việc theo học tại Trung Quốc do mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên, kéo theo những cơ hội kinh ...
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Giữa thời điểm nhạy cảm ở Trung Đông, Tổng thống Mỹ tiếp đón Thủ tướng Iraq

Tổng thống Mỹ khẳng định, quan hệ đối tác giữa nước này và Iraq có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới.
Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Xung đột ở Gaza: Hamas bất ngờ 'quay xe' về các yêu cầu đối với thỏa thuận giảm leo thang, Israel hoài nghi

Hamas hiện chỉ sẵn sàng thả ít hơn 20 con tin để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 6 tuần, thay vì 40 con tin như trong thỏa thuận đang đàm phán.
Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev

Nga dọa chuyển địa điểm đàm phán xung đột Nagorno-Karabakh từ Thụy Sỹ sang một quốc gia khác nhằm đáp trả lập trường của Bern về Ukraine.
Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran

Nội các chiến tranh Israel quyết định trả đũa Iran một cách mạnh mẽ và rõ ràng, bất chấp mọi nỗ lực quốc tế kêu gọi kiềm chế.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động