Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 25-31/10: Hội nghị Cấp cao ASEAN 38 và 39, căng thẳng ngoại giao Anh-Pháp, EU cáo buộc Nga

Ly Lê
Thành công của Hội nghị cấp cao ASEAN 38 và 39, căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Pháp, Lebanon và các nước Arab... là những sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua:

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) giơ cao búa gỗ tượng trưng cho tiếp nhận ghế chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022, trong lễ bế mạc chuỗi Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38, 39 ngày 28/10. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) giơ cao búa gỗ tượng trưng cho việc tiếp nhận ghế chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2022, trong lễ bế mạc chuỗi Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 38, 39 ngày 28/10. (Nguồn: AFP)

Campuchia tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN 2022

Ngày 26-28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 và các Hội nghị cấp cao liên quan diễn ra theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của nước giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2021 - Brunei.

Phát biểu tại lễ bế mạc chiều ngày 28/10, Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah khẳng định, bất chấp những khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ASEAN tiếp tục phát triển vững mạnh. Phát huy nỗ lực chung trên tinh thần “Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta phát triển thịnh vượng”, ASEAN đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực trong năm qua.

Về vấn đề Myanmar, Chủ tịch ASEAN 2021 cho biết: "Myanmar là một phần không thể tách rời của đại gia đình ASEAN và tư cách thành viên của họ không bị nghi ngờ. ASEAN sẽ có mặt vì Myanmar và chúng tôi đã tiếp tục đề nghị giúp đỡ Myanmar thông qua việc thực hiện đồng thuận 5 điểm".

Quốc vương Brunei đề nghị cần tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cơ sở thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và xây dựng một cấu trúc vững mạnh tại khu vực.

Bên lề các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, ASEAN tổ chức các cuộc họp với các đối tác đối thoại, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Nga và New Zealand, cùng các nước khác. Tại đây, các nhà lãnh đạo "nhất trí thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa ASEAN-Australia, ASEAN-Trung Quốc một cách có ý nghĩa, thực chất, cùng có lợi".

Các cuộc họp này cung cấp nền tảng cho sự hợp tác lớn hơn nhằm mục tiêu phục hồi khu vực Đông Á nói chung, và khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Tiếp nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2022, Thủ tướng Campuchia công bố chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN 2022 là “ASEAN - Hành động cùng ứng phó các thách thức” vì hoà hợp, hoà bình và thịnh vượng tại khu vực, đẩy mạnh xây dựng một cộng đồng đồng đều, vững mạnh và bao trùm, phù hợp với tinh thần cốt lõi của ASEAN cùng nhau thúc đẩy một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng.

Tàu Cornelis Gert Jan thuộc sở hữu của công ty MacDuff Shellfish của Scotland, bị Pháp bắt giữ khi đang đánh cá. (Nguồn: BBC)
Tàu Cornelis Gert Jan thuộc sở hữu của công ty MacDuff Shellfish của Scotland, bị Pháp bắt giữ khi đang đánh cá. (Nguồn: BBC)

Căng thẳng ngoại giao giữa Pháp và Anh liên quan tới vấn đề đánh bắt cá

Ngày 28/10, Bộ Hàng hải Pháp thực hiện cảnh cáo đối với hai tàu đánh cá của Anh, trong đó có 1 tàu bị đưa tới cảng Le Havre của Pháp và thuyền trưởng tàu có khả năng phải đối mặt với cáo buộc hình sự.

Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết, Pháp sẽ không khoan nhượng và sẽ thắt chặt kiểm tra hải quan, ngăn chặn hầu hết tàu thuyền của Anh cho đến khi ngư dân Pháp được London cấp đủ giấy phép đánh cá cần thiết.

Cũng trong ngày 28/10, Anh triệu tập Đại sứ Pháp tại London để giải thích về “những mối đe dọa đáng thất vọng và không cân xứng được đưa ra nhằm vào Anh”.

Vụ việc trên xảy ra vào thời điểm căng thẳng giữa Anh và Pháp đang leo thang do hai nước vẫn chưa nhất trí được về một số điều khoản quy định về quyền đánh bắt cá trong thỏa thuận hậu Brexit.

Bộ trưởng Thông tin Lebanon George Kordahi là trung tâm của căng thẳng ngoại giao giữa Beirut và các nước Vùng Vịnh. (Nguồn: Reuters)
Bộ trưởng Thông tin Lebanon George Kordahi là trung tâm của căng thẳng ngoại giao giữa Beirut và các nước Vùng Vịnh. (Nguồn: Reuters)

Căng thẳng ngoại giao giữa các nước vùng Vịnh và Lebanon liên quan đến phát ngôn về chiến dịch tại Yemen

Ngày 30/10, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) yêu cầu đại sứ Lebanon phải rời hai nước này trong vòng 48 tiếng.

Quyết định trên được thông báo vài ngày sau khi Bộ trưởng Thông tin của Lebanon, ông George Kordahi, đưa ra phát ngôn gây tranh cãi về chiến dịch quân sự của hai quốc gia vùng Vịnh tại Yemen.

Trong một cuộc phỏng vấn được quay từ trước nhưng lên sóng vào ngày 25/10, ông Kordahi cho rằng nhóm phiến quân Houthi - mục tiêu của chiến dịch quân sự kể trên - đang “tự vệ chống lại các thế lực ngoại xâm”. Ông cũng cho rằng, cuộc chiến kéo dài 7 năm tại Yemen là “vô ích” và “đã tới lúc cần kết thúc”.

Ngày 27/10, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia thông báo triệu tập đại sứ Lebanon tại nước này để trao giác thư phản đối phát biểu của ông Kordahi. UAE phản ứng với động thái tương tự một vài ngày sau đó.

Một thành viên khác của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là Kuwait cũng đã triệu tập đại biện lâm thời của Lebanon lên để phản đối.

Cùng ngày 27/10, Thủ tướng Lebanon Najib Mikati khẳng định phát ngôn của Bộ trưởng Kordahi “đã bị phản đối và không đại diện cho quan điểm của chính phủ”, và được đưa ra từ trước khi ông nhậm chức vào tháng 9.

Riyadh cũng triệu hồi phái đoàn của mình tại Beirut về nước để “tham vấn”, đồng thời áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả các loại mặt hàng đến từ quốc gia giáp Địa Trung Hải.

Sự kiện quốc tế nổi bật tuần 25-31/10: Hội nghị Cấp cao ASEAN 38 và 39, căng thẳng ngoại giao Anh-Pháp, EU cáo buộc Nga
EU ủng hộ hòa hợp sắc tộc trong quân đội Bosnia. (Nguồn: Getty)

Liên minh Châu Âu ủng hộ hòa hợp sắc tộc trong quân đội Bosnia

Trong chuyến thăm và làm việc với Thượng tướng Senad Masovic, người đứng đầu quân đội Bosnia và Herzegovina tại thủ đô Sarajevo vào hôm 28/10, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh Châu Âu Claudio Graziano lên tiếng ủng hộ cho sự thống nhất về thành phần sắc tộc của lực lượng này.

Quân đội của quốc gia vùng Balkan này có tên gọi tắt là OSBiH, vốn được thành lập sau cuộc nội chiến đẫm máu trong thập niên 90, được chia thành các đơn vị chủ chốt đại diện cho ba nhóm sắc tộc chính gồm người Serbia, Croatia và Bosnia.

Tuy nhiên, đại diện nhánh đơn vị của người Serbia, tướng Milorad Dodik thường xuyên lên tiếng phản đối hoạt động của các phái đoàn gìn giữ hòa bình quốc tế cũng như tòa án hiến pháp của nước này. Ông khẳng định đang chuẩn bị triển khai kế hoạch thành lập quân đội riêng để đại diện cho người Serbia tại khu tự trị Republika Srpska.

Tướng Masovic khẳng định, OSBiH là lực lượng hợp pháp và hợp hiến duy nhất trên lãnh thổ Bosnia và Herzegovina, theo luật quốc phòng được thông qua bởi Quốc hội nước này. “Ngoài ra, tất cả các lực lượng khác đều sẽ chỉ là những tổ chức bán vũ trang”, ông cho biết thêm.

Moldova đã đạt được hợp đồng khí đốt mới với Nga. (Nguồn: Reuters)
Sau hàng loạt lùm xùm, Moldova cuối cùng cũng đã đạt được hợp đồng khí đốt mới với Nga. (Nguồn: Reuters)

EU cáo buộc Nga ‘vũ khí hóa’ nguồn khí đốt cung cấp cho Moldova

Ngày 28/10, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng, Moldova là nạn nhân của các nỗ lực mà Nga tiến hành nhằm lợi dụng khí đốt như một "vũ khí chính trị".

Cụ thể, sau khi hợp đồng mua bán khí đốt giữa Moldova và tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hết hạn vào cuối tháng 9/2021, Gazprom đã không đề xuất gia hạn hợp đồng kéo dài 30 năm như thông thường, mà thay vào đó đã tăng giá bán lên gấp 3 lần.

Ngày 26/10, tờ Financial Times đưa tin, Gazprom đưa ra đề nghị với chính phủ mới của Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilita về một thỏa thuận khí đốt rẻ hơn nhằm đổi lấy việc nước ngày điều chỉnh thỏa thuận thương mại tự do với EU và trì hoãn việc cải cách thị trường năng lượng đã nhất trí với Brussels.

Tuy nhiên, bất chấp các cáo buộc này, Điện Kremlin cho biết, các cuộc đàm phán khí đốt giữa Nga và Moldova đơn thuần chỉ mang ý nghĩa thương mại và bác bỏ các thông tin cho rằng, Nga có ý đồ chính trị.

Đến ngày 30/10, trang web của tập đoàn Gazprom đưa ra thông báo rằng, doanh nghiệp này và công ty Moldovagaz của Moldova nhất trí ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt từ ngày 1/11/2021 kéo dài 5 năm, với “các điều kiện đôi bên cùng có lợi”.

Đảo chính ở Sudan: Quân đội hành động không kiêng dè, Mỹ cùng loạt nước tiếp cận Thủ tướng Hamdok. (Nguồn: AFP)
Lãnh đạo quân đội kiêm Chủ tịch Hội đồng tối cao Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan. (Nguồn: AFP)

Liên minh châu Phi hủy tư cách thành viên của Sudan

Ngày 27/10, Liên minh châu Phi (AU) đã đình chỉ tư cách thành viên của Sudan khỏi mọi hoạt động của tổ chức cho tới khi quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.

Vào ngày 25/10, tại Sudan đã diễn ra cuộc đảo chính, khi quân đội nước này thực hiện việc bắt giữ Thủ tướng Abdalla Hamdok cùng nhiều thành viên khác trong nội các.

Ngày 26/10, Người đứng đầu Hội đồng tối cao Abdel Fattah al-Burhan mở họp báo, giải tán chính phủ và tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Ông cho biết thêm rằng, hành động của quân đội là nhằm mục đích chỉnh sửa lộ trình chuyển tiếp chính trị.

Trước đó, Sudan cũng từng bị đình chỉ tư cách thành viên Liên minh châu Phi (AU) khi xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa lực lượng an ninh của chính quyền Khartoum với người biểu tình vào tháng 6/2019.

Tên lửa Agni 5 trong một lần phóng thử. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Ấn Độ)
Tên lửa Agni V trong một lần phóng thử. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Ấn Độ)

Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa

Trong thông báo ngày 27/10, Bộ Quốc phòng Ấn Độ xác nhận tên lửa đất đối đất Agni V đã được phóng thành công từ đảo Abdul Kalam, bang Odisha. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo Agni V từ khi đưa vào biên chế, trong bối cảnh khu vực biên giới giữa nước này và Trung Quốc đang căng thẳng ở mức cao.

Chính phủ Ấn Độ cho biết, vụ phóng thành công phù hợp với “chính sách của Ấn Độ nhằm bảo đảm năng lực răn đe tối thiểu đáng tin cậy, làm cơ sở cho cam kết ‘không sử dụng vũ khí hạt nhân trước’”.

Tên lửa Agni V dài 17,5 m, nặng 50 tấn và mang được đầu đạn 1,5 tấn, có tầm bắn lên đến 5000 km với độ chính xác cao. Loại vũ khí này được phóng thử lần đầu năm 2012 và trải qua 7 cuộc thử nghiệm trước khi được biên chế cho lực lượng chiến lược Ấn Độ năm 2018.

Đợt thử nghiệm diễn ra trong bối cảnh quân đội Ấn Độ và Trung Quốc liên tiếp điều vũ khí hạng nặng tới biên giới. Hai bên đã không đạt được thỏa thuận về việc rút quân khỏi khu vực Depsang trong cuộc đàm phán về vấn đề biên giới đầu tháng tháng 10.

Vụ phóng thử thành công sẽ giúp Ấn Độ sớm triển khai Agni V, đưa nước này gia nhập nhóm quốc sở hữu tên lửa liên lục địa (ICBM) như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu khi thăm Đại học Maryland, ngày 9/8. (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Nguồn: Reuters)

Mỹ đề xuất Đài Loan (Trung Quốc) gia nhập Liên hợp quốc

Ngày 26/10, chính quyền Mỹ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Đài Loan (Trung Quốc) gia nhập thêm nhiều tổ chức của Liên hợp quốc.

Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết việc Đài Loan tham gia Liên hợp quốc “không phải là một vấn đề chính trị”. Ông nhấn mạnh rằng, sự tham gia của Đài Loan vào Liên hợp quốc phù hợp với lập trường chính thức của nước Mỹ đối với Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

Mã Hiếu Quang, người phát ngôn của Văn phòng Sự vụ Đài Loan, bác bỏ lời kêu gọi của ngoại trưởng Mỹ và nhấn mạnh rằng Đài Loan không có quyền tham gia Liên hợp quốc. Ông cho rằng chỉ có các quốc gia có chủ quyền mới có quyền tham gia Liên hợp quốc.

Hôm 27/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ lo ngại Trung Quốc có những hành động quyết đoán gây bất ổn cho khu vực eo biển Đài Loan.

Vào tuần trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố sẵn sàng bảo vệ Đài Loan (Trung Quốc) trong trường hợp hòn đảo này bị tấn công.

Không phải Ai Cập, đây mới là nước nhiều kim tự tháp nhất thế giới

Không phải Ai Cập, đây mới là nước nhiều kim tự tháp nhất thế giới

Sudan, láng giềng của Ai Cập, mới là quốc gia sở hữu nhiều kim tự tháp nhất trên thế giới, với phần nhiều trong số ...

Tin thế giới 29/10: Nga cảnh báo ‘hậu quả khôn lường’ về xung đột ở Ukraine; Mỹ lo ngại gián điệp Trung Quốc; Triều Tiên có động thái mới

Tin thế giới 29/10: Nga cảnh báo ‘hậu quả khôn lường’ về xung đột ở Ukraine; Mỹ lo ngại gián điệp Trung Quốc; Triều Tiên có động thái mới

Nga cảnh báo một ‘hậu quả khôn lường’ về tình hình Ukraine, Mỹ nêu lo ngại gián điệp, lãnh đạo Pháp-Australia điện đàm lần đầu ...

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động