Phỏng vấn Đại sứ Nguyễn Phú Bình – Bài 1:

Sự ổn định nhất quán trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

TGVN. Trước thông tin Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sắp thăm Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản nhiệm kỳ 2008-2011 có cuộc trò chuyện với TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
su on dinh nhat quan trong quan he viet nam nhat ban
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Nguồn: Nikkei Asia)

Ấn tượng khó quên

Dường như ông là người khá gắn bó và có tình cảm đặc biệt với đất nước Nhật Bản. Ông có thể chia sẻ về những ấn tượng đầu tiên về đất nước này?

Tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên từ năm 1982, trên cương vị Trưởng phòng Nhật Bản - Bộ Ngoại giao, theo lời mời của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Thời điểm đó, Việt Nam đang gặp khó khăn do hậu quả chiến tranh, lại bị bao vây, cấm vận.

Cảm giác của tôi lúc đến Nhật Bản là các công trình giao thông, nhà máy đồ sộ; những con tàu Shinkansen hình viên đạn từ trong lòng núi bất chợt chui ra, lao vun vút qua các cánh đồng; các thành phố ngăn nắp, sạch như li, như lau và rực rỡ sắc màu trong đêm; các siêu thị và cửa hàng sáng choang, đầy ắp hàng hoá, với những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng khi thấy những dòng người đi bộ hối hả trên hè phố, những dòng xe lướt trên đường không một tiếng còi...

Mặt khác, tôi cũng rất ấn tượng bởi sự chào đón cởi mở, chân tình và chu đáo của các cán bộ Bộ Ngoại giao Nhật Bản và những người đón tiếp chúng tôi tại các địa phương đến thăm.

20 năm sau, khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách khu vực Đông Bắc Á, tôi lại có dịp tiếp xúc, làm việc thường xuyên với các bạn Nhật Bản, xử lý các vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước, đặc biệt là chuẩn bị và tháp tùng chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước.

Tiếp đó, thêm 4 năm làm Đại sứ tại Nhật Bản (từ đầu năm 2008) đã thực sự giúp tôi lý giải được phần nào những câu hỏi còn vấn vương trong đầu từ chuyến thăm Nhật đầu tiên: Vì sao từ một nước bị tàn phá nặng nề trong Thế chiến II, chỉ trong chưa đầy 4 thập kỷ, Nhật Bản đã trở nên hùng cường như vậy?

Và ông đã tìm ra câu trả lời như thế nào?

Cần cù và sáng tạo là tính cách chung của dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, cũng như nhiều nước khác. Ở Nhật, chúng ta thì có thể thấy rõ phẩm chất ấy ở tất cả mọi người và trong bất kỳ tình huống nào.

Người Nhật đi làm việc từ sáng sớm và về nhà muộn lúc 9-10 giờ đêm, người về hưu cũng tiếp tục chọn một việc gì đó và làm cho đến khi nào không làm được nữa mới thôi!

Vị trí địa lý, khí hậu khắc nghiệt và thiên tai nghiêm trọng xảy ra đã tạo cho người Nhật luôn phải có khí phách sẵn sàng đối mặt với thử thách, tầm nhìn xa, luôn lường trước và có kế hoạch ứng phó với mọi tình huống và tác phong cẩn trọng, làm việc có nguyên tắc, ý thức pháp luật rất cao.

Trong quan hệ trong cộng đồng cũng như quan hệ quốc tế, người Nhật luôn tỏ rõ sự khiêm nhường, học hỏi và tôn trọng đối tác, trung thực và giữ chữ Tín với đối tác để có quan hệ hợp tác bền vững, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Là một nước đang phát triển, chúng ta rất may mắn trở thành đối tác của Nhật Bản, tiếp thu và học được rất nhiều từ nước bạn.

su on dinh nhat quan trong quan he viet nam nhat ban
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio đã thay mặt Chính phủ Nhật Bản trao Huân chương Mặt trời mọc cho nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình, tháng 1/2018. (Nguồn: Dân trí)

Thế còn về sự ôn hòa và thiện chí của Nhật Bản với Việt Nam thì sao, thưa Đại sứ?

Trong quan hệ song phương, tôi đã từng rất xúc động được nghe chính Nhật Hoàng Akihito chia sẻ với lãnh đạo Việt Nam về Nhà Sư Phật Triết của Việt Nam từ thế kỷ VIII đã sang tu ở Nara, trung tâm Phật giáo và cố đô của Nhật, mang theo và phổ biến các giai điệu dân ca vùng Lâm Ấp (miền trung nước ta) và cách trồng lúa nước. Nhã nhạc cung đình Nhật Bản ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét giai điệu và tiết tấu của các bài dân ca Việt Nam.

Nhiều học giả Nhật cũng đã nhắc lại sự kiện quân dân Việt Nam đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba đã góp phần giúp Nhật Bản tránh được một cuộc xâm lược nữa của quân Nguyên Mông.

Tôi đã có dịp thăm Nagasaki, điểm cực Tây Nhật Bản - nơi đầu tiên có các thương gia Nhật với các thương thuyền sang Phố Hiến, Hội An buôn bán nhiều thế kỷ trước, góp phần tạo nên di tích Phố Cổ Hội An nổi tiếng ngày nay, được du khách Nhật Bản và quốc tế rất yêu thích.

Ở Nagasaki vẫn còn đậm nét dấu tích của mối quan hệ tốt đẹp đó, với ngôi mộ chung của Thương gia Araki và vợ là Công chúa Ngọc Hoa, con gái của Chúa Nguyễn Phúc Chu, cùng Lễ hội truyền thống của vùng này với tên gọi “Lễ hội đón Công chúa”.

Tôi cũng đã đến thăm thị xã Asaba, tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản và dâng hoa lên Bia tri ân của Nhà chí sỹ Phan Bội Châu, tưởng niệm ân nhân của mình là Bác sỹ Asaba nổi tiếng, đã hết lòng giúp đỡ cả tinh thần và vật chất cho các thanh niên Việt Nam đi du học Nhật Bản trong phong trào Đông Du hơn một thế kỷ trước.

Mối quan hệ sâu sắc trong lịch sử và ý chí về độc lập tự do và chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh sau đó cũng như khát vọng và chính sách của Việt Nam về hoà bình, độc lập tự chủ, mở cửa và hội nhập quốc tế luôn nhận được sự ủng hộ và thiện cảm của chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Mặt khác, tiềm năng của con người và đất nước Việt Nam, với vị trí địa chính trị quan trọng và khí hậu, tài nguyên thiên nhiên cũng luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Có lẽ, đó là lý do vì sao, ngay cả khi quan hệ giữa hai nước còn có những trở ngại do tình hình quốc tế, chính phủ Nhật Bản luôn có cách tiếp cận ôn hoà nhằm phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài với Việt Nam, và mối quan hệ đó tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc, có hiệu quả dù tình hình mỗi nước và quốc tế có nhiều biến động.

Sự ổn định nhất quán

Trong bối cảnh ông Suga Yoshihide vừa nhậm chức đúng một tháng, ông nhận xét như thế nào về chuyến thăm của ông Suga đến Việt Nam sắp tới?

Giống như nguyên Thủ tướng Abe Shinzo, tân Thủ tướng Suga chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm sau khi nhậm chức. Điều này phù hợp hoàn toàn với tuyên bố của Thủ tướng Suga, khẳng định sẽ tiếp tục chính sách kinh tế và đối ngoại của người tiền nhiệm.

Điều này cũng thể hiện rõ sự ổn định và nhất quán trong chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam, dựa trên quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước, vì hoà bình và phồn vinh, được khẳng định trong Tuyên bố chung giữa hai nước năm 2014.

Nhìn lại quan hệ hai nước, nhất là từ khi nối lại viện trợ cho Việt Nam năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản luôn thể hiện sự coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam, cả về chính trị và kinh tế. Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm (1995), là nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (2009), là nước G7 đầu tiên công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam (2011) và là nước G7 đầu tiên mời Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng ở Nhật Bản (2016).

Cũng trong thời gian đó, có rất nhiều sự biến động trong tình hình thế giới và khu vực cũng như ở Nhật Bản như: khủng hoảng tài chính châu Á (1998), khủng hoảng tài chính thế giới (2008), thay đổi Đảng cầm quyền ở Nhật (2008-2013), động đất và sóng thần ở Nhật (2011), dịch bệnh Covid-19 hiện nay...

Mặc dù vậy, quan hệ 2 nước vẫn tiếp tục ổn định và ngày càng phát triển lên tầm cao mới. Vì vậy, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga sắp tới sẽ đạt kết quả to lớn, mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cả hai nước trong tình hình mới.

(Còn tiếp)

Nhật Bản sắp nối lại hoạt động đi lại với Việt Nam

Nhật Bản sắp nối lại hoạt động đi lại với Việt Nam

TGVN. Tờ Yomiuri cho biết, Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam dự định khôi phục các hoạt động đi lại cho giới doanh nghiệp ...

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản 'thăng hoa' trong nhiệm kỳ của cựu Thủ tướng Abe Shinzo

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản 'thăng hoa' trong nhiệm kỳ của cựu Thủ tướng Abe Shinzo

TGVN. Trong bài báo đăng trên East Asia Forum, tác giả Xuan Dung Phan cho rằng, những hoạt động ngoại giao của cựu Thủ tướng ...

Việt Nam chúc mừng Ngài Suga Yoshihide được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản

Việt Nam chúc mừng Ngài Suga Yoshihide được bầu làm Thủ tướng mới của Nhật Bản

TGVN. Ngày 16/9, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Nhật Bản có Thủ tướng mới, Người phát ngôn Bộ Ngoại ...

Nguyễn Kim (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Phiên bản di động