Nhỏ Bình thường Lớn

Sự thật về chỉ nha khoa

Từ lâu, chỉ nha khoa được các nha sĩ khuyên dùng để làm sạch răng miệng một cách an toàn. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất đã phủ nhận lời khuyên này.
TIN LIÊN QUAN
su that ve chi nha khoa Phát triển thiết bị cảm biến chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp
su that ve chi nha khoa Béo phì ảnh hưởng xấu đến não bộ

Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để phòng chống những bệnh về nướu và sâu răng là một trong những lời khuyến cáo phổ biến nhất trong ngành nha khoa. Tuy vậy, ít có bằng chứng cho thấy chỉ nha khoa sẽ mang lại hiệu quả.

Mặc dù vậy, các chính phủ, tổ chức nha khoa và các nhà sản xuất chỉ nha khoa vẫn luôn khuyên người dân sử dụng loại sản phẩm này trong hàng thập kỉ qua. Đơn cử như Hiệp hội Nha khoa Anh quốc đã khẳng định với những bệnh nhân trên trang web của mình rằng, dùng chỉ nha khoa sẽ có ích trong “cuộc chiến chống lại các căn bệnh như sâu răng và các bệnh về nướu”.

Đi tìm sự thật

Nhận định trên về chỉ nha khoa có thể thay đổi sau khi hãng thông tấn AP công bố cuộc điều tra của mình. Vào năm ngoái, những nhà báo của AP đã tiến hành chất vấn các cơ quan y tế và dịch vụ nhân sinh về những chứng cứ chứng minh tính hiệu quả của chỉ nha khoa. Kể từ đó, Chính phủ Mỹ đã lặng lẽ rút lại đề xuất dùng chỉ nha khoa và thú nhận rằng, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh được lợi ích của sản phẩm này.

su that ve chi nha khoa
Ảnh minh họa. (Nguồn: Korea Dental)

Trên trang web của mình, Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe Anh (NHS) tuyên bố rằng, chỉ nha khoa “giúp ngăn chặn những căn bệnh về nướu bằng cách lấy đi những mảnh thức ăn và mảng bám trong các kẽ răng” vì chúng có thể gây viêm nhiễm.

Tuy nhiên, một nha sĩ hàng đầu tại Anh lại khẳng định vẫn chưa có chứng cứ vững chắc chứng minh việc dùng chỉ nha khoa sẽ có hiệu quả trong việc lấy đi những mảng bám thức ăn và cao răng. Giáo sư Damien Walmsley (Đại học Birmingham, Anh) cũng lưu ý, chúng ta cần nhiều thời gian và chi phí để tiến hành những nghiên cứu đáng tin cậy nhằm chứng minh tính hiệu quả thực sự của chỉ nha khoa đối với sức khỏe răng miệng.

Bên cạnh đó, hãng tin AP còn xem xét những nghiên cứu chính xác và chặt chẽ nhất trong thập kỉ vừa qua. 25 nghiên cứu đăng tải trên những tạp chí hàng đầu đã cho thấy chỉ nha khoa “kém hiệu quả, không đáng tin cậy” và có chất lượng “rất thấp”.

Những bằng chứng yếu ớt

Một bài bình luận được xuất bản vào năm ngoái tại Anh tuyên bố rằng: “Hầu hết những nghiên cứu hiện có không chứng minh được việc dùng chỉ nha khoa có khả năng loại bỏ mảng bám một cách hiệu quả”.

Hiện đang quảng bá cho một vài nhãn hiệu chỉ nha khoa, Tập đoàn hóa mỹ phẩm Procter & Gamble của Mỹ tuyên bố rằng, những sản phẩm chỉ nha khoa của họ có khả năng chống lại mảng bám và các chứng bệnh viêm lợi. Họ đưa ra một bài nghiên cứu để làm tin, nhưng một bài bình luận nghiên cứu năm 2011 đã đánh giá thấp bài nghiên cứu trên.

Người Phát ngôn Marc Boston của hãng Johnson & Johnson nói rằng, chỉ nha khoa giúp loại bỏ các loại mảng bám gây hại. Tuy nhiên, khi hãng tin AP gửi cho Marc Boston một loạt những nghiên cứu phủ nhận nhận định trên thì Marc Boston từ chối bình luận về điều này.

Người phát ngôn của cơ quan Y tế Công cộng Anh quốc cho biết, họ sẽ “theo dõi những chứng cứ nền tảng và sẽ tiếp tục cân nhắc về những phát hiện này”.

Trong khi đó, Hiệp hội Nha khoa Anh quốc vẫn khẳng định “bàn chải là công cụ tốt nhất để làm sạch khoảng trống giữa các răng. Chỉ nha khoa gần như không có giá trị trừ khi khoảng trống kẽ răng quá nhỏ đến nỗi bàn chải kẽ răng không thể làm sạch được”.

Giới khoa học công nhận nha sĩ Levi Spear Parmly là người đã phát minh ra chỉ nha khoa vào đầu thế kỉ XIX. Trước khi người ta cấp bằng sáng chế đầu tiên cho chỉ nha khoa vào năm 1874, các nha sĩ đã giới thiệu rộng rãi về công dụng của loại công cụ này.
su that ve chi nha khoa Tập luyện nhiểu để giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, luyện tập đều đặn ít nhất 2 giờ/ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc 5 ...

su that ve chi nha khoa Xem tivi có liên quan tới đau vùng thắt lưng ở nữ giới

Mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra mối liên quan giữa xem tivi và đau vùng thắt lưng ở phụ nữ.

su that ve chi nha khoa Muốn sống lâu, hãy đọc sách!

Theo các nhà khoa học Mỹ, đọc sách ít nhất 30 phút/ngày có thể giúp con người sống lâu hơn.

Châu Khánh Tâm (theo The Guardian)