Sức mạnh hệ thống kiểm soát không lưu và phòng không radar Nhật Bản

Trường Phan
Trước những tranh chấp lãnh thổ và tình hình quốc tế căng thẳng, Nhật Bản nâng cấp triệt để hệ thống radar kiểm soát của lực lượng phòng không.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sức mạnh hệ thống kiểm soát không lưu và phòng không radar Nhật Bản
Hệ thống kiểm soát Radar J FPS-4 trên núi Takao, tỉnh Shimane, Nhật Bản. (Nguồn: Top War)

Các phương tiện liên lạc (đài radar trên mặt đất, máy bay AWACS, radar máy bay chiến đấu và tàu chiến) và phương tiện hủy diệt hỏa lực (hệ thống phòng không, tên lửa đất đối không và trên biển, máy bay chiến đấu đánh chặn) được liên kết thành một mạng thông tin duy nhất với JADGE ACS thông qua giao thức trao đổi dữ liệu chiến thuật (TDS).

Hệ thống kiểm soát phòng không hiện đại

Chính thức hoạt động năm 2009, hệ thống kiểm soát phòng không JADGE ACS có khả năng xử lý lượng thông tin lớn hơn gấp nhiều lần và phản ứng nhanh nhạy hơn với các mối đe dọa mới so với thế hệ tiền nhiệm của nó.

Ngoài các mục tiêu khí động học, hệ thống có khả năng nhận diện và xử lý các mục tiêu tên lửa đạn đạo và điều động hệ thống phòng thủ tên lửa khống chế chúng.

JADGE ACS tự động xử lý thông tin về hành trình của tất cả các máy bay hoạt động bên trong và xung quanh không phận Nhật Bản, phát hiện theo dõi các máy bay không rõ quốc tịch đang tiếp cận, đưa ra yêu cầu và sẵn sàng hướng các máy bay đánh chặn tấn công nếu xác định tiềm ẩn mối nguy hiểm.

Đối với mục tiêu đạn đạo, hệ thống sẽ tính toán quỹ đạo rơi, cũng như dự đoán vị trí rơi của chúng.

Trong trường hợp mối đe dọa tác động trực tiếp lên lãnh thổ Nhật Bản, JADGE kích hoạt hệ thống phòng không / phòng thủ tên lửa trên mặt đất hiện có như Patriot PAC-3, Type 03 (Chu-SAM), cũng như SM-3 SM-3 Block IB và SM-3 Block IIA chống trả.

Kiểm soát không phận bằng radar hiện đại

Hiện tại, tất cả không phận Nhật Bản và các khu vực lân cận đều lắp trạm radar giám sát có khả năng quét độ cao / độ sâu trung bình 400 km. Tổng cộng có 28 trạm radar thường trực bố trí rải rác trên khắp lãnh thổ quốc gia Đông Bắc Á.

Loại radar cố định phổ biến nhất triển khai ở Nhật Bản là J / FPS-2 / 2A. Đây là loại radar giám sát tầm xa được đưa vào hoạt động năm 1982 và được xem là hệ thống phòng không tiên tiến nhất của nước này trong Chiến tranh Lạnh.

Vào tháng 3/1992, tại Mũi Kyogamisaki, Kyoto, Nhật Bản triển khai trạm radar ba tọa độ đầu tiên AFAR J / FPS-3. Được biết, trạm radar này phát hiện các mục tiêu trên không bay ở độ cao hơn 450 km.

Trạm nằm cách mực nước biển 451 m, có thể nhìn thấy các mục tiêu tầm thấp ở khoảng cách 70 km. Sau khi thực hiện một số cải tiến về thiết kế, tập đoàn Mitsubishi Electric đã xây dựng thêm thêm 6 trạm vào năm 1999.

Ngoài ra, Nhật Bản sử dụng thêm radar J / FPS-4 được thiết kế để đánh lạc hướng tên lửa chống radar, sử dụng các công nghệ kỹ thuật, linh kiện do Toshiba sản xuất với chi phí rẻ hơn nhiều so với J / FPS-3.

Trạm đầu tiên, bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào năm 2002 nằm trên núi Takao, thuộc tỉnh Shimane. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, Nhật Bản mua thêm 5 radar tương tự tại các phân khu khác và xây thêm 3 trạm phiên bản cải tiến J / FPS-4A.

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) hạn chế các radar di động để chi phí vận hành và ít phụ thuộc vào thời tiết hơn. Tuy nhiên, do tọa độ của tất cả các trạm radar cố định dễ dàng bị xác định bằng vệ tinh, vậy nên rủi ro bị phá hủy bởi các cuộc không kích rất cao.

Vào đầu những năm 1980, Bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã phát triển một radar di động ba tọa độ J / TPS-102 đặt trên khung gầm Type73.

Radar J / TPS-102 hoạt động trong dải tần 1,5-2 GHz. Phạm vi phát hiện của tiêm kích bay ở tầm xa 370 km. Phạm vi phát hiện tối đa đối với các mục tiêu ở độ cao khoảng 500 km.

Hiện Nhật Bản sở hữu 7 radar J / TPS-102, trở thành lực lượng dự bị cơ động trong các tình huống khủng hoảng, đề phòng các trạm ra đa đứng yên bị hỏng.

Máy bay AWACS

Hiện tại, lực lượng JASDF tiếp tục vận hành tích cực máy bay E-2C Hawkeye AWACS, được mua từ những năm 1980. Tất cả các máy bay E-2C của Nhật Bản đều được tân trang và hiện đại hóa để kéo dài thời gian phục vụ.

Năm 2014, Bộ tư lệnh Lực lượng Phòng không mong muốn thay thế các máy bay E-2C Hawkeye AWACS đã cũ bằng máy bay E-2D Advanced Hawkeye AWACS. Chiếc E-2D đầu tiên được chuyển giao cho Nhật Bản vào tháng 3/2019.

Tổng cộng, Nhật Bản đã đặt mua 9 chiếc E-2D Advanced Hawkeyes trị giá 3,14 tỷ USD. Có thông tin cho rằng các máy bay AWACS này sẽ tương tác với các máy bay chiến đấu F-35A mới nhận được gần đây.

Cho đến nay, máy bay E-2D là cải tiến tiên tiến nhất trong dòng máy bay Hawkeye AWACS. Ngoài thiết bị liên lạc, dẫn đường và hiển thị và xử lý dữ liệu mới, cải tiến đáng chú ý nhất là việc lắp đặt radar AN / APY-9.

Đầu năm 1991, chính phủ Nhật Bản công bố ý định mua máy bay AWACS E-3 Sentry hạng nặng. Nhưng do vào thời điểm đó, việc sản xuất máy bay cơ sở Boeing 707 đã bị ngừng sản xuất, nên hãng này quyết định chỉ chế tạo bộ radar bay cho Nhật Bản trên cơ sở máy bay chở khách thế hệ mới Boeing 767-200ER.

Được chế tạo theo đơn đặt hàng của Tokyo, máy bay E-767 AWACS phù hợp hơn với thực tế hiện đại và có tiềm năng hiện đại hóa đáng kể. Đồng thời, E-767 AWACS bay nhanh hơn và hiện đại hơn với cabin lớn gấp đôi, có thể bố trí phi hành đoàn gồm 10 người và trang thiết bị.

So với E-3 Sentry, máy bay E-767 AWACS có nhiều không gian trống hơn, có khả năng cho phép cài đặt thêm phần cứng.

Hiện tại, 4 máy bay E-767 AWACS đang phục vụ phi đội tuần tra radar số 602 của Quân đoàn Kiểm soát Không lưu và Cảnh báo Radar, có trụ sở chính tại căn cứ không quân Hamamatsu.

Máy bay E-767 AWACS được sửa chữa và hiện đại hóa tại cơ sở Kawasaki Heavy Industries ở Gifu theo định kỳ khoảng 5-6 năm một lần. Trong đó, tập đoàn Toshiba chịu trách nhiệm cập nhật các thành phần điện tử.

Việc cải tiến hệ thống điện tử, bảo dưỡng khung máy bay và các hệ thống khác của máy bay E-767 AWACS trong tình trạng kỹ thuật tốt cho phép đạt được mức độ sẵn sàng chiến đấu cao và nâng cao tuổi thọ của sản phẩm thêm 15 năm.

TIN LIÊN QUAN
Đô đốc Mỹ thăm Nhật Bản để bàn việc kiềm chế Trung Quốc
Nhật Bản xả nước nhiễm xạ ra biển: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nhật Bản, gấp rút đối phó, Trung Quốc phản ứng
Bí mật về một số radar đối kháng của quân đội Mỹ
Loại radar Nga được coi là khắc tinh với máy bay F-35 tàng hình của Mỹ
Ducati sản xuất mô tô trang bị radar đầu tiên trên thế giới
(theo Top War)

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động