Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo

ĐÌNH HỢP
Trong các giai đoạn cách mạng, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tuyệt đại bộ phận tín đồ tôn giáo đều chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo, kính chúa yêu nước, đoàn kết lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, văn minh.

Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo
Công an thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn thăm hỏi, trao đổi với bà con giáo dân về tình hình an ninh, trật tự. (Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ)

Đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển

Từ năm 2014 đến nay, thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào tôn giáo”, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban Chỉ đạo 138 từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Trong đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; dành ngân sách hàng trăm tỉ đồng để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công trình thuỷ lợi, giao thông và các công trình phúc lợi khác tại vùng đồng bào các tôn giáo.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia “xây dựng nông thôn mới”, tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên các nguồn lực, tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào các tôn giáo. Đời sống vật chất, tinh thần của các tín đồ ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Đồng bào các tôn giáo đoàn kết, phấn khởi tham gia các phong trào "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa", "Khuyến học khuyến tài", "Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Sống tốt đời đẹp đạo" với 10 nội dung gồm “Bảy tốt đời", “Ba đẹp đạo", “Xứ đạo đạo bình yên, gia đình văn hóa", “Chùa cảnh tinh tiến"...

Từ năm 2022 đến nay, thông qua các hoạt động trong Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, toàn tỉnh đã tổ chức gần 1.200 hội nghị tuyên truyền pháp luật kết hợp với vận động đồng bào các tôn giáo, nhất là những người có chức sắc và uy tín trong tôn giáo. Hằng năm, có trên 80% hộ gia đình các tôn giáo được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu. Đồng bào các tôn giáo tích cực thực hành phương châm sống nhân ái, hòa hợp giữa đạo và đời, tránh xa cái ác, hướng tới cái thiện, xây dựng cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đến nay, 100% thôn, bản, khu phố tại địa bàn vùng các tôn giáo đều có tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 1.715 đảng viên là người theo đạo.

Số lượng đồng bào các tôn giáo tham gia bộ máy chính quyền các cấp ngày càng tăng; vai trò, hiệu quả hoạt động ngày càng được phát huy. Nhiều chức sắc, nhà tu hành, chức việc tôn giáo được Nhân dân tín nhiệm bầu tham gia HĐND các cấp; nhiều tín đồ tôn giáo tiêu biểu được lựa chọn đảm nhận các chức vụ chủ chốt chuyên trách, bán chuyên trách trong hệ thống chính trị và lực lượng nòng cốt làm công tác ANTT tại cơ sở.

Hằng năm, chính quyền các cấp thường xuyên duy trì, gặp gỡ, giao lưu, đối thoại trực tiếp với các chức sắc, chức việc, người có uy tín trên tinh thần cởi mở, cầu thị và thẳng thắn, tạo sự tin tưởng, gắn bó, tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa chính quyền với giáo hội, cùng nhau giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh có liên quan đến hoạt động tôn giáo.

Với trách nhiệm vừa là người “dẫn dắt” giáo dân tham gia các sinh hoạt tôn giáo vừa là người công dân tốt của đất nước, nhiều chức sắc, chức việc, người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo, tự giác tham gia các phong trào thi đua yêu nước, bảo đảm ANTT vùng đồng bào tôn giáo.

Hiện, tỉnh Thanh Hoá có 4 tôn giáo chính được Nhà nước công nhận đang hoạt động, gồm: đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài, với tổng số tín đồ khoảng 330 nghìn người (chiếm khoảng 8,6% dân số toàn tỉnh).

Nhân rộng nhiều mô hình tự quản về an ninh, trật tự

Từ năm 2014 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 138 tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương đẩy mạnh công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng đơn vị, địa phương, nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động, ý thức tự giác của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đồng bào các tôn giáo tích cực thamgia phong trào bảo vệ ANTQ, thực hiện tốt tiêu chí “Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hoà giải” về ANTT ngay từ cơ sở.

Qua thống kê, trong tổng số 749 mô hình tự phòng, tự quản về ANTT trên địa bàn tỉnh, có 87 mô hình trong vùng đồng bào các tôn giáo được xây dựng, nhân rộng và phát huy hiệu quả, như: mô hình “Giáo họ bình yên, gia đình hạnh phúc”; “Họ đạo Phú Hành bình yên, gia đình văn hoá”, “Họ đạo bình yên, kính chúa yêu nước” ở thành phố Thanh Hóa; "Xứ đạo bình yên - gia đình văn hóa” ở các huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương, Nông Cống, Thiệu Hóa; “Xứ đạo bình yên” ở thành phố Sầm Sơn; “Gia đình công giáo gương mẫu" ở huyện Thạch Thành; các mô hình "Tâm sáng, hướng thiện", “Chùa tinh tiến”, “Ba an toàn” về ANTT, “Sống tốt đời đẹp đạo” ở hầu khắp các cơ sở thờ tự của Phật giáo...

Sức mạnh toàn dân trong bảo vệ an ninh tổ quốc vùng đồng bào tôn giáo
Công an thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tích cực vận động truyên truyền các cơ sở tôn giáo trên địa bàn treo cờ Tổ quốc trong dịp lễ, Tết. (Nguồn: Báo Công Thương)

Trong 10 năm qua, đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã cung cấp cho lực lượng công an trên 4 nghìn nguồn tin, trong đó có gần 1.500 nguồn tin có giá trị về ANTT, giúp lực lượng chức năng đấu tranh, xử lý hàng nghìn vụ, việc liên quan đến ANTT; tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ hàng trăm người lầm lỗi; hòa giải gần 85% số vụ, việc phức tạp nảy sinh ngay tại cơ sở; vận động 100% các cơ sở tôn giáo, nhà riêng tín đồ treo cờ Tổ quốc vào những dịp lễ trọng.

Cùng với các hoạt động tôn giáo, trong 10 năm qua, các tổ chức tôn giáo và quần chúng tín đồ trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chung tay xây dựng nông thôn mới. Tính từ năm 2017 đến nay, đồng bào các tôn giáo đã tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền trên 54 tỷ đồng, hiến gần 300 ha đất, 209 nghìn ngày công, sửa chữa và làm mới nhiều nhà văn hóa thôn, hơn 2.000 km đường giao thông nông thôn và hàng trăm km đèn điện chiếu sáng....

Các hoạt động từ thiện xã hội, quyên góp ủng hộ "Quỹ Vì người nghèo", "Đền ơn đáp nghĩa", "Quỹ chất độc gia cam" và ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn về nhà ở. Trong đó, Phật giáo từ năm 2017 đến nay đã vận động ủng hộ các hoạt động từ thiện xã hội gần 200 tỷ đồng; đạo Công giáo trung bình hàng năm vận động ủng hộ trên 10 tỷ đồng.

Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo chưa có nhà ở, đang ở nhà tạm bợ, dột nát và ổn định đồng bào sinh sống trên sông”, tỉnh Thanh Hóa đã cấp đất ở và vận động các tổ chức chính trị xã hội, Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là Ủy ban Ca-ri-tas Giáo phận Công giáo Thanh Hóa đã hỗ trợ cho xây nhà Đại đoàn kết cho 182 hộ gia đình đồng bào công giáo sinh sống trên sông nói chung và đồng bào giáo dân lên bờ ổn định cuộc sống.

Đây là chủ trương đúng đắn và rất kịp thời của tỉnh Thanh Hóa, đang từng bước lan tỏa sâu rộng và thấm nhuần trong nếp nghĩ, hành động của người dân Thanh Hóa.

Những kết quả và kinh nghiệm rút ra sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09 là tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào tôn giáo.

87 mô hình trong vùng đồng bào các tôn giáo được xây dựng, nhân rộng và phát huy hiệu quả, như: mô hình “Giáo họ bình yên, gia đình hạnh phúc”; “Họ đạo Phú Hành bình yên, gia đình văn hoá”, “Họ đạo bình yên, kính chúa yêu nước” ở thành phố Thanh Hóa; "Xứ đạo bình yên - gia đình văn hóa” ở các huyện Nga Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương, Nông Cống, Thiệu Hóa; “Xứ đạo bình yên” ở thành phố Sầm Sơn; “Gia đình công giáo gương mẫu" ở huyện Thạch Thành; các mô hình "Tâm sáng, hướng thiện", “Chùa tinh tiến”, “Ba an toàn” về ANTT, “Sống tốt đời đẹp đạo” ở hầu khắp các cơ sở thờ tự của Phật giáo.
Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 27/11, Bộ Công an và UN Women khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật nhân tháng hành động về bình đẳng ...

Bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong kỷ nguyên mới

Bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong kỷ nguyên mới

Ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã trở thành tài sản chung khi chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn ...

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Việc triển khai thực hiện Thông điệp của Đức Giáo hoàng và Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham ...

Cần Thơ tìm giải pháp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác nhân quyền

Cần Thơ tìm giải pháp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác nhân quyền

Ngày 28/8, Ban chỉ đạo (BCĐ) về nhân quyền thành phố Cần Thơ phối hợp Văn phòng thường trực về nhân quyền Chính phủ tổ ...

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tọa đàm xây dựng chiến lược bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Tọa đàm xây dựng chiến lược bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Sự kiện đã mở ra những hướng đi mới, những sáng kiến hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ ...
Ai Cập mong muốn phát triển 'không giới hạn' quan hệ với Việt Nam

Ai Cập mong muốn phát triển 'không giới hạn' quan hệ với Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao, Di trú và Kiều dân Ai Cập và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 10 Tham vấn chính ...
Giá tiêu hôm nay 30/11/2024: Dự báo lượng xuất khẩu sẽ cực kỳ ấn tượng, thị trường có thể chứng kiến biến động đáng kể

Giá tiêu hôm nay 30/11/2024: Dự báo lượng xuất khẩu sẽ cực kỳ ấn tượng, thị trường có thể chứng kiến biến động đáng kể

Giá tiêu hôm nay 30/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.500 – 143.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng ngắt chuỗi tăng 9 tháng, khả năng đi lên bền vững 'gặp rủi ro'?

Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng ngắt chuỗi tăng 9 tháng, khả năng đi lên bền vững 'gặp rủi ro'?

Giá vàng hôm nay 30/11/2024: Giá vàng ngắt chuỗi tăng 9 tháng, khả năng đi lên bền vững 'gặp rủi ro'?
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu chúc mừng 49 năm Quốc khánh Lào

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu chúc mừng 49 năm Quốc khánh Lào

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng thăm và chúc mừng Tổng Lãnh sự Lào Vanhpheng Saisomphou nhân dịp Quốc khánh Lào.
Báo Thế giới và Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Báo Thái Nguyên

Báo Thế giới và Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Báo Thái Nguyên

Ngày 29/11, Báo Thế giới và Việt Nam đã có buổi làm việc và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Báo Thái Nguyên.
Tọa đàm xây dựng chiến lược bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Tọa đàm xây dựng chiến lược bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Sự kiện đã mở ra những hướng đi mới, những sáng kiến hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự nghiệp bình đẳng giới và nâng cao quyền năng cho phụ nữ.
Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Làm rõ hơn các vấn đề liên quan và thực tiễn thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn'
Thúc đẩy đa dạng - công bằng - hòa nhập trong môi trường trường học

Thúc đẩy đa dạng - công bằng - hòa nhập trong môi trường trường học

Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew trao đổi với học sinh dân tộc thiểu số các sáng kiến xây dựng môi trường học tập đa dạng – công bằng – hòa nhập
Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Triển lãm ảnh nhấn mạnh vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực trên cơ sở giới

Khai mạc Triển lãm ảnh và tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới tại Bảo tàng Công an nhân dân, ngày 27/11.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động