Dự án Hành động Suối ngọt Lan Thương - Mekong là một phần không thể thiếu trong hợp tác tài nguyên nước trong cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mekong. |
Trước đây, ngôi làng này phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, tiêu chảy, nôn mửa và các bệnh khác do nước uống không vệ sinh thỉnh thoảng cũng xảy ra. Một cuộc khảo sát vào thời điểm đó cho thấy hơn 92% người dân bản địa tin rằng việc triển khai dự án này là rất cần thiết. Trưởng làng Hatkeep cũng cho biết, ông cảm nhận được vai trò quan trọng của Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong và sự ấm áp từ phía Trung Quốc trong quá trình triển khai dự án.
Dự án thí điểm nguồn nước tại làng Hatkeep chỉ là một ví dụ trong Hành động Suối ngọt Lan Thương - Mekong, một phần không thể thiếu trong hợp tác tài nguyên nước trong cơ chế Hợp tác Lan Thương - Mekong.
Ông Chu Trí Vĩ, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Tài nguyên nước Lan Thương - Mekong cho biết, là một trong những lĩnh vực ưu tiên của hợp tác Lan Thương - Mekong, hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong đã đạt được những kết quả nổi bật.
Đầu tiên, khuôn khổ đang dần được hoàn thiện. Hiện nay, tổng cộng 1 cuộc họp cấp bộ trưởng, 3 lần diễn đàn hợp tác tài nguyên nước, 4 cuộc họp nhóm công tác chung về hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong và 16 cuộc họp đặc biệt đã được tổ chức, dẫn dắt sự tiến bộ có trật tự của hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong.
Thứ hai, hợp tác thực chất đã đạt nhiều kết quả. Với nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc, hơn 50 dự án dân sinh mang tính trình diễn đã được thực hiện ở 5 quốc gia tại khu vực sông Mekong trên các lĩnh vực như an toàn cấp nước nông thôn, quản lý tổng hợp các lưu vực sông nhỏ sạch, giám sát an toàn đập, giám sát thủy văn..., mang lại lợi ích cho nhiều người dân bản địa.
Chẳng hạn, giai đoạn đầu của Hành động Suối ngọt đã được thực hiện tại Lào, Campuchia và Myanmar từ năm 2020 đến năm 2022, nhằm giải quyết các vấn đề như khó khăn trong việc lấy nguồn nước, thu gom và lọc nước mưa, nguồn nước chưa được khử trùng...
Theo Báo cáo đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động 5 năm hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong (2018-2022), tính đến năm 2022, Hành động Suối ngọt giai đoạn I đã xây dựng 8-9 điểm dự án trình diễn cấp nước tập trung và 54 điểm dự án trình diễn cấp nước phi tập trung, mang lại lợi ích cho hơn 10.000 người.
Để phối hợp và thúc đẩy tốt hơn hợp tác tài nguyên nước trong khu vực, 6 nước đã cùng nhau xây dựng "Kế hoạch hành động 5 năm hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong (2023-2027)" vào cuối năm 2023 nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước bền vững.
Ông Chu Trí Vĩ cho biết, Kế hoạch hành động mới này sẽ hướng dẫn các nước Lan Thương - Mekong cùng nhau ứng phó với thách thức về tài nguyên nước ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của nó tạo ra.
Hợp tác tài nguyên nước Lan Thương - Mekong sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác trên cấp lưu vực sông, tập hợp sức mạnh của tất cả các bên, cùng hành động và trù tính giải quyết tốt các vấn đề về thảm họa nước, tài nguyên nước, môi trường nước và sinh thái nước; sẽ thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các bên trong các lĩnh vực như phát triển và sử dụng tài nguyên nước, an toàn nước uống..., nhằm đảm bảo mạnh mẽ về an ninh nước cho việc cải thiện dân sinh và phúc lợi của người dân ở lưu vực sông Lan Thương - Mekong.
(theo Ban Thư ký Trung Quốc Hợp tác Lan Thương - Mekong)