Cuộc họp của các ngoại trưởng AL tại Cairo ngày 7/5 về việc quyết định đưa Syria trở lại liên đoàn. (Nguồn: AFP) |
Tại cuộc họp, AL nhất trí thành lập một ủy ban liên lạc cấp bộ trưởng, bao gồm đại diện của Ai Cập, Saudi Arabia, Jordan, Iraq, Lebanon và Tổng thư ký AL Ahmed Abul-Gheit nhằm tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng Syria.
Theo ông Abul-Gheit, khối Arab cũng thống nhất về cách tiếp cận nhằm giải quyết dần dần cuộc khủng hoảng Syria, lưu ý thêm, ủy ban mới thành lập sẽ theo dõi các bước được thực hiện theo hướng này và liên lạc với chính quyền ở Damascus cũng như các bên liên quan cùng cộng đồng quốc tế.
Tổng thư ký AL cũng cho hay, việc khôi phục tư cách thành viên Syria đồng nghĩa với việc các quốc gia Arab sẽ liên lạc với Damascus lần đầu tiên sau nhiều năm để thảo luận về vấn đề cấp bách của Syria.
Ông ca ngợi quyết định này là “thực tế” vì AL hiểu rằng, việc giải quyết vấn đề Syria “không thể đạt được trong một sớm một chiều” và “cần có thời gian”.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng tuyên bố, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL trong tháng này “nếu ông ấy mong muốn, bởi vì bắt đầu từ đêm nay, Damascus là thành viên đầy đủ của AL và từ sáng mai, họ có quyền ngồi vào bất kỳ chiếc ghế nào".
Tổng thư ký Abul-Gheit nói thêm, quyết định này không đồng nghĩa với việc khôi phục quan hệ bình thường giữa Syria và các quốc gia Arab, vì việc thiết lập quan hệ vẫn là quyết định có chủ quyền của từng quốc gia.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nhấn mạnh, tất cả các bên liên quan tình hình ở Syria phải thực hiện nghĩa vụ của mình để người dân quốc gia này có thể thực hiện nguyện vọng về một đất nước thống nhất, độc lập và ổn định.
Theo ông, không có giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng Syria mà nó chỉ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị, không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào công việc của một đất nước có chủ quyền.
Nhận định về quyết định của AL, cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Lebanon Nabih Berri cho biết, đây là một bước đi đúng hướng hướng tới "sự trở lại với chính nghĩa của người Arab dù đã bị trì hoãn trong nhiều năm".
Ông nói thêm: "Sự trở lại của Syria với Arab và Arab chào đón Syria tạo ra tia hy vọng mới về sự hồi sinh của hành động chung trong cộng đồng Arab."
AL đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria sau khi xung đột nổ ra tại quốc gia Trung Đông này năm 2011. Thời gian gần đây, một số nước Arab, trong đó có Saudi Arabia và Ai Cập, đã có các động thái nối lại quan hệ với Syria thông qua các chuyến thăm và cuộc gặp cấp cao.
Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Qatar, vẫn phản đối bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Syria nếu không có một giải pháp chính trị cho xung đột tại quốc gia này.
| Tình hình Ukraine: Czech khuyên Kiev đừng vội phản công, Thổ Nhĩ Kỳ nói không trước đề nghị của Mỹ về viện trợ vũ khí Nga Ngày 7/5, Tổng thống Czech Petr Pavel nói rằng, Ukraine không cần vội phản công bởi nếu thất bại, Kiev sẽ không còn cơ hội ... |
| Thổ Nhĩ Kỳ: Chiến dịch quân sự ở Syria và Iraq chưa kết thúc Ngày 5/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố chiến dịch quân sự của Ankara ở biên giới với Syria và Iraq ... |
| Iran-Syria ra tuyên bố chung về tăng cường hợp tác, mở ra chương mới trong quan hệ kinh tế Ngày 5/5, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã kết thúc chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Syria. Theo tuyên bố chung được đưa ra ... |
| Ngoại trưởng AL 'gật đầu' đưa Syria trở lại khối Các ngoại trưởng của Liên đoàn Arab (AL) thông qua quyết định khôi phục tư cách thành viên của Syria trong AL tại cuộc họp ... |
| Điểm tin thế giới sáng 8/5: Syria trở lại Liên đoàn Arab, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đề nghị của Mỹ, Slovakia sắp có Thủ tướng mới? Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5. |