TIN LIÊN QUAN | |
Uber phát hành thẻ tín dụng dành riêng cho khách gọi xe | |
Thống nhất thuế suất đối với Uber và Grab |
Đây là nghiên cứu độc lập của tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) do Uber ủy thác thực hiện. Tại Việt Nam, nghiên cứu này được thực hiện ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Kết quả này đã chỉ ra vấn nạn ùn tắc và khan hiếm chỗ đậu đang ngày càng nghiêm trọng.
Bài toán về phương tiện cá nhân
Thực tế, hạ tầng TP. Hồ Chí Minh đang bị quá tải với số lượng phương tiện lưu thông lên đến gần 8.2 triệu. Trung bình mỗi ngày, người tham gia giao thông tiêu tốn đến 51 phút vì ùn tắc, đồng nghĩa với hàng nghìn tỉ ngân sách công bị tổn thất mỗi năm.
Theo kết quả nghiên cứu này, để đáp ứng nhu cầu đậu xe tại TP. Hồ Chí Minh, cần một diện tích đậu xe tương đương hai lần sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi cơ sở hạ tầng hiện tại của thành phố chưa thể đáp ứng yêu cầu này.
Vì vậy, nếu chia sẻ phương tiện trở thành hình thức đi lại phổ biến chỉ sau xe cá nhân thì lượng ô tô lưu thông trên đường sẽ giảm đến 27%. TP. Hồ Chí Minh chỉ cần 70% số lượng ô tô cá nhân hiện tại để phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân. Đồng thời, thành phố cũng có thể tiết kiệm được diện tích đậu xe tương đương với 17 lần Thảo Cầm Viên, để có thêm không gian cho công viên, bệnh viện, trường học.
Cảnh tắc đường thường thấy ở Việt Nam. (Nguồn: Lao Động) |
Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, tổng lượng khí thải CO2 từ phương tiện giao thông tại TP. Hồ Chí Minh hàng năm có thể lấp đầy 8.000 tòa nhà Bitexco. Do đó lượng xe giảm đi sẽ giúp hạn chế khí thải, người dân thành phố sẽ được hít thở trong bầu không khí thoáng đãng và trong lành hơn.
Ngoài TP. Hồ Chí Minh, Uber còn tổ chức nghiên cứu ở 8 thành phố lớn khác tại châu Á, bao gồm Hà Nội, Singapore (Singapore), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Surabaya (Indonesia), Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Manila (Philippines). Báo cáo cho thấy, trung bình cư dân tại các thành phố tốn 26 phút mỗi ngày chỉ để tìm bãi đậu xe. Vấn nạn này khiến nền kinh tế châu Á chịu thiệt hại ước tính lên đến 2 - 5% tổng sản phẩm quốc nội của mỗi nền kinh tế do tổn thất về thời gian và chi phí giao thông.
Khởi nguồn tiềm lực thành phố
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Khơi nguồn tiềm lực thành phố” - chiến dịch mới nhất của Uber nhằm giúp mọi người nhìn nhận được tiềm năng và vai trò của bản thân trong việc giải quyết vấn đề giao thông đô thị. Cùng với các giải pháp về cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng, công nghệ chia sẻ xe là "chiếc chìa khóa" để mỗi người dân có thể khơi nguồn tiềm lực thành phố, giải phóng những con đường nơi mình sinh sống bằng chính đôi tay của mình.
Theo ước tính của các chuyên gia, nếu như công nghệ chia sẻ phương tiện thay thế được phương tiện cá nhân, 9 thành phố nằm trong diện nghiên cứu có thể loại bỏ khoảng 40 - 70% lượng xe cá nhân trong lưu thông. Điều này sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ùn tắc tại 9 thành phố, thậm chí giải quyết hoàn toàn vấn đề tại một số khu vực.
Ông Brooks Entwistle chia sẻ tại buổi công bố nghiên cứu. (Ảnh: H.T) |
Ông Brooks Entwistle - Tổng Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Với đà gia tăng phương tiện cá nhân như hiện nay, chỉ vài năm nữa, giao thông tại các thành phố ở châu Á sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Giải pháp chia sẻ xe có thể góp phần giải quyết tắc nghẽn giao thông. Mọi người dân đều có thể khơi nguồn tiềm lực thành phố của mình, với điều kiện là tất cả chúng ta đồng lòng”.
Nhiều nghịch lý trong phát triển xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội Gần đây, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến tính cấp thiết và hiệu quả của tuyến xe buýt nhanh BRT ... |
Cải thiện cơ chế hút vốn để phát triển giao thông Phát triển hệ thống giao thông đô thị là bài toán khó trên mọi phương diện. Tuy nhiên, cái khó đầu tiên vẫn là tiền ... |
Lãnh đạo gốc Việt của Uber sẽ chia sẻ với cộng đồng khởi nghiệp Tổng Giám đốc Công nghệ của Uber, ông Thuận Phạm, sẽ có mặt ở Hà Nội vào ngày 25/7 để trò chuyện và tư vấn ... |