Tác động của Covid-19 đến quyền học tập của trẻ em

NGUYỄN HỮU VIỆT ĐỨC
Học viện An ninh nhân dân
Đại dịch Covid-19 đang tác động rất lớn tới trẻ em trên nhiều mặt, trong đó có quyền học tập và hưởng các phúc lợi xã hội tại trường học - một trong những quyền cơ bản nhất được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thực tế đó đòi hỏi nỗ lực của từng quốc gia cũng như hợp tác toàn cầu để bảo vệ quyền được đến trường và bảo đảm các điều kiện học tập, phát triển cho trẻ em trong và sau Covid-19.

Khi trường học đóng cửa do Covid-19, học trực tuyến thông qua Internet là giải pháp hàng đầu được các nền giáo dục thực hiện. (Nguồn: TTXVN)
Khi trường học đóng cửa do Covid-19, học trực tuyến thông qua Internet là giải pháp hàng đầu được các nền giáo dục thực hiện. (Nguồn: TTXVN)

Không được đến trường và bất bình đẳng khi học trực tuyến

Mỗi khi các đợt dịch bùng phát, trường học luôn là một trong những nơi bị phong tỏa, đóng cửa đầu tiên. Thực tế này khiến trẻ em mất đi môi trường lành mạnh để phát triển kiến thức, thể chất và tinh thần.

Việc đóng cửa trường học còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến nhóm trẻ em trước đại dịch vốn đã gặp phải rào cản trong việc tiếp cận giáo dục hoặc những trẻ có nguy cơ không thể đến trường vì nhiều lý do như trẻ em khuyết tật, học sinh ở vùng sâu vùng xa, người xin tị nạn, người đang tị nạn và trẻ em trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm.

Trên thực tế, khi trường học đóng cửa, học trực tuyến thông qua Internet là giải pháp hàng đầu được các nền giáo dục thực hiện. Tuy nhiên, khủng hoảng đã cho thấy sự chênh lệch lớn về khả năng chuẩn bị các tình huống khẩn cấp để duy trì quyền được học tập liên tục, điều kiện truy cập Internet cho học sinh và nguồn cung về tài liệu, trang thiết bị học tập giữa các quốc gia, khu vực.

Trong báo cáo có nhan đề “Học tập từ xa và khả năng tiếp cận” được công bố hồi tháng 9/2020, UNICEF nhận định ít nhất 1/3 trẻ em trên thế giới (khoảng 463.000.000), đã không thể học từ xa khi các trường học bị đóng cửa vì Covid-19. Thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu tại hơn 100 quốc gia, báo cáo này chỉ ra những hạn chế của việc học từ xa (thông qua phát thanh truyền hình và Internet), cho thấy sự bất bình đẳng sâu sắc trong việc tiếp cận giáo dục.

Mặc dù đã tập trung nhiều vào các nền tảng trực tuyến nhưng nhiều trường công lập không trang bị máy tính hoặc không có công nghệ và thiết bị để thực hiện việc giảng dạy. Gần một nửa học sinh trên thế giới không thể truy cập Internet. Theo báo cáo của các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ tháng 9/2020, 1/5 trẻ em tại nền kinh tế lớn nhất thế giới trong độ tuổi đi học không có quyền truy cập vào máy tính hoặc Internet tốc độ cao ở nhà.

Tại Trung Quốc, nhiều học sinh phải đi bộ hàng giờ để tìm kiếm tín hiệu di động trên đỉnh núi mới có thể truy cập online. Trẻ em sống ở những nơi bị ngắt kết nối nhất trên thế giới sẽ phải đối mặt với việc sử dụng Internet với tốc độ chậm hơn rất nhiều. Học sinh tại các quốc gia chỉ kết nối Internet ở một số khu vực (như Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar…), thậm chí không có hy vọng học trực tuyến.

Cũng theo khảo sát của nhiều tổ chức, học trực tuyến cũng dẫn đến nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư dữ liệu với trẻ em. Dữ liệu giáo dục của trẻ em ít được bảo vệ hơn nhiều so với dữ liệu sức khỏe. Nhiều quốc gia có các qui định chi phối việc sử dụng thích hợp và tiết lộ thông tin về sức khỏe, nhận dạng cá nhân, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, mặc dù dữ liệu trường học của trẻ em (tên, địa chỉ nhà riêng, hành vi và các chi tiết mang tính cá nhân khác) có thể gây hại cho trẻ em và gia đình khi bị lạm dụng nhưng đến nay hầu hết các quốc gia không có luật bảo mật dữ liệu bảo vệ trẻ em.

Với việc các trường học trên toàn thế giới bị đóng cửa, hàng triệu trẻ em đã phải thích nghi với các hình thức học tập mới. (Nguồn: businessday)
Với việc các trường học trên toàn thế giới bị đóng cửa, hàng triệu trẻ em đã phải thích nghi với các hình thức học tập mới. (Nguồn: Businessday)

Gia tăng nguy cơ bị lạm dụng tại nhà

Không chỉ là nơi tiếp thu kiến thức, đối với không ít quốc gia đang hoặc kém phát triển, trường học còn là nơi cung cấp bữa ăn và dịch vụ y tế thiết yếu cho trẻ em. Theo UNICEF, gần một nửa số học sinh trên thế giới (tương đương khoảng 310 triệu) cần đến trường để có bữa ăn hàng ngày, bao gồm 100 triệu ở Ấn Độ, 48 triệu ở Brazil và 9 triệu ở Nigeria và Nam Phi.

Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore nhấn mạnh: “ngoài việc học tập, các trường học cung cấp cho trẻ em các dịch vụ sức khỏe quan trọng, tiêm chủng và dinh dưỡng, cũng như một môi trường an toàn và được hỗ trợ. Tuy nhiên những dịch vụ này lại “bị tạm dừng khi các trường học đóng cửa”.

Đó là lý do vì sao theo các cơ quan của LHQ, việc đóng cửa trường học trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả tàn khốc cho trẻ em.

Bởi bên cạnh việc không được học tập hay hưởng phúc lợi như trong tuyên bố của bà Henrietta Fore: Trẻ em “trở nên dễ bị bạo hành hơn về thể chất và tình cảm. Sức khỏe tinh thần của chúng bị ảnh hưởng. Các em dễ bị lạm dụng tình dục và lao động trẻ em hơn và ít có cơ hội thoát khỏi vòng nghèo đói”. Bà nhấn mạnh rằng đối với những người thiệt thòi nhất, việc không đi học “dù chỉ trong vài tuần” có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực kéo dài suốt đời.

Còn Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet lưu tâm đến việc do không được đến trường nên “trẻ em ngày càng bị bạo hành về thể chất và tâm lý, bị đẩy vào công việc, hôn nhân, bóc lột và buôn bán. Và đối với nhiều trẻ em gái và thiếu nữ trẻ, mối đe dọa lớn nhất lại chính là nơi các em cần được an toàn nhất: trong nhà riêng của chính các em”.

LHQ cũng chỉ ra rằng trẻ em nghỉ học càng lâu thì khả năng quay trở lại càng giảm và ít nhất 24 triệu trẻ em sẽ phải bỏ học vì đại dịch Covid-19. Năm 2020, số trẻ em sống trong cảnh nghèo đói tăng thêm 142 triệu. Nhiều học sinh có thể không bao giờ quay lại trường học, những em khác dành nhiều thời gian trước màn hình và tiếp xúc nhiều hơn với nội dung không phù hợp và những kẻ săn mồi trực tuyến.

Trong số những ưu tiên trong các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, nhất thiết phải dành ưu tiên cho việc đảm bảo quyền được học tập và thụ hưởng các phúc lợi xã hội không bị gián đoạn của trẻ em.

Bảo vệ quyền học tập của trẻ em

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp với sự tấn công của nhiều biến chủng mới vào các quốc gia. Các nước đang chạy đua với thời gian để bảo đảm tiêm chủng vaccine nhanh, hiệu quả và sớm tạo được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, trong khi nhiệm vụ phổ biến vaccince vẫn còn cần thời gian thì trẻ em không thể chờ đợi quá lâu để được khôi phục quyền học tập cơ bản và các phúc lợi khác tại trường học.

Trên thực tế, các tổ chức quốc tế và chuyên gia giáo dục đã đề cập đến nhiều giải pháp tổng thể ở quy mô toàn cầu cũng như khuyến nghị cho từng quốc gia để bảo đảm quyền được đến trường và tiếp cận các phúc lợi tại trường học của trẻ em.

Trong phát biểu ngày 16/4/2020, Tổng Thư ký LHQ đã kêu gọi bảo vệ trẻ em và bảo vệ phúc lợi của trẻ em; thúc giục lãnh đạo các quốc gia ưu tiên giáo dục, lương thực, sức khoẻ và an toàn cho trẻ em với thông điệp “cùng bảo vệ trẻ em và phúc lợi của trẻ em”.

Thứ nhất, các chính phủ cần ưu tiên sử dụng công nghệ hiện có, bao gồm phát thanh - truyền hình, điện thoại, máy tính, ứng dụng nhắn tin hoặc các phương tiện khác để bảo đảm phổ cập giáo dục trong và sau đại dịch. Mỗi nước phải có lộ trình tài trợ và vận động tài trợ cho các trường học vùng sâu vùng xa, thiếu nguồn lực để giáo viên có thể liên lạc với học sinh, in và phân phát tài liệu học tập.

Trong số các hình thức giáo dục từ xa, cần huy động nguồn lực để cung cấp dịch vụ Internet nhanh nhất nhằm bảo đảm quyền được học tập liên tục, nhất là đối với các nhóm dân số nghèo và bị thiệt thòi, bao gồm tìm cách cung cấp quyền truy cập miễn phí và giảm giá vào các dịch vụ và máy tính.

Để tạo ra động lực cho cán bộ giáo dục, chính phủ cũng cần làm việc với giáo viên, cán bộ, các hiệp hội giáo viên để đưa ra kế hoạch khôi phục số giờ giảng dạy bị mất, điều chỉnh lịch học và lịch thi và đảm bảo bồi thường công bằng cho giáo viên và nhân viên nhà trường đang làm việc thêm giờ.

Cần chuẩn bị cho việc đưa trẻ em trở lại trường học sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc, bao gồm cả việc theo dõi từng trẻ em không đến lớp; đảm bảo giáo dục tiểu học và trung học miễn phí; cung cấp chứng từ hoặc hỗ trợ tài chính để bù đắp các chi phí liên quan đến trường học cho trẻ em có gia đình gặp khó khăn về kinh tế và không thể trở lại trường học.

Thứ hai, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về Covid-19 nên bao gồm thông tin liên lạc nhằm hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình có thể tìm kiếm sự giúp đỡ. Các chính phủ cần bảo đảm rằng các dịch vụ chống bạo lực gia đình không bị gián đoạn bởi Covid-19 và luôn sẵn sàng hỗ trợ có cho tất cả mọi người kể cả trẻ em và người lớn đang bị cách ly hoặc bị nhiễm bệnh.

Các chính phủ nên mở rộng các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em, bao gồm cách phòng ngừa, cách xác định các dấu hiệu cảnh báo về bạo lực tiềm ẩn tại gia đình, cách tiếp cận các dịch vụ. Đồng thời phải chú trọng các biện pháp chuyên sâu để bảo vệ trẻ em gái vị thành niên trước nguy cơ tảo hôn và trẻ em có nguy cơ lao động sớm.

Thứ ba, nhiều chuyên gia khuyến cáo các chính phủ nên nhắm mục tiêu hỗ trợ kinh tế, bao gồm cả chuyển tiền mặt để giúp các gia đình nghèo, khuyết tật, các gia đình dễ bị tổn thương nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ mà không cần sử dụng đến lao động trẻ em hoặc lựa chọn tảo hôn. Các chính phủ cần khẩn trương mở rộng các chương trình phân phối thực phẩm cho các gia đình dễ bị tổn thương, bao gồm việc phân phát bữa trưa miễn phí từ các trường học, ngay cả khi họ không tổ chức lớp học.

Mỗi nước cũng cần đào tạo cho nhân viên y tế, giáo dục và dịch vụ trẻ em về các rủi ro liên quan đến bảo vệ trẻ em trước Covid-19, bao gồm việc ngăn ngừa bóc lột, lạm dụng tình dục và cách báo cáo các mối quan ngại một cách an toàn. Cơ quan chức năng cũng cần tìm kiếm thêm sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo nhằm nỗ lực xác định trẻ em mồ côi do vi rút gây ra và xác định các lựa chọn phương án chăm sóc thay thế phù hợp.

Cuối cùng, Covid-19 có thể kết thúc hoặc còn kéo dài, nhưng không ai biết được một khủng hoảng tương tự sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Các chính phủ không chỉ có trách nhiệm hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em trong đại dịch mà còn phải xem xét các quyết định của họ hiện nay có thể duy trì tốt nhất quyền của trẻ em sau khi đại dịch kết thúc.

Do đó, trong số những ưu tiên trong các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, nhất thiết phải dành ưu tiên cho việc đảm bảo quyền được học tập và thụ hưởng các phúc lợi xã hội không bị gián đoạn của trẻ em.

Điều đó, đòi hỏi nỗ lực quốc tế, trách nhiệm của các tổ chức toàn cầu, các quốc gia phát triển đồng hành với những nước có điều kiện thấp hơn, đặc biệt là khả năng dự báo, nâng cấp cơ sở hạ tầng (nhất là quyền truy cập Internet phục vụ học tập) của mỗi quốc gia.

Theo báo cáo công bố ngày 8/4/2021 của Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá LHQ (UNESCO) hơn 1,5 tỷ học sinh ở 188 quốc gia đã phải nghỉ học do Covid-19, chiếm hơn 91% số học sinh toàn thế giới.

Còn theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), đại dịch khiến tình trạng mất việc làm, giảm thu nhập lan rộng, làm gia tăng tỷ lệ lao động trẻ em, bóc lột tình dục, mang thai ở tuổi vị thành niên và tảo hôn. Căng thẳng trong gia đình, đặc biệt là những gia đình đang bị cách ly hoặc chịu hạn chế khác (tự do đi lại…) cũng làm tăng tỷ lệ bạo lực trẻ em.

Khi số người chết do Covid-19 gia tăng, một số lượng lớn trẻ em sẽ mồ côi, dễ bị bóc lột và lạm dụng. Trong số những tác động này, việc hạn chế quyền học tập và tiếp cận các điều kiện học tập tốt, các phúc lợi tại trường học của trẻ sẽ để lại nhiều hệ lụy.

TIN LIÊN QUAN
Tổng Thư ký Liên hợp quốc: Quyền của trẻ em bị xem thường trong chiến tranh
Cảnh báo: Gần 26.500 vụ vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em được xác nhận trong năm 2020
Covid-19: Dự báo tác động của dịch bệnh đến thị trường lao động toàn cầu
Đảm bảo bình đẳng giáo dục cho trẻ em trong các lĩnh vực 'học tập sáng tạo'
Những biện pháp kích thích sự phát triển của trẻ em trong thời gian ở nhà do dịch Covid-19

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động